Loét là biến chứng phổ biến ở bệnh nhân nằm liệt và gây ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng nếu không chăm sóc đúng cách, gây khó khăn cho quá trình chăm sóc của người nhà bệnh nhân. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đầy đủ về các giải pháp chống loét cho bệnh nhân nằm liệt để bạn đọc tham khảo.
Chống loét do nằm liệt: Thay đổi tư thế nằm, lật người thường xuyên
- Loét do tì đè ở người bệnh nằm liệt là một loại tổn thương hoại tử da và mô giữa vùng xương và vật có nền cứng. Tình trạng này xảy ra khi người bệnh nằm hoặc ngồi một tư thế quá lâu khiến mạch máu nuôi dưỡng bị ép nên không cung cấp đủ máu.
- Nguyên nhân chính của những vết loét này là do tì đè. Vì vậy, để hồi phục lại khi xảy ra loét cần loại bỏ nguyên nhân chèn ép, tì đè.
- Trong trường hợp này, người nhà chăm sóc bệnh nhân nên định kì thay đổi tư thế nằm, lật người thường xuyên cho bệnh nhân để tránh đè ép lên những vùng cố định. Lăn trở thay đổi điểm tỳ đè cho bệnh nhân bằng cách cứ khoảng 2 giờ thì trở mình cho bệnh nhân 1 lần (từ nằm ngửa sang nằm nghiêng phải hoặc trái)…
Thay đổi tư thế nằm thường xuyên, kê đệm, gối nằm mềm
Xem thêm các thuốc bôi loét tỳ đè
Chống loét do nằm liệt: Nằm trên nệm mềm
- Để giảm áp lực bị đè ép tại các vùng cơ thể tiếp xúc với nệm, giường, nên cho bệnh nhân nằm trên đệm hơi hoặc đệm nước chống loét. Dùng gối chêm tại các vùng khủy để giảm các điểm tiếp xúc và áp lực tì đè và để bệnh nhân nằm thoáng hơn, tránh hình thành các vết loét. Khi kê gối, thay gối, lót chân… cho bệnh nhân cần di chuyển thật nhẹ nhàng
Chống loét do nằm liệt: Mát-xa lưu thông máu
- Khi chăm sóc cho bệnh nhân nằm liệt, người nhà nên thường xuyên mát-xa cho người bệnh để tang cường lưu thong máu. Tuy nhiên không nên xoa bóp mạnh gây trợt da. Vận động thụ động bên liệt để tránh co cứng cơ và giúp lưu thông tuần hoàn.
Chống loét do nằm liệt: Dinh dưỡng
- Với các bệnh nhân bị liệt, chế độ dinh dưỡng phù hợp rất cần thiết để hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tránh tình trạng béo phì hoặc suy dinh dưỡng.
- Chế độ ăn cho người nằm liệt cần chú ý cân bằng các nhóm dưỡng chất. Khi chế biến nên nấu nhuyễn, loãng để người bệnh dễ ăn và dễ tiêu hóa. Khi cho người bệnh ăn cần cho ăn những muỗng nhỏ để không bị sặc.
- Nếu người bệnh còn mắc thêm các bệnh khác như mỡ máu, tiểu đường… thì cần chế độ dinh dưỡng riêng theo tư vấn của bác sĩ chữa
Chú ý dinh dưỡng đầy đủ cho người nằm liệt
Xem thêm các dấu hiệu sớm loét tỳ đè
Chống loét do nằm liệt: Vệ sinh, lau rửa toàn thân
- Khi chăm sóc cho bệnh nhân nằm liệt, khâu vệ sinh vô cùng quan trọng do người bệnh không thể tự vận động để xử lý những việc này. Bên cạnh đó, vệ sinh sạch sẽ góp phần quan trọng trong việc loại bỏ những vi khuẩn, vi rut có nguy cơ gây thêm bệnh, loại bỏ nguy cơ bị loét, nhiễm trùng…
- Người nhà chăm sóc nên thay tã, bỉm thường xuyên sau 3-4h, vệ sinh sau khi thay rửa cho người bệnh.
