Loét bàn chân là biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường. Nếu không được chữa kịp thời có thể dẫn tới “cắt cụt chi”. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn chưa biết cách chữa loét bàn chân hiệu quả. Đọc ngay bài viết dưới đây để tìm ra cách chăm sóc vết loét bàn chân chuẩn nhất.
Bàn chân bệnh nhân tiểu đường bị loét
Triệu chứng loét bàn chân bệnh tiểu đường
Đi khám tại bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng nhiễm trùng bàn chân nặng, ông Thiện (48 tuổi, VĨnh Phúc) cho hay ” Tôi nhập viện cũng được 2 ngày này rồi. Bác sĩ bảo chân tôi nhiễm trùng nặng, có thể phải cắt bỏ ”
Bà Hiền, vợ ông Thiện thở dài tiếp lời ” Chồng tôi bị tiểu đường cũng gần 10 năm nay rồi. Nhà ở quê nên chồng tôi ít đi khám. Ông có dùng thuốc nhưng thường xuyên quên liều. Cách đây 5 ngày, ông kêu đau chân, tôi kiểm tra thì thấy vết loét nhỏ, nông bằng đầu ngón tay út. Coi thường vết thương nhẹ, tôi đi mua oxy già về sát khuẩn rồi băng vết loét lại. Chắc mẩm 1,2 ngày là vết loét sẽ lên da non. Hi vọng bao nhiêu thì thất vọng càng nhiều. Hôm sau mở ra, vết loét không có dấu hiệu hồi phục mà còn rộng hơn, chảy dịch mùi hôi thối. Vẫn chủ quan, tôi mua betadine về sát khuẩn, rắc kháng sinh lên vết loét rồi băng lại. Hôm sau tôi kiểm tra, kết quả vết loét mở rộng gấp 3 lần, sâu vào trong, mùi nặng. Đến lúc này, tôi mới đưa ông đi khám.”
“Bình thường nhà tôi vẫn dùng oxy già với betadine để sát khuẩn. Mặc dù oxy già gây xót còn betadine màu vàng nên hơi bẩn nhưng hiệu quả cũng khá tốt. Không hiểu tại sao lần này vết loét chồng tôi không khỏi được” – bà Hiền kể tiếp.
Xem thêm bài viết : Triệu chứng khởi phát vết loét bàn chân bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây loét bàn chân bệnh tiểu đường
Nguyên nhân gây loét bàn chân đến từ việc kiểm soát đường huyết không tốt. Đường trong máu cao dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên và tổn thương thần kinh ngoại biên.
Bệnh động mạch ngoại biên: giảm cung cấp oxy và máu đến chân. Giảm khả năng miễn dịch, giảm cung cấp dinh dưỡng đến các chi. Giảm khả năng tái tạo tế bào chết làm vết thương lâu lành.
Tổn thương thần kinh ngoại biên: Giảm, mất cảm giác đau do đường huyết không được kiểm soát tốt. Người bệnh khó phát hiện các vết loét, vết thương.
Bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết ” Betadine và oxy già chỉ có khả năng diệt khuẩn tạm thời và ở 1 số chủng vi khuẩn. Cơ thể người bệnh tiểu đường miễn dịch kém nên vết thương nhẹ cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt ở bàn chân, nơi có lượng máu nuôi ít nên vết thương càng khó lành, vi khuẩn càng dễ tấn công ”
Xem thêm bài viết : Nguyên nhân loét bàn chân bệnh tiểu đường
Chữa loét bàn chân bệnh tiểu đường
Vết loét bàn chân bệnh tiểu đường sau khi được chăm sóc đúng cách
Chữa loét bàn chân hiệu quả cần giải quyết 3 vấn đề: kiểm soát đường huyết, vệ sinh vết loét đúng cách, giảm áp lực lên bàn chân
Kiểm soát đường huyết
Kiểm soát đường huyết là bước quan trọng nhất trong chữa loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường. Duy trì đường huyết ổn định giúp giảm các biến chứng thần kinh và biến chứng động mạch ngoại biên. Nó cũng giúp máu lưu thông tới bàn chân tốt hơn, tăng khả năng đề kháng và tự chữa lành của cơ thể.
Vệ sinh vết loét đúng cách
- Vệ sinh vết loét giúp loại bỏ các mô hoại tử, tiêu diệt những vi sinh vật có trong ổ loét. Nhờ đó, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vết loét, gây biến chứng bội nhiễm.
- Sau khi rửa sạch, cần băng vết loét bằng băng gạc. Băng gạc giúp duy trì môi trường ẩm và kiểm soát tình trạng tiết dịch rỉ viêm, thúc đẩy loét nhanh lành hơn. Đồng thời, nó còn che chắn cho vết loét tránh bị ma sát với các yếu tố bên ngoài, gây đau cho người bệnh.
Dung dịch sát khuẩn nào phù hợp cho vết loét bàn chân bệnh tiểu đường?
Hiện nay, dung dịch sát khuẩn được tin dùng nhất để vệ sinh vết loét bàn chân là Dizigone. Dizigone phù hợp cho sát khuẩn bàn chân nhờ những ưu điểm
- Khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh
- Không gây đau, xót da, niêm mạc bàn chân
- Không làm tổn thương mô hạt, ảnh hưởng tới quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể
- Không màu
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng
- An toàn khi sử dụng lâu dài và trên diện rộng.
Khả năng sát khuẩn, tái tạo da của Dizigone sẽ được x3 khi kết hợp cùng kem Dizigone Nano Bạc. Để tăng hiệu quả kháng khuẩn – lành da, nên thoa kem Dizigone Nano Bạc sau khi sát khuẩn vết loét bàn chân bằng dung dịch Dizigone.
Giảm áp lực lên bàn chân
Áp lực đè ép lên vết loét làm mạch máu ở đó bị tắc hẹp. Máu không thể lưu thông bình thường, không mang đủ oxy, chất dinh dưỡng tới nuôi các tế bào. Đồng thời, quá trình vận chuyển các thành phần bạch cầu của hệ miễn dịch bị gián đoạn, khiến vết loét lâu lành hơn. Do vậy, giảm áp lực lên vết loét là bước cần thiết phải thực hiện. Nó giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời giảm các cơn đau do loét gây ra.
Các cách giảm áp lực lên vết loét bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường:
- Cho bệnh nhân sử dụng nạng hoặc giày có đệm.
- Hạn chế di chuyển, va chạm lên vết loét…
Dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng
Hình mình họa thuốc kháng sinh
- Khi có nhiễm trùng, có thể dùng các kháng sinh đường uống như: cephalexin, amoxicilin, moxifloxacin hoặc clindamycin.
- Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh bừa bãi. Chỉ dùng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ.
Qua bài viết này, hi vọng các bạn đã nắm được cách chăm sóc hiệu quả cho vết loét bàn chân đái tháo đường. Nếu còn thắc mắc cần giải đáp, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia của Dizigone.