Khi bị biến chứng loét, bàn chân của người bệnh tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng. Để điều trị, người bệnh cần được sử dụng kháng sinh phù hợp. Bài viết dưới đây chỉ ra những loại kháng sinh điều trị loét bàn chân tiểu đường thông dụng nhất.
1. Vai trò của kháng sinh trong điều trị loét bàn chân tiểu đường:
Những trường hợp loét cần sử dụng kháng sinh: loét nặng, có dấu hiệu hoại tử:
Ở những bệnh nhân bị đái tháo đường không được kiểm soát đường huyết tốt, sự tăng đường huyết lâu dài có thể dẫn tới những biến chứng vi mạch nguy hiểm. Một trong những biến chứng đó là loét và hoại tử bàn chân. Khi vết loét chảy mủ, sưng nóng là những dấu hiệu vết loét bàn chân bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, cần sử dụng kháng sinh trong những trường hợp này.
1.1 Vai trò của kháng sinh trong điều trị loét:
- Khi vết loét bàn chân bị nhiễm trùng, chăm sóc vết loét tại chỗ là điều hết sức quan trọng. Quản lý vết loét bàn chân bao gồm bổ sung dinh dưỡng hằng ngày, kiểm soát tốt đường huyết, đảm bảo cân bằng nước và điện giải và sát khuẩn, chống nhiễm trùng cho vết loét bàn chân.
- Nếu vết loét bàn chân bị nhiễm khuẩn mà không được sử dụng kháng sinh hay sử dụng kháng sinh không hợp lý, vết loét bị bội nhiễm sẽ gây hoại tử sâu và dẫn đến phải cắt cụt chi. Vì vậy, việc lựa chọn liệu pháp kháng sinh hợp lý là vô cùng quan trọng.
- Sử dụng kháng sinh cần theo chỉ định của bác sĩ và phải tuyệt đối tuân thủ điều trị để tránh kháng thuốc và đạt được hiệu quả cao nhất.
Kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị loét
1.2 Những kháng sinh thường dùng để điều trị loét bàn chân tiểu đường:
Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm:
- Thường dựa vào mức độ nhiễm khuẩn để có thể xác định liệu pháp điều trị với kháng sinh sao cho phù hợp. Với nhiễm khuẩn nhẹ, có thể điều trị ngoại trú với kháng sinh đường uống.
- Các kháng sinh theo kinh nghiệm được lựa chọn trong trường hợp này là những kháng sinh có phổ tác dụng trên tụ cầu, liên cầu như:
- Nếu vết loét chảy mủ hoặc bệnh nhân có nguy cơ mắc tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA), có thể sử dụng kháng sinh có phổ trên MRSA như:
- Nếu nhiễm khuẩn trung bình hoặc nặng, có thể sử dụng kháng sinh đường tiêm. Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn kéo dài và vết loét sâu có thể sử dụng những loại kháng sinh sau:
Kháng sinh beta-lactam cũng là một lựa chọn cần thiết
- Nếu có yếu tố nguy cơ nhiễm MRSA có thể sử dụng:
Điều trị kháng sinh tại đích:
Nếu có kết quả nuôi cấy vi khuẩn, có thể lựa chọn kháng sinh có phổ bao trùm theo từng loại vi khuẩn phân lập được.
Kết quả nuôi cấy vi khuẩn sẽ giúp lựa chọn kháng sinh tối ưu
2. Những biện pháp hỗ trợ điều trị loét bàn chân tiểu đường khác
2.1 Kiểm soát đường huyết:
- Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo nên đặt mục tiêu A1C trên những bệnh nhân đái tháo đường để làm giảm biến chứng vi mạch. (Loét bàn chân)
- Mục tiêu A1C nên được đặt theo từng bệnh nhân cụ thể dựa vào sự cân bằng của việc cải thiện biến chứng vi mạch và nguy cơ hạ đường huyết.
- Mục tiêu A1C thường là <= 7 ở hầu hết những bệnh nhân. Để đạt được mục tiêu A1C, glucose lúc đói nên từ 80 đến 130 mg / dL (4,4 đến 7,2 mmol / L) và glucose sau ăn (90 đến 120 phút sau bữa ăn) dưới 180 mg / dL (10 mmol / L ).
2.3 Chế độ ăn uống, sinh hoạt:
- Ngoài các biện pháp chăm sóc vết loét, chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp cũng góp phần kiểm soát vết loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Chế độ sinh hoạt để kiểm soát vết loét ở chân của người bệnh đái tháo đường như tránh đi chân trần, sử dụng tất và quần áo thông thoáng, tránh thay quần hoặc tất nhiều lần, thay băng gạc ở vết loét thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.
- Chế độ ăn uống cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý. Bệnh nhân cần uống đủ nươc, ăn nhiều rau củ quả để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Biến chứng loét và hoại tử chân ở bệnh nhân đái tháo đường là một biến chứng vi mạch nghiêm trọng. Vì thế, sự theo dõi và chăm sóc hợp lí đóng vai trò vô cùng quan trọng. Kiểm soát tốt biến chứng này giúp giảm tỷ lệ tái phát loét và giảm tỷ lệ phải cắt cụt chi, mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Vì vậy, cần có những biện pháp đúng đắn và theo dõi sát sao để có thể kiểm soát được biến chứng này trên bệnh nhân đái tháo đường.
Nếu cần thêm thông tin, hãy gọi 1900 9482 để được giải đáp bởi chuyên gia.