- Để tránh loét do nằm lâu, khi chăm sóc nên giữ gìn vệ sinh các vùng da bị tì đè nhiều bằng cách lau 1-2 lần/ ngày cho người bệnh bằng khăn mềm, ấm, sau đó lau lại bằng khăn sạch, nhất là sau khi cho người bệnh đi vệ sinh.
- Khi lau cho người bệnh nên lau nhẹ nhàng để tránh xây xát da, hình thành vết loét. Trong lúc tắm rửa nên quan sát toàn thân để kịp thời phát hiện các viết bầm tím, loét để xử lý kịp thời.
Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên
Chống loét do nằm liệt: Dùng dung dịch kháng khuẩn hiệu quả tốt
- Để hỗ trợ việc lau rửa sạch sẽ và vệ sinh cho người bệnh, khi lau toàn thân nên dùng dung dịch có tính kháng khuẩn tốt. Trên thị trường hiện nay có nhiều dùng dịch kháng khuẩn, trong đó, dung dịch Dizigone được các bác sỹ và nhân viên y tế khuyên dùng để chăm sóc vệ sinh cho bệnh nhân.
Dung dịch kháng khuẩn ion Dizigone – Giải pháp y tế tiên tiến, hiệu quả cao với vết loét nằm liệt
- Dizigone có hoạt lực kháng khuẩn mạnh mẽ, dự phòng loét hiệu quả, vượt trội hơn hẳn các sản phẩm sát khuẩn thông thường. Nhờ áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion – Công nghệ hiện đại của châu Âu, Dizigone mang lại hiệu quả làm sạch 100% vi khuẩn, nấm chỉ trong 30 giây. Do đó Dizigone giúp bảo vệ da sạch sẽ, ngăn ngừa mầm bệnh cơ hội bám vào những tổn thương nhỏ trên da và gây loét.
- Đặc tính của Dizigone là dịu nhẹ như nước, không gây đau rát cho bệnh nhân khi sử dụng. Bên cạnh đó, loại dung dịch này còn không có màu, khi sử dụng cho bệnh nhân sẽ rất sạch sẽ, không để lại các vết ố màu như một số loại dung dịch khác. Những đặc tính này giúp khắc phục những nhược điểm của không ít dung dịch sát khuẩn thông thường khác. Nhờ đó, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.
- Cách sử dụng dung dịch sát khuẩn Dizigone rất đơn giản, chỉ cần ngâm, rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone vào khu vực vết loét, để nguyên tối thiểu 30 giây. Các trường hợp loét do nằm liệt lâu ngày thường có dấu hiệu liền và lên sa non sau 3-5 ngày sử dụng.
- Để lau rửa toàn thân khử mùi và dự phòng loét, người nhà có thể pha loãng dung dịch vào nước ấm để sử dụng cho bệnh nhân.
- Trong trường hợp bệnh nhân đã có vết loét, vệ sinh vết loét hằng ngày bằng Dizigone nguyên chất, không pha loãng sẽ có hiệu quả sát khuẩn tốt hơn, đồng thời giúp vết loét nhanh lành, khử mùi hôi, nhanh lên da non và hạn chế tạo sẹo. Nên rửa vết loét 2 lần/ngày kết hợp xịt trực tiếp Dizigone vào vết loét 3-5 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Để kéo dài hiệu quả kháng khuẩn của Dizigone và giúp vết loét nhanh lành hơn nữa, bạn có thể kết hợp sử dụng Gel kháng khuẩn Dizigone Nano Bạc.
Dizigone & Dizigone Nano Bạc – Bộ đôi “vàng” giúp vết loét nhanh lành, hạn chế sẹo
Nếu bạn cũng đang cần tìm một loại dung dịch vệ sinh hiệu quả sử dụng cho người nhà của mình, đừng ngần ngại lựa chọn Dizigone. Liên hệ ngay HOTLINE: 19009482 để được Dược sĩ Dizigone tư vấn miễn phí và giải đáp tận tình nhất.