Dung dịch sát khuẩn là biện pháp tối ưu giúp làm sạch, ngăn ngừa nhiễm trùng, cải thiện bệnh lý da liễu. Trong đó, dung dịch Jarish được sử dụng khá phổ biến và được nhiều người dùng tin tưởng lựa chọn. Vậy, dung dịch Jarish có thành phần là gì? Cách sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất? Để trả lời cho các câu hỏi trên, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây:
Mục lục
- I. Tổng quan về dung dịch Jarish
- II. Thành phần – Công dụng của dung dịch Jarish
- III. Dung dịch Jarish dùng cho trường hợp nào?
- IV. Cách sử dụng dung dịch Jarish
- V. Tác dụng không mong muốn khi dùng dung dịch Jarish
- VI. Chống chỉ định khi dùng dung dịch Jarish
- VIII. Ưu điểm – nhược điểm của dung dịch Jarish
- IX. Các dung dịch sát khuẩn thông dụng nhất hiện nay
I. Tổng quan về dung dịch Jarish
Nguồn gốc: Công ty TNHH Dược phẩm Bio-Pharma
Dạng bào chế: Sản phẩm được bào chế dạng dung dịch dùng ngoài da.
Quy cách đóng gói: Chai 100ml, 250ml, 500ml, 100ml.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Điều kiện bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
Giá tham khảo: 100.000 đồng/ chai 500ml.
II. Thành phần – Công dụng của dung dịch Jarish
1. Thành phần
Trong 100g dung dịch Jarish chứa 2 hoạt chất chính được pha chế theo tỷ lệ như sau:
- Acid Boric 2g
- Glycerin 85% 4g
- Nước cất vừa đủ
2. Công dụng
Dung dịch Jarish có tác dụng tổng hợp của 2 thành phần chính là acid boric và Glycerin.
Acid boric hay còn được gọi là Hydro borat, là một acid bazơ yếu. Đây là hoạt chất có tác dụng kìm khuẩn, kháng nấm yếu. Acid Boric ức chế sự hình thành màng tế bào, từ đó ngăn chặn sự phát triển của nấm và sự nhân lên của vi khuẩn. Tuy nhiên, do hoạt lực kháng nấm kém, Acid Boric thường được dùng kết hợp hoặc làm chất trung gian kháng nấm ở nồng độ cao. Trong đời sống, acid boric được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, xà phòng, kem đánh răng, nước súc miệng,…
Glycerin hay còn được gọi là Glycerol thuộc nhóm hợp chất triol. Đây là hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn nhẹ, đồng thời hút ẩm, giữ nước tốt do có 3 nhóm Hydroxyl. Glycerin kết hợp với Acid Boric không chỉ đem lại hiệu quả kháng khuẩn, kháng nấm mà còn giúp làm dịu da, bảo vệ da khỏi các kích ứng từ môi trường bên ngoài, tăng khả năng phục hồi tổn thương da.
III. Dung dịch Jarish dùng cho trường hợp nào?
Dung dịch Jarish giúp làm sạch, sát trùng các tổn thương trên da hay các bệnh ngoài da. Sản phẩm này được sử dụng trong các trường hợp:
- Sát khuẩn, hạn chế viêm nhiễm ngoài da
- Làm dịu da, giảm kích ứng da ở các bệnh lý da liễu
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn ở bệnh nhân chàm, viêm da
- Kết hợp điều trị cho bệnh nhân bị vảy nến, nấm ngoài da,…
- Xử lý triệu chứng hoặc phòng ngừa bệnh lý ngoài da
IV. Cách sử dụng dung dịch Jarish
Dung dịch Jarish được chỉ định cho các bệnh lý da liễu. Để hiệu quả điều trị cao nhất, bạn sử dụng sản phẩm theo các bước sau:
- Bước 1: Lấy một lượng vừa đủ dung dịch Jarish đổ lên vùng da tổn thương
- Bước 2: Làm sạch dịch, mủ, các chất bẩn, vi khuẩn,… trên da
- Bước 3: Lấy khăn khô, mềm, sạch lau thấm khô dung dịch còn sót lại
- Bước 4: Kết hợp bôi kem, thuốc điều trị theo chỉ dẫn của y bác sĩ
Tần suất sử dụng dung dịch Jarish sẽ thay đổi tùy theo tình trạng và bệnh lý da liễu. Thông thường người bệnh được bác sĩ chỉ định dùng dung dịch vệ sinh da 1 – 3 lần mỗi ngày.
