Tốc độ phục hồi của tổn thương da phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: sức đề kháng và khả năng lành thương tự nhiên, các yếu tố tác động bên ngoài như mầm bệnh vi khuẩn, cách chăm sóc và vệ sinh tại chỗ… Với người già bị loét tỳ đè, tổn thương luôn rất khó cải thiện do sức yếu, tuổi cao, thường hay mắc bệnh lý nền mạn tính. Vậy làm cách nào để điều trị vết loét ở người già nhanh khỏi, hãy tìm hiểu qua bài viết sau.
I. Nguyên nhân hình thành vết loét tì đè ở người già
Loét tỳ đè là tổn thương dễ gặp khi người già kém vận động hay phải nằm lâu một chỗ. Sức nặng của cơ thể, lực ma sát với giường đệm dễ khiến mạch máu dưới da tắc hẹp, tổn thương. Qua thời gian dài, lưu lượng máu tới nuôi dưỡng các mô dưới da càng suy giảm. Tế bào dưới da thiếu hụt chất nuôi dưỡng, chết đi và hình thành nên ổ loét.
Nạn nhân phổ biến nhất của loét tỳ đè thường là những đối tượng:
- Người cao tuổi, khả năng vận động suy giảm
- Người bị bệnh phải nằm/ngồi liệt trong thời gian dài, không thể di chuyển một phần cơ thể.
- Người mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng lên tuần hoàn máu, ví dụ: đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến mạch máu…
- Người mắc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng nhận nhận thức như bệnh Alzheimer…
- Người có làn da nhạy cảm, mong manh, dễ bị kích ứng
- Người rơi vào tình trạng tiêu/tiểu không tự chủ
- Người bệnh suy dinh dưỡng, thể trạng kém.
II. Triệu chứng của vết loét tì đè ở người già
1. Bốn phân độ của loét tỳ đè
Loét tỳ đè được phân loại dựa trên mức độ nghiêm trọng của các tổn thương trên da. Loét độ I là mức độ nhẹ nhất. Loét độ IV là nặng nhất.
- Độ I: Da có thể đỏ lên, bệnh nhân đau nhẹ. Khi dùng ngón tay ấn xuống, vùng da đỏ KHÔNG chuyển sang màu trắng. Đây là dấu hiệu của vết loét tỳ đè đang hình thành dưới da. Vùng da loét có thể ấm hoặc lạnh, xốp hoặc cứng hơn các vùng da xung quanh.
- Độ II: Bề mặt da có thể hình thành các vết phồng rộp hoặc vỡ ra, bộc lộ vết loét bên dưới. Vùng da xung quanh vết loét có màu đỏ hoặc trắng nhợt hơn các vùng da xung quanh
- Độ III: Vết loét sâu hơn, hình dạng như miệng núi lửa. Các mô dưới da bị tổn thương, có thể nhìn thấy các mô mỡ dưới vết loét.
- Độ IV: Các tổn thương ăn sâu đến lớp cơ, xương. Một số trường hợp loét còn ảnh hưởng tới gân và các khớp.
Bên cạnh bốn mức độ loét ở trên, một số tổn thương không thể phân loại do nhiều yếu tố. Vì vậy, các chuyên gia y tế đã nhận định thêm 2 trường hợp đặc biệt của vết loét tỳ đè:
- Loét bị bao phủ bởi các lớp da hoại tử màu vàng, xám tro, xanh hoặc nâu. Các phần da hoại tử gây khó khăn cho việc đánh giá mức độ tổn thương của loét, được xếp vào dạng loét không thể xác định mức độ.
- Loét tì đè phát triển ở các lớp mô sâu dưới da. Vùng da có thể chỉ có sự đổi màu thành màu tím trầm hoặc nâu hạt dẻ, đôi khi có các nốt phồng rộp dưới da có lẫn máu. Dạng tổn thương loét này có thể nhanh chóng chuyển sang loét tỳ đè độ III hoặc độ IV. Vì vậy, nó được phân loại trong nhóm nghi ngờ tổn thương sâu.
