Dầu mù u được chiết từ hạt của cây mù u (Calophyllum inophyllum L), họ Bứa (Clusiaceae). Đây là thành phần tự nhiên tương đối an toàn và lành tính. Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng dầu mù u trong quá trình chữa lành các tổn thương da liễu. Tuy nhiên, dầu mù u có dùng cho vết thương hở không? Hãy cùng Dizigone giải mã thắc mắc đó thông qua bài viết dưới đây.
I. Nguyên tắc chung trong điều trị vết thương hở
Trong cuộc sống hằng ngày, mọi người rất dễ gặp phải vết thương hở từ nhẹ đến nặng như: vết cắt, vết trầy xước, vết bỏng,…. Vì vậy, việc nắm được nguyên tắc chung trong điều trị vết thương hở là rất quan trọng và cần thiết.
Vết thương hở cần được chăm sóc theo đúng nguyên tắc:
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay trước khi tiến hành xử lý vết thương để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Làm sạch vết thương bằng các dung dịch kháng khuẩn phù hợp để loại bỏ tối đa vi khuẩn gây bệnh, thúc đẩy quá trình lành thương.
- Tiến hành băng bó vết thương để hạn chế bụi bẩn xâm nhập từ ngoài vào.
- Đối với những vết thương nặng, cần kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc toàn thân để ngăn ngừa bội nhiễm.
- Kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học và lành mạnh.
II. Dầu mù u có dùng được cho vết thương hở không?
Ngày nay, con người ưa chuộng sử dụng những thành phần từ thiên nhiên trong quá trình điều trị bệnh cũng như các tổn thương ngoài da. Dầu mù u là sự lựa chọn của nhiều người khi điều trị vết thương hở.
Thành phần hoạt chất chính trong dầu mù u là acid calophyllic có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tăng cường tái tạo và phục hồi vị trí thương tổn.
Bên cạnh đó, dầu mù u có chứa nhiều loại acid béo đó là: acid stearic, acid palmitic, acid linoleic,… có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm cho vùng da tổn thương.
Vậy dầu mù u có dùng được cho vết thương hở không?
Đối với những vết thương không quá nghiêm trọng trên da như: nứt nẻ, khô da, nấm da, chàm, hăm da mức độ nhẹ, vết trầy xước, côn trùng cắn, dầu mù u sẽ là lựa chọn tương đối phù hợp. Khả năng kháng khuẩn nhẹ và dưỡng ẩm tự nhiên của dầu mù u sẽ giúp tổn thương mau khô se, lên da non và lành nhanh.
Tuy nhiên, trong trường hợp vết thương nặng, có nhiều dịch và tổn thương lan rộng, dầu mù u không phải là lựa chọn tối ưu. Khả năng kháng khuẩn của dầu mù u không đủ để tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn tại chỗ. Việc thoa trực tiếp dầu mù u lên vết thương hở sẽ làm gia tăng tình trạng mưng mủ, nhiễm trùng, làm chậm quá trình lành thương.
III. Cách sử dụng dầu mù u hỗ trợ chăm sóc vết thương
Dầu mù u không kháng khuẩn mạnh, nhưng hỗ trợ dưỡng ẩm, phục hồi và tái tạo da khá hiệu quả. Vì vậy, giai đoạn tốt nhất để sử dụng dầu mù u là khi vết thương đã khô se, không ướt dịch, không chảy mủ. Khi đó, dầu mù u sẽ giúp vết thương lành nhanh hơn, hạn chế được nguy cơ để lại thâm, sẹo.
Các bước sử dụng dầu mù u để hỗ trợ chăm sóc vết thương hở/ vết loét ngoài da:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ vùng da tổn thương bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Đợi tổn thương khô se lại tự nhiên
Bước 2: Dùng bông thấm dầu mù u thoa lên vùng da vừa làm sạch. Bạn có thể pha loãng với nước trước khi bôi lên vết thương hở.
Bạn nên sử dụng đều đặn 2-3 lần/ngày cho đến khi vết thương lành hẳn.
>>>Xem ngay: Bộ sản phẩm Dizigone – Kháng khuẩn vượt trội, phục hồi tổn thương da
Trong quá trình sử dụng dầu mù u, bạn cần chú ý:
Dầu mù u chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không sử dụng để thay thế cho các chỉ định điều trị của bác sĩ.
Dầu mù u gây kích ứng mắt, vì vậy tránh sử dụng trên những vùng da gần mắt. Nếu vô tình để dính dầu mù u vào mắt, bạn cần nhanh chóng rửa sạch lại bằng nước và nhỏ lại bằng nước muối sinh lý để làm sạch một lần nữa.
IV. Cách xử lý vết thương hiệu quả nhất
1. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng
Trước khi bắt đầu việc điều trị vết thương hở, bạn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Đây là nguyên tắc quan trọng để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng nặng hơn. Bạn nên sử dụng găng tay y tế trong quá trình xử lý tổn thương để hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với vết thương, hạn chế việc lây nhiễm sang các vị trí khác trên cơ thể.
2. Cầm máu vết thương
Đối với những vết thương nhỏ, bạn hãy sử dụng miếng băng hay vải gạc sạch đắp lên vết thương. Sau đó dùng tay ép vào vết thương để cầm máu.
