Bên cạnh công việc là một dược sĩ, chị Hồng – Hà Nội còn là người mẹ hiền của một thiên thần bé nhỏ. Bằng những kiến thức sẵn có về y dược, chị luôn rất khéo léo trong việc chăm sóc con trẻ. Khi con chẳng may bị lây bệnh chốc từ bạn – chị cũng chẳng hề lo lắng. Theo chị, mụn chốc sẽ hết dứt điểm sau 5 ngày nếu cha mẹ nắm vững cách chữa sau đây.
1. Hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị mụn chốc
Nguyên nhân chính tạo ra mụn chốc là tụ cầu vàng hoặc liên cầu. Đôi khi, cả hai chủng vi khuẩn này cùng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Khi da có các vết nứt, xước, hay côn trùng cắn, tổ chức da trở lên yếu ớt hơn. Đây là điều kiện thuận lợi để cầu khuẩn tấn công và hình thành mụn chốc trên da.
Trẻ em thường là nạn nhân của bệnh chốc
Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể bị lây bệnh chốc thông qua các con đường:
- Chạm tay vào vết chốc của người nhiễm bệnh
- Dùng chung vật dụng, đồ dùng với người bị chốc
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị bệnh chốc bao gồm:
- Tuổi nhỏ
- Mùa hè, thời tiết nóng ẩm
- Điều kiện vệ sinh kém
- Có bệnh ngoài da như chấy rận, ghẻ, côn trùng cắn hoặc viêm da cơ địa…
2. Nhận biết dấu hiệu mụn chốc ở trẻ.
Dấu hiệu mụn chốc được biểu hiện rõ ràng nhất ở trên da.
- Khởi đầu, bề mặt da sẽ xuất hiện những ban dát đỏ, đường kính khoảng 0.5 – 1cm.
- Từ nền vết ban, bọng nước nổi lên nhăn nheo và hóa mủ chỉ sau vài giờ thành bọng mủ. Xung quanh bọng mủ có quầng màu đỏ do phản ứng viêm.
- Bọng mủ không tồn tại lâu mà dập vỡ nhanh chóng và để lại vảy tiết. Vảy tiết có màu nâu hoặc màu vàng nhạt của mật ong. Nếu cạy lớp vảy tiết ra, bên dưới là vết trợt nông màu đỏ, bề mặt ẩm ướt.
- Vảy tiết thường tự bong sau 7 – 10 ngày, để lại dát hồng, ẩm ướt và nhẵn.
- Sau khi khỏi, mụn chốc không để lại sẹo, nhưng có thể còn vệt màu sậm trên vùng tổn thương.
Trẻ bị chốc thường không bị sốt. Trong một số trường hợp, trẻ có thể nổi hạch viêm do phản ứng miễn dịch.
Theo kinh nghiệm của chị Hồng, nhận biết sớm dấu hiệu bệnh chốc ở trẻ sẽ giúp cha mẹ kịp thời chăm sóc con, tránh để xảy ra biến chứng.
3. Cách chữa mụn chốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, điều trị bệnh chốc chủ yếu dựa trên 3 nguyên tắc “vàng”.
3.1. Kết hợp thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân
-
Chăm sóc mụn chốc tại chỗ
Theo chị Hồng, chăm sóc tổn thương da tại chỗ bằng các sản phẩm sát khuẩn là bước quan trọng nhất trong điều trị chốc ở trẻ nhỏ. Dung dịch sát khuẩn phù hợp sẽ giúp tiêu diệt cầu khuẩn – loại bỏ nguyên nhân trực tiếp gây bệnh.
Tuy nhiên, nhiều cha mẹ hiện nay vẫn chưa tìm được dung dịch sát khuẩn phù hợp cho trẻ. Đây là nguyên nhân chính khiến chốc da ở trẻ lâu khỏi, tái đi tái lại nhiều lần.
Dùng bộ sản phẩm Dizigone là cách chữa mụn chốc hiệu quả
Vậy một dung dịch sát khuẩn dùng cho mụn chốc ở trẻ phải đảm bảo những tiêu chí gì? Theo kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực y tế, chị Hồng chia sẻ:
- Sản phẩm phải an toàn cho làn da của bé, tuyệt đối không gây tác dụng phụ.
- Sản phẩm phải có khả năng tiêu diệt cầu khuẩn nhanh và mạnh, giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh.
- Sản phẩm không làm ảnh hưởng tới quá trình tái tạo da tự nhiên của cơ thể.