>>> Xem bài viết: Phân độ loét tỳ đè ở người bệnh nằm liệt lâu ngày.
2. Các vị trí phổ biến của loét tỳ đè
Các vết loét tỳ đè ở người già thường gặp ở vị trí da tiếp xúc với đầu xương. Tùy theo vị trí nằm/ngồi của người bệnh, vùng da bị loét có thể là:
- Theo tư thế nằm ngửa: Loét ở xương xụt (phổ biến nhất), đầu, vai, khuỷu tay, gót chân.
- Theo tư thế nằm nghiêng: Loét ở tai, vai, hông, đầu gối, mắt cá chân.
- Theo tư thế ngồi: Loét ở bả vai, mông, gót chân, bàn chân.
Việc xác định vị trí và phân độ loét sẽ giúp cho việc điều trị vết loét ở người già dễ dàng hơn.
III. Chăm sóc vết loét tì đè ở người già như thế nào để nhanh khỏi?
Loét phân độ I và II có thể chữa lành được nếu được chăm sóc đúng cách. Với những vết loét mức độ nặng hơn, khả năng hồi phục cũng khó khăn hơn rất nhiều và đòi hỏi sự cố gắng, kiên nhẫn của người chăm bệnh.
Nguyên tắc cơ bản giúp vết loét khỏi nhanh là phải biết áp dụng phương pháp chăm sóc hợp lý. Dưới đây là một số bước làm cần áp dụng để nâng cao hiệu quả điều trị vết loét ở người già.
1. Giảm áp lực với vùng da loét tì đè
Áp lực tỳ đè là thủ phạm hình thành những tổn thương đau đớn, dai dẳng cho người bệnh. Vì vậy, ngay khi phát hiện dấu hiệu loét, cần loại bỏ áp lực để đảm bảo vùng da loét được tưới máu thường xuyên. Chỉ khi đó, dinh dưỡng và các tế bào miễn dịch, tái tao da, tăng sinh cơ mới được đưa đến để giúp loét phục hồi.
Các biện pháp giảm áp lực tỳ đè tại vết loét:
- Thường xuyên thay đổi tư thế nằm/ngồi của người bệnh. Nếu bệnh nhân sử dụng xe lăn hay ngồi lâu một chỗ, cần đổi tư thế ngồi liên tục mỗi 15 phút/lần. Với loét do nằm liệt, người chăm bệnh cần cố gắng xoay trở người bệnh sau mỗi 2 giờ.
- Sử dụng gối nằm, đệm giảm áp chuyên dụng như đệm nước, đệm khí. Lưu ý lựa chọn chăn gối mềm, mịn, ma sát thấp để giảm lực tác động lên da người bệnh.
- Nếu có thể, nên trang bị giường di chuyển, có khả năng nâng đỡ bệnh nhân để thuận tiện hơn cho quá trình chăm sóc.
2. Chăm sóc vết loét đúng cách
Thành công trong điều trị vết loét được quyết định ở bước chăm sóc này. Tùy theo tình trạng nặng, nhẹ của tổn thương, vết loét có thể được xử lý theo hướng phù hợp. Trong đó, các bước chăm sóc không thể thiếu cho vết loét ở mọi giai đoạn là:
- Loại bỏ mủ dịch, mô hoại tử trên vết loét: Mủ dịch có thể được lấy đi dần dần bằng cách lau vết loét thường xuyên bằng nước muối sinh lý. Với mô hoại tử cứng, dính chặt trên miệng vết loét, việc loại bỏ có thể gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Vì vậy, nên đưa bệnh nhận tới cơ sở y tế để được thực hiện thủ thuật cắt bỏ an toàn.