Đối với những tổn thương sâu hay diện rộng, bạn có thể dùng quần áo sạch để cầm máu cho bệnh nhân. Đồng thời, nâng cao vị trí vết thương so với tim để giảm áp lực tới tổn thương. Từ đó làm chậm quá trình chảy máu. Sau đó, cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế để được hỗ trợ xử lý vết thương an toàn.
3. Làm sạch vết thương
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất giúp vết thương nhanh chóng hồi phục. Đầu tiên, bạn hãy dùng nhíp sạch để loại bỏ các mảnh vụn, tế bào chết có tại ổ tổn thương. Sau đó, bạn hãy sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone để vệ sinh vết thương hở.
Dizigone là sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của dung dịch kháng khuẩn tổn thương da:
- Khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng và mạnh mẽ. Loại bỏ 100% vi sinh vật gây bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY.
- Không làm tổn hại nguyên bào sợi và yếu tố hạt, kích thích lành thương tự nhiên.
- Không gây đau xót, kích ứng da, dịu nhẹ như nước.
- Không kháng sinh, không corticoid, an toàn tuyệt đối.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại từ châu Âu – EMWE. Thành phần Dizigone có chứa các chất và ion muối khoáng là: HClO, ClO-, OH- giúp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh mạnh mẽ – nhanh chóng, không gây đau xót hay nhuộm màu da. Sản phẩm lành tính và an toàn, được kiểm định hiệu quả tại Trung tâm Quatest 1 – Bộ Khoa học Công nghệ.
Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone chăm sóc vết thương hở:
- Thấm dung dịch kháng khuẩn Dizigone ra bông để lau rửa kỹ vết thương 2-3 tiếng/lần.
- Đợi dung dịch khô se tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
Khi vết thương đã khô hơn, có thể giảm tần suất sử dụng xuống 3-4 lần/ngày.
Đối với những vết thương sâu và rộng, bạn cần đến các cơ sở khám chữa bệnh để các nhân viên y tế có biện pháp xử lý phù hợp nhất.
4. Sử dụng thuốc điều trị (nếu cần)
Đối với trường hợp vết thương nặng, các bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh các loại thuốc điều trị triệu chứng như
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: paracetamol, ibuprofen, diclofenac,….
- Thuốc kháng histamin H1 để giảm ngứa: clopheniramin, loratadin.
- Thuốc kháng sinh ngăn ngừa nhiễm khuẩn: các thuốc nhóm penicillin, cephalosporin,….
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Không được tự ý ngừng thuốc, thay thế thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc, gây khó khăn trong quá trình điều trị.
5. Băng bó vết thương
Băng vết thương là bước cần làm để hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, không nên băng vết thương quá chặt, tạo độ thoáng nhất định cho vết thương, ngăn ngừa sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn kỵ khí.
Lưu ý: việc thay băng cần được thực hiện hằng ngày cho đến khi vết thương đã khô miệng, không nên dùng lại băng cũ.
6. Dưỡng ẩm vết thương
Khi vết thương đã bắt đầu khô lại, không còn tình trạng chảy dịch, bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm như: dầu mù u, Dizigone Nano Bạc, vaselin,…. Mục đích là cũng cấp dưỡng chất, độ ẩm cần thiết cho da, thúc đẩy quá trình tái tạo và phục hồi da.
Tuyệt đối không sử dụng dầu mù u và các sản phẩm dưỡng ẩm khác khi vết thương còn chảy dịch, mưng mủ. Cần hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn.
7. Theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng
Đối với những vết thương nặng, người nhà cần giám sát chặt chẽ tình trạng của bệnh nhân. Khi có dấu hiệu của nhiễm trùng cần đưa ngay người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Một số dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đó là:
- Vết thương sưng tấy, đau nhiều hơn.
- Sốt cao, trên 38 độ C.
- Vết thương xuất hiện nhiều dịch hơn có màu xanh, vàng, nâu và mùi khó chịu.
- Xuất hiện hạch ở nách hoặc háng.
8. Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Song song quá trình vệ sinh, điều trị bằng thuốc thì việc thực hiện ăn uống, sinh hoạt điều độ, hợp lý giúp đẩy nhanh quá trình lành thương.
Chế độ ăn uống:
- Bổ sung đầy đủ rau xanh, hoa quả như: cam, bưởi, lê,… nhằm cung cấp đầy đủ vitamin, chất xơ và các khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
- Hạn chế ăn rau muống, trứng, hải sản,… giúp ngăn ngừa tình trạng mưng mủ, để lại sẹo xấu.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.
Chế độ sinh hoạt:
- Ngủ nghỉ đúng giờ, hạn chế thức khuya.
- Thường xuyên vệ sinh chăn màn, ga, gối, đồ dùng cá nhân.
- Hạn chế căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Hạn chế hoạt động nặng gây co kéo, biến dạng vết thương.
Hi vọng bài viết này bạn đã trả lời được “dầu mù u có dùng cho vết thương hở không?”. Cùng với đó bạn đã biết cách xử lý vết thương hở an toàn và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số HOTLINE: 1900 9482 để được các Dược sĩ đại học giải đáp cụ thể.