Trong quá trình sử dụng người dùng cần lưu ý: Lau rửa vết thương trên da nhẹ nhàng, không chà xát mạnh gây trầy xước, tăng tổn thương da, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập khiến bệnh nặng hơn.
>>> Xem thêm: Bí quyết sử dụng dung dịch sát khuẩn vết thương đúng chuẩn
V. Tác dụng không mong muốn khi dùng dung dịch Jarish
Dung dịch Jarish dùng vệ sinh ngoài da, làm dịu da nên tác dụng phụ tương đối hiếm gặp trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, một số người dùng vẫn gặp các phản ứng không mong muốn như ngứa ngáy, kích ứng ngoài da.
Để hạn chế các triệu chứng bất lợi, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi có cơ địa mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
VI. Chống chỉ định khi dùng dung dịch Jarish
Những đối tượng chống chỉ định hay cẩn trọng trước khi dùng dung dịch Jarish:
- Người nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là Acid Boric
- Tổn thương sâu, hở trên da: Acid Boric hấp thụ tốt qua niêm mạc và các vết thương ngoài da, gây độc, liều lượng lớn có thể tử vong.
- Trẻ em: Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng do đây là đối tượng có làn da mỏng manh, yếu ớt, dễ bị acid boric thẩm thấu vào da.
- Phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú: Dung dịch Jarish chưa được chứng minh an toàn khi dùng cho 2 đối tượng này
VIII. Ưu điểm – nhược điểm của dung dịch Jarish
1. Ưu điểm
- Tác dụng sát khuẩn khá tốt với các tổn thương trên bề mặt da
- Hỗ trợ cải thiện các bệnh sưng viêm, nấm ngoài da
- Ít xảy ra tác dụng không mong muốn
2. Nhược điểm
- Chưa có chứng minh an toàn khi sử dụng trên các đối tượng nhạy cảm như trẻ em, phụ nữ có thai, đang cho con bú
- Không dùng được cho các tổn thương có khả năng nhiễm trùng nặng như vết thương sâu, hở lớn, vết bỏng,…
- Hiệu lực kháng khuẩn không cao với hầu hết các chủng vi khuẩn
IX. Các dung dịch sát khuẩn thông dụng nhất hiện nay
Một số dung dịch sát khuẩn thường dùng trong đời sống như:
1. Nước muối sinh lý
Thành phần: Natri Clorid 0,9%
Công dụng:
- Giúp làm sạch, hạn chế nhiễm trùng cho hầu hết các tổn thương ngoài da
- Súc miệng, làm sạch răng miệng
- Rửa mặt, loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn
Ưu điểm:
- Giá thành rẻ
- An toàn cho mọi đối tượng, độ tuổi
Nhược điểm:
- Hiệu lực sát khuẩn yếu, không đem lại hiệu quả trên các tổn thương hở, khả năng nhiễm trùng lớn
>>> Xem thêm: Sát trùng vết thương hở bằng nước muối liệu có đủ?
