Hăm tã ở trẻ em là tình trạng rất phổ biến xảy ra khi tã không được thay, bị ướt, da cọ xát nhiều lần hoặc chất lượng tã không đảm bảo. Trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc. Nếu nặng hơn trẻ có thể bị nhiễm khuẩn hoặc nấm. Vì vậy, cha mẹ cần có hiểu biết cụ thể về tình trạng hăm tã ở trẻ em để có phương pháp xử lý hiệu quả nhất.
I. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị hăm tã
Hăm tã bao gồm 5 cấp độ. Với mỗi cấp độ sẽ có những biểu hiện cụ thể khác nhau:
- Hăm tã cấp độ 1: Tại vị trí mặc tã xuất hiện màu ửng hồng so với vùng da bên cạnh. Diện tích da bị hăm còn nhỏ. Bên cạnh đó, trên vùng da xuất hiện những mụn li ti, không có dấu hiệu bị ẩm ướt.
- Hăm tã cấp độ 2: Thường xuất hiện nhiều vùng da bị hăm màu ửng đỏ nằm rải rác.
- Hăm tã cấp độ 3: Các vùng da bị hăm bắt đầu lan rộng, màu đỏ đậm rất rõ ràng. Trẻ bắt đầu có cảm giác khó chịu.
- Hăm tã cấp độ 4: Những vết hăm đỏ rõ rệt và dày đặc. Vị trí hăm bị sưng đỏ và nổi mụn sần sùi, có thể kèm theo mủ. Trẻ quấy khóc liên tục.
- Hăm tã cấp độ 5: Vùng da hăm lan rộng trên khắp vị trí bé mặc tã. Da bị sưng tấy, mụn mủ bị vỡ gây lở loét. Đồng thời, bé khó khăn trong việc đi vệ sinh và bị giật mình thường xuyên, thỉnh thoảng khóc thét lên.
>>> Xem bài viết: Bé bị hăm tã nặng mấy cũng khỏi nếu mẹ biết 5 điều này.
II. Các nguyên nhân gây hăm tã thường gặp
Hăm tã có thể gây bởi rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, các nguyên nhân thường gặp nhất là:
- Nấm hay vi sinh vật cư trú trên da bé, khi gặp môi trường ẩm ướt sẽ phát triển. Chúng gây bệnh trên da, gây nhiều mụn nhỏ, ngứa rát, khó chịu.
- Da bé quá nhạy cảm với các chất kích ứng, nấm, vi khuẩn tích tụ ở tã và do cọ xát với bề mặt tã.
- Chất lượng của tã không đảm bảo: khô ráp, không thấm nước tốt, mùi hương khó chịu gây kích ứng da bé.
- Không chú ý thay tã thường xuyên cho trẻ. Cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần thay tã.
- Trẻ thường mặc quần bó sát, không thoáng khí, chất liệu thô, cứng, không được mềm mại.
- Trẻ bị tiêu chảy kéo dài, tính chất phân thay đổi tại điều kiện cho nấm, vi khuẩn trên da phát triển.
III. Cách xử lý hăm tã tại nhà mẹ cần biết
Các mẹ cần theo dõi và khi trẻ có dấu hiệu bị hăm tã cần có biện pháp xử lý kịp thời:
1. Tháo bỏ tã
Khi trẻ có dấu hiệu bị hăm tã, cha mẹ nên hạn chế tối đa việc sử dụng tã, bỉm cho bé. Mục đích là để tránh việc cọ xát của tã làm nặng thêm tình trạng bệnh của trẻ. Đồng thời, tã bỉm đóng kím cả ngày là yếu tố khiến da bí bách, nóng ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh kích ứng. Việc tháo bỏ tã bỉm giúp da thông thoáng, mát mẻ và phục hồi hăm nhanh hơn.
2. Làm sạch vùng da hăm tã
Tiến hành vệ sinh vùng mặc tã cho bé bằng nước ấm hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên biệt cho trẻ. Các bác sĩ nhi khoa khuyên dùng dung dịch Dizigone để xử lý hăm tã cho trẻ nhờ những ưu điểm vượt trội sau:
- Dizigone sử dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu với khả năng tiêu diệt 100% mầm bệnh gây hăm tã.
- Thành phần lành tình, không gây kích ứng.
- An toàn, làm dịu da, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.
- Sản phẩm trong suốt, không dính lên quần áo.
- Vừa có tác dụng chống hăm vừa xử lý các vết hăm trợt loét, chảy mủ.
Sau khi sử dụng sản phẩm, mẹ hãy dùng khăn sạch lau khô nhẹ nhàng vùng da của bé. Đồng thời, nên hạn chế việc sử dụng giấy ướt khi trẻ đang bị hăm.
3. Thoa kem dưỡng
Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nhằm cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, hạn chế tình trạng khô rát cho làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm dưỡng da được khuyên dùng cho bé hăm tã là: kem Dizigone Nano bạc & kem Dizigone Baby.
Các kem hăm tã có vai trò cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cần thiết cho da phục hồi, tái tạo. Khi bé đã khỏi hăm, việc sử dụng kem hăm hàng ngày là biện pháp dự phòng hiệu quả, vì kem tạo màng bảo vệ, chống thấm trên da để ngăn ngừa các mầm bệnh bên ngoài tấn công.
Lưu ý: Không nên sử dụng phấn rôm bôi vào vùng da bị hăm của trẻ bởi nó không có tác dụng bảo vệ, thậm chí có thể gây ra các bệnh lý phụ khoa ở bé gái.