- Sản phẩm không gây xót, khó chịu cho bé khi sử dụng.
Sau khi nghiên cứu các dung dịch sát khuẩn thường gặp hiện nay, chị Hồng đưa ra kết luận: Dizigone là một trong số ít sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đó. Nhờ công nghệ kháng khuẩn ion vượt trội, Dizigone cho hiệu quả sát khuẩn nhanh chóng, mạnh mẽ, nhưng vẫn an toàn cho bé yêu.
Hiệu quả trị chốc của Dizigone sẽ được tối ưu khi dùng cùng kem Dizigone Nano Bạc. Với khả năng sát khuẩn và dưỡng ẩm ưu việt, Dizigone Nano Bạc giúp x3 hiệu quả chữa lành mụn chốc. Tổn thương da của bé sẽ được thúc đẩy phục hồi nhanh nhất, trả lại làn da mịn màng vốn có của trẻ.
Hiệu quả trị chốc cho trẻ bằng Dizigone
-
Dùng kháng sinh toàn thân:
Kháng sinh đường uống/tiêm được chỉ định khi trẻ có tổn thương nặng và lan rộng khắp cơ thể. Lúc này, cha mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời. Việc sử dụng kháng sinh phải được tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ không nên tự ý cho con dùng kháng sinh để tránh gây tình trạng kháng thuốc về sau. Ngoài ra, cần tuyệt đối tránh rắc thuốc lên vết chốc hở vì có thể khiến vết chốc ngày càng nặng thêm.
3.2. Chống ngứa
Ngứa là biểu hiện thường gặp khi trẻ bị chốc. Nguyên nhân gây ra ngứa là các chất trung gian hóa học tiết ra khi cơ thể bị viêm.
Thuốc kháng histamin thường được dùng để giảm ngứa cho trẻ bị chốc
Nếu trẻ gãi ngứa thường xuyên, cầu khuẩn có thể đi theo móng tay tới các vùng da khác, làm chốc lây lan khắp cơ thể. Vì vậy, bên cạnh việc hạn chế sờ gãi, cần thực hiện phương pháp chống ngứa đặc hiệu. Thuốc kháng histamin được khuyến cáo là lựa chọn phù hợp nhất trong trường hợp này. Một số thuốc kháng histamin không kê đơn thường dùng nhất là: Loratadin, clorpheniramin, diphenhydramin…
Xem thêm:
3 nhóm thuốc chữa bệnh chốc ở trẻ em an toàn – hiệu quả
Cách chữa bệnh chốc ở trẻ em tại nhà hiệu quả
3.3. Điều trị biến chứng (nếu có)
Tuy chốc chỉ là căn bệnh đơn giản, nhưng chị Hồng cũng cảnh báo cha mẹ phải hết sức cẩn trọng. Nếu không chăm sóc đúng cách, vết chốc đơn giản có thể gây ra những biến chứng như:
- Chốc loét:
Chốc loét là dạng chốc tiến triển nặng. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ có điều kiện vệ sinh kém, suy giảm miễn dịch hoặc suy dinh dưỡng. Trong điều kiện này, vết chốc ăn sâu xuống tổ chức da, có thể tạo thành vết loét rộng 2-3 cm. Tổn thương da rất lâu lành và chắc chắn để lại sẹo. Điều trị chốc loét cũng giống chốc thông thường, nhưng cần thời gian lâu hơn.
- Biến chứng toàn thân:
Một số biến chứng toàn thân có thể gặp là: Viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm cầu thận cấp… Đây là những biến chứng nặng nên cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện để được điều trị kịp thời.
4. Cách ngăn ngừa mụn chốc quay trở lại
Tắm rửa – giữ gìn vệ sinh là cách phòng ngừa bệnh chốc hiệu quả
Để ngăn ngừa mụn chốc tái diễn nhiều lần, dược sĩ Hồng cũng chia sẻ một số “bí kíp” đơn giản:
- Chú ý phòng bệnh chốc cho trẻ, nhất là sau khi trẻ bị mắc các bệnh do virus như thủy đậu, sởi, tay chân miệng…
- Tắm rửa hàng ngày, vệ sinh ngoài da.
- Thường xuyên cắt tóc, cắt móng tay.
- Tránh ở lâu những nơi ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
- Tránh côn trùng đốt.
Qua chia sẻ của chị Hồng, hi vọng cha mẹ đã nắm được cách chữa mụn chốc hiệu quả cho bé yêu. Nếu cần thêm thông tin hoặc giải đáp thắc mắc, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.