Sau đây là ba cách hữu ích người nhà cần biết để dự phòng loét ép cho bệnh nhân liệt.
- Thường xuyên thay đổi vị trí nằm hoặc ngồi
- Chăm sóc hàng ngày với vùng bị loét ép
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn Dizigone cho vết loét ép mau lành
Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn 3 phương pháp đảm bảo bệnh nhân liệt không gặp phải những vết loét ép
1. Dự phòng loét ép cho bệnh nhân liệt bằng 3 cách thật đơn giản
Bạn có thể dự phòng loét ép bằng cách thường xuyên thay đổi vị trí nằm hoặc ngồi để tránh gây căng thẳng trên da. Các phương pháp khác bao gồm chăm sóc tốt cho vùng da dễ bị loét ép, duy trì dinh dưỡng tốt và tạo cho mình những thói quen tốt. Như là bỏ hút thuốc, kiểm soát căng thẳng và tập thể dục hàng ngày.
1.1. Thường xuyên thay đổi vị trí nằm hoặc ngồi giảm áp lực lên vị trí dễ bị loét ép
- Nâng cơ thể lên một chút nếu có thể. Nếu tay bạn đủ khỏe, hãy thực hiện động tác nâng cơ thể khỏi ghế xe lăn bằng cách đẩy tay của ghế.
- Nghiêng xe lăn – nghiêng cơ thể. Một số xe lăn có bộ phận cho phép bạn nghiêng chúng. Khi nghiêng xe có thể giúp di chuyển bộ phận cơ thể một chút để có thể làm giảm áp lực.
- Chọn đệm hoặc nệm làm giảm áp lực. Sử dụng đệm hoặc nệm có cấu trúc đặc biệt giúp giảm áp lực và giúp đảm bảo cơ thể bạn được định vị tốt. Không sử dụng đệm nông ở giữa, vì chúng gây tập trung áp lực lên các mô xung quanh.
- Điều chỉnh độ cao đầu giường. Nếu giường của bạn có thể nâng lên ở đầu, hãy nâng nó không quá 30 độ. Nâng đầu lên một chút giúp đảm bảo cơ thể vẫn di chuyển nhưng không gây ra hiện tượng ma sát giữa các cơ quan trên cơ thể.
1.2. Mẹo chăm sóc vùng da dễ bị loét ép
Xem xét những gợi ý sau để chăm sóc vùng da dễ bị loét ép:
- Giữ cho da sạch và khô. Lau hoặc rửa sạch da bằng nước ấm nhẹ nhàng và nước sát khuẩn rồi lau thật khô lại. Chú ý không chà vùng da mỏng dễ tổn thương. Thực hiện thói quen này thường xuyên để vùng da hạn chế tiếp xúc với mồ hôi, nước tiểu và phân.
- Bảo vệ da. Thoa kem dưỡng da cho da khô. Thay đổi giường và quần áo thường xuyên nếu cần thiết. Theo dõi các cúc quần áo và nếp gấp cộm trên giường gây kích ứng da, làm tăng áp lực lên da.
- Kiểm tra da hàng ngày. Kiểm tra kỹ vào vùng da dễ bị loét ép của bạn hàng ngày. Để biết các dấu hiệu cảnh báo sắp có vết loét hình thành.
1.3. Phòng loét ép cho bệnh nhân liệt bằng chất sát khuẩn Dizigone
Hiệu quả xử lý loét nằm liệt bằng Dizigone
Dung dịch sát khuẩn Dizigone có tác dụng làm sạch vùng da khỏi sự tác động của vi sinh vật yếm khí cũng như các tế bào da chết có trong vùng loét. Khi nằm lâu, mồ hôi ra là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật như vi khuẩn và nấm phát triển. Khi đó vùng da mỏng manh trở nên yếu ớt dễ bị vi sinh vật tấn công.
Cơ chế của dung dịch sát khuẩn Dizigone là sử dụng các chất có tính oxy hóa mạnh như HClO, ClO*, ClO- tấn công màng vi sinh vật. Sau đó len lỏi vào tế bào chất và nhân phá hủy cấu trúc bên trong. Với cơ chế vượt trội ưu việt,.Dizigone tiêu diệt 100% vi khuẩn gây bệnh trên da chỉ trong vòng 30 giây. Được thử nghiệm QUATEST 1 công nhận hiệu quả – an toàn.
Đọc thêm Chuyên gia y tế bật mí cách chăm sóc cho bệnh nhân loét ép
2. Tại sao bệnh nhân liệt cần dự phòng loét ép?
Nằm lâu trên giường tại 1 vị trí hoặc ngồi trên xe lăn lâu, áp lực lên những vùng da bị tì đè rất lớn. Vết loét ép được hình thành do áp lực lớn hạn chế lưu lượng máu đến da. Di chuyển sai cách cho những người nằm lâu cũng có thể làm.cho da bị tổn thương, góp phần vào sự phát triển của vết loét ép.
Ba yếu tố tác động gây ra vết loét là:
-
Sức ép của các mô da lên nhau.
Áp lực nén liên tục lên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể có thể làm hạn chế lưu lượng máu đến các mô. Dòng máu đến mô là điều thiết yếu để cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng cho các mô. Các chất dinh dưỡng thiết yếu cùng các tế bào miễn dịch không được cung cấp, da và các mô lân cận không được nuôi dưỡng và cuối cùng có thể chết.
Ngoài ra sự tấn công của vi sinh vật cũng là một lý do khiến vùng da dễ loét. Vi sinh vật trú ngụ lấy chất dinh dưỡng của tế bào. Khiến vùng da đã thiếu dinh dưỡng để phát triển nay càng nghèo nàn. Nhanh chóng trở nên hoại tử.
Đối với những người có khả năng vận động hạn chế,.loét ép có xu hướng xảy ra ở những khu vực nằm trên xương nhưng không được đệm cơ bắp hoặc mỡ, như cột sống, xương bả vai, xương cụt, xương hông, gót chân và khuỷu tay.
-
Ma sát giữa vết loét và vật dụng khác .
Khi nằm lâu, thường có xu hướng ra mồ hôi tại vị trí mô bị ép. Vùng da bị ẩm rất dễ bị cọ xát với giường hoặc quần áo gây bong tróc. Da trở nên mỏng manh và dễ bị tấn công hơn. Vết loét dễ hình thành hơn.
-
Ma sát sữa các mô da.
Ma sát giữa các mô da xảy ra khi hai bề mặt di chuyển theo hướng ngược nhau. Ví dụ như khi một chiếc giường được nâng lên ở đầu, trượt xuống trên giường rất dễ xảy ra. Xương cùng cụt di chuyển xuống, phần da trên xương có thể giữ nguyên vị trí. Việc xương di chuyển xuống và da giữ nguyên làm hai vùng ma sát rất mạnh với nhau, tạo nên những chấn thương lớn.