Phản hồi của phụ huynh khi dùng bộ sản phẩm Dizigone cho bé bị hăm tã
Dizigone được hàng ngàn mẹ có con nhỏ tin tưởng lựa chọn để chăm sóc làn da bé
IV. Cách phòng ngừa hăm tã tái phát
Hăm tã là tình trạng rất dễ xảy ra ở trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy các mẹ cần trang bị những cách phòng ngừa hăm tã tái phát phổ biến như sau:
- Vệ sinh sạch sẽ mông, bẹn cho trẻ sau mỗi lần đi vệ sinh bằng nước ấm. Sử dụng khăn mềm, sạch để lau cho trẻ.
- Nên rửa tay bằng xà phòng trước mỗi lần thay tã cho trẻ.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng tã cho trẻ. Chỉ dùng trong những trường hợp cần thiết như: đi chơi xa, lúc trẻ đi ngủ,….
- Nên sử dụng các loại tã lót chất lượng, uy tín, ít chất tạo mùi, khả năng thấm hút nhanh chóng.
- Quần áo sử dụng cho trẻ cần rộng rãi, thoải mái.
- Trường hợp các bé bị hăm tã do rối loạn tiêu hóa kéo dài cần được hỗ trợ điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa này.
V. Tổng hợp những câu hỏi thường gặp của mẹ khi bé bị hăm tã
Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp một số thắc mắc phổ biến nhất của các mẹ khi bé bị hăm tã.
1. Bé bị hăm tã có được mặc bỉm không?
Khi trẻ bị hăm tã, các mẹ không nên mặc bỉm cho bé để tạo độ thông thoáng cho vùng da trẻ. Đồng thời để tránh việc gia tăng sự tiếp xúc đến vùng da bị tổn thương, làm cho vị trí mặc tã càng trở nên sưng đỏ thậm chí viêm nhiễm nặng hơn.
Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng bỉm như buổi tối khi đi ngủ, đi xa… việc đóng bỉm cần có sự theo dõi thường xuyên của người chăm sóc. Cha mẹ nên lựa chọn các loại bỉm chất lượng, kích thước vừa vặn, thay bỉm thường xuyên, sau mỗi lần thay cần vệ sinh sạch sẽ vùng mông và bẹn cho bé.
2. Bé bị hăm tã bao lâu thì khỏi?
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của trẻ mà thời gian khỏi bệnh sẽ khác nhau. Nếu phát hiện sớm và có phương pháp chăm sóc đúng cách, bệnh có thể tự khỏi trong khoảng 3-5 ngày mà không cần sử dụng thuốc điều trị. Cụ thể với từng cấp độ, nếu điều trị đúng cách thì thời gian khỏi bệnh như sau:
- Cấp độ 1: 2 – 3 ngày.
- Cấp độ 2: 3 – 5 ngày.
- Cấp độ 3: 5 – 7 ngày.
- Cấp độ 4: 1 – 2 tuần.
- Cấp độ 5: 2 tuần – 1 tháng.
Việc phát hiện và xử lý kịp thời sẽ rút ngắn thời gian khỏi hăm tã của trẻ.
3. Bé bị hăm tã có sử dụng các loại kem bôi như bepanthen, sudocrem,… được không?
Đối với trẻ bị hăm tã, nên sử dụng các loại kem bôi bảo vệ da sau mỗi lần thay tã. Các sản phẩm nên chứa kẽm oxyd , petrolatum, lanolin, paraffin, dimethicone,… vừa có tác dụng bảo vệ da khỏi ẩm ướt đồng thời không làm khô rát cho làn da mỏng manh của trẻ. Một số sản phẩm có thể dùng cho trẻ như: bepanthen, sudocrem, bubchen, weleda… Tuy nhiên, các sản phẩm trên có khả năng kháng khuẩn yếu nên ít hiệu quả trong quá trình điều trị các vết hăm nặng, có mủ kèm chảy dịch.
Trong quá trình sử dụng các mẹ phải lưu ý:
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cho trẻ trước khi bôi.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi bôi cho trẻ.
- Bôi một lượng vừa đủ, dàn một lớp mỏng trên da bé.
- Để một thời gian cho sản phẩm thẩm thấu vào da trước khi mặc quần áo cho trẻ.
- Trong quá trình sử dụng, thường xuyên theo dõi. Nếu có hiện tượng bất thường nào cần ngừng dùng sản phẩm và đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
4. Các biện pháp trị hăm như nước chè xanh, dầu dừa,… có hiệu quả cho bé không?
Theo quan niệm dân gian, lá chè xanh, lá trầu không, lô hội hay dầu dừa có khả năng kháng khuẩn cũng như dưỡng da tương đối hiệu quả. Với những trẻ bị hăm tã ở mức độ nhẹ, các mẹ có thể sử dụng các loại lá trên rửa sạch, đun sôi, lấy nước đó để vệ sinh cho trẻ.
Tuy nhiên, việc sử dụng các nguyên liệu có sẵn chứa nhiều rủi ro, đặc biệt là đối với làn da vô cùng nhạy cảm của trẻ. Nguyên nhân là do thành phần hoạt chất không ổn định, sử dụng không hợp lý sẽ dễ gây kích ứng, với những vị trí xuất hiện mủ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do đó, các mẹ không nên áp dụng các biện pháp dân gian trên, đặc biệt là những trẻ có tình trạng hăm tã nặng. Đối với những trường hợp này, các mẹ nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có cách xử lý phù hợp.
>>> Xem bài viết: Cách chữa hăm tã cho bé an toàn, dứt điểm sau 5 ngày.
Hi vọng rằng, qua bài viết trên thì các cha mẹ sẽ tích lũy được nhiều kiến thức cần thiết và việc xử lý hăm tã cho trẻ sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE 19009482 để được giúp đỡ.