2. Oxy già
Thành phần: Hydro peroxide – H2O2
Công dụng:
- Làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trên các tổn thương ngoài da, ngăn ngừa nhiễm trùng
- Có thể dùng làm nước súc miệng bằng cách pha loãng, giúp giảm kích ứng nhẹ khoang miệng
- Khử trùng, vệ sinh đồ dùng, vật dụng
Ưu điểm:
- Phổ kháng khuẩn, kháng nấm rộng, tác dụng trên nhiều chủng khác nhau
- giá thành rẻ
Nhược điểm:
- Gây kích ứng, đau rát tại các vết thương hở khi sử dụng
- Tác động tới nguyên bào sợi, tế bào lành tại vết thương, khiến vết thương lâu lành
- Oxy già gây tổn thương khi dây vào mắt hay dùng cho vùng da rộng, da mỏng hay các hốc kín
- Hiệu lực tác dụng yếu, hiệu quả ngắn
3. Povidone Iod 1%
Thành phần: Povidone Iod
Công dụng:
- Sát khuẩn các tổn thương trên da, kể cả tổn thương lớn, nặng như vết thương hở, vết loét, vết bỏng, bệnh lý da liễu
Ưu điểm:
- Ít gây kích ứng da, niêm mạc
- Dùng được trên nhiều tổn thương khác nhau
- Giá thành rẻ
- Dùng được cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Nhược điểm:
- Hiệu quả kháng khuẩn thấp, không tác dụng trên nấm bào tử
- Gây xót, kích ứng da nhẹ, làm vết thương chậm lành
- Không dùng được cho trẻ em dưới 2 tuổi, trẻ sơ sinh
- Nhuộm màu da, quần áo, gây bẩn, mất thẩm mỹ
4. Chlorhexidine
Thành phần: các dạng muối khác nhau của Chlorhexidine (Gluconate, acetat,…)
Công dụng:
- Sát khuẩn các tổn thương trên da, phần phụ như vết thương hở, trầy xước, bỏng, viêm nhiễm phụ khoa,…
- Nước súc miệng ngăn ngừa bệnh khoang miệng, hạn chế viêm lợi, sâu răng
- Rửa dụng cụ y tế
Ưu điểm:
- Phổ kháng khuẩn rộng trên cả vi khuẩn gram dương, gram âm, nấm men, nấm da hay virus ưa lipid
- Hiệu quả cao
Nhược điểm:
- Không hiệu quả với nấm bào tử
- Người dùng có thể gặp các tác dụng không mong muốn như: Kích ứng da, hạ huyết áp, mất khứu giác, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, khô miệng,…
- Gây tương tác với các dung dịch sát khuẩn dùng ngoài da khác như cồn, povidon iod,…
- Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú
>>> Xem bài viết: Chlorhexidine: Thành phần, công dụng và hiệu quả
5. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Thành phần: Chất điện hóa ion từ muối khoáng HClO, OH+, ClO-,…
Công dụng:
- Chăm sóc vết thương cấp tính: Vết mổ, vết bỏng, vết thương tai nạn,…
- Sát khuẩn vết loét mạn tính: Loét tỳ đè, loét tiểu đường, loét da do viêm tắc tĩnh mạch,…
- Xử lý các bệnh ngoài da do vi khuẩn: Chốc lở, mụn nhọt, áp xe, vết thương nhiễm trùng,…
- Đánh bay bệnh lý do nấm: Hắc lào, nấm miệng, nấm da đầu, lang ben,…
- Chăm sóc bệnh da liễu trẻ em: Chàm sữa, viêm da cơ địa, rôm sảy, hăm da
- Phòng dịch bệnh lây lan
Ưu điểm:
- Phổ kháng khuẩn rộng: tác dụng trên cả vi khuẩn gram âm, gram dương, nấm mốc, nấm men, nấm bào tử
- Tác dụng nhanh – mạnh: Tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, nấm chỉ trong 30s tiếp xúc
- Kích thích tổn thương da chóng lành: Không gây kích ứng tới nguyên bào sợi, tổ chức hạt, khiến vết thương lành tự nhiên
- Không gây xót, kích ứng da: Dịu nhẹ, dùng được an toàn cho cả trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, đang cho con bú
- Không tác dụng phụ, đề kháng: Duy trì hiệu quả mạnh mẽ trong thời gian dài
- Không màu, không gây bẩn da, quần áo
- Ứng dụng đa dạng, an toàn cho các vị trí nhạy cảm như khoang miệng, vùng kín, tai, mũi,…
Nhược điểm:
- Có mùi đặc trưng bởi hoạt chất Clorua
>>> Xem bài viết: 4 thuốc sát trùng không xót, an toàn cho trẻ sơ sinh
Bài viết trên đã cung cấp các thông tin cần thiết về dung dịch Jarish. Sử dụng sản phẩm sát khuẩn là việc làm không thể thiếu để đảm bảo vết thương không nhiễm trùng, lành nhanh. Tuy nhiên bạn cần lựa chọn một sản phẩm dung dịch sát khuẩn phù hợp, an toàn. Nếu cần giải đáp thêm về sản phẩm và chăm sóc tổn thương da liễu, bạn hãy gọi ngay tới hotline 1800 9482 để được tư vấn nhé.