- Làm sạch vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng: Vết loét chỉ ngừng lan rộng, ăn sâu; khô se nhanh và dần co lại khi được đảm bảo không bị viêm, nhiễm trùng. Do đó, vết loét luôn cần được lau rửa tối thiểu 3-4 lần/ngày để tiêu diệt hết vi khuẩn, mầm bệnh. Khi lựa chọn dung dịch kháng khuẩn cho vết loét, lưu ý không dùng cồn, oxy già để làm sạch. Hai dung dịch này vừa gây xót, vừa làm tổn thương mô hạt, khiến cho loét chậm lành hơn. Các dung dịch kháng khuẩn được khuyên dùng cho vết loét là: Dizigone, Chlorhexidine…
Tiến trình hồi phục của một vết loét khi được chăm sóc đúng
- Dưỡng ẩm cho vết loét ở giai đoạn phù hợp: Với các vùng loét đã khô se, không còn mủ dịch, nên kết hợp thoa kem dưỡng ẩm đế lành nhanh. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra ở trong môi trường ẩm, tổn thương sẽ được kích thích thích để tái tạo, phục hồi nhanh hơn.
- Băng vết loét: Băng gạc chỉ nhằm mục đích che chắn vết loét khỏi ma sát với bên ngoài, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, Vì vậy, chỉ băng rất mỏng, nhẹ và cần chú ý thay băng thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ.
>>> Xem bài viết: Bí quyết trị vết loét cho người già nhanh khỏi với bốn bước đơn giản
3. Nâng cao thể trạng cho người bệnh
Bên cạnh việc chăm sóc tại chỗ, khả năng phục hồi tự nhiên của cơ thể cũng ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ lành của vết loét. Người bệnh cần được tăng cường đề kháng, nâng cao sức mạnh của hệ miễn dịch bằng cách:
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Xây dựng chế độ ăn đầy đủ trên cả 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tăng cường bổ sung đạm để tăng nguồn “nguyên liệu” tái tạo mô cơ.
- Ngủ nghỉ, sinh hoạt điều độ: Ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức quá khuya. Nếu người bệnh còn khả năng vận động một phần, nên cố gắng tập luyện trong giới hạn cho phép. Nếu người bệnh hoàn toàn nằm liệt, người chăm sóc cần dành thời gian mát xa toàn thân để tăng cường lưu thông máu tới vùng bị loét.
- Kiểm soát các bệnh nền sẵn có: Dùng thuốc đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát đái tháo đường, huyết áp hay các bệnh lý về mạch máu khác.
IV. Khi nào cần liên hệ với các chuyên gia y tế?
Vết loét mức độ III, IV có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân nên được điều trị tại cơ sở y tế. Các dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử nặng tại vết loét:
- Vết loét có mùi khó chịu
- Vết loét có nhiều mủ, dịch màu vàng, xanh…
- Vùng da xung quanh vết loét sưng đỏ nhiều.
- Bệnh nhân sốt cao không ngừng.
Để xử lý nhiễm trùng toàn thân cho vết loét, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh phù hợp. Một số biện pháp điều trị vết loét ở người già tại bệnh viện: cắt bỏ ổ hoại tử, chiếu hồng ngoại, ghép da…
Kết luận: Ba nguyên tắc điều trị vết loét ở người già nhanh khỏi:
- Giảm áp lực tỳ đè tại vùng bị loét
- Chăm sóc vết loét tại chỗ đúng cách
- Nâng đỡ thể trạng cho người bệnh
Trong ba nguyên tắc này, chăm sóc vết loét tỳ đè tại chỗ là yếu tố quan trọng nhất. Bộ sản phẩm Dizigone gồm dung dịch kháng khuẩn Dizigone và kem Dizigone Nano Bạc sẽ là hỗ trợ đắc lực giúp ổ loét khô se, lành lại nhanh hơn. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về cách chăm sóc loét tỳ đè, vui lòng liên hệ HOTLINE: 19009482 hoặc 0964619482.
Tham khảo: Mayoclinic