Thực tế hiện nay nhiều phụ huynh chưa có những kiến thức chính xác về những dấu hiệu, biểu hiện của bệnh tay chân miệng để xử lý bệnh hiệu quả. Việc chậm trễ trong cách nhận biết và điều trị dễ khiến bệnh diễn biến xấu hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Vậy những dấu hiệu tay chân miệng điển hình là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.
I. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh có tính truyền nhiễm và có thể lây lan thành dịch. Nguyên nhân gây bệnh là virus đường ruột Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71.
Enterovirus gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đối với trẻ bị tay chân miệng
Yếu tố nguy cơ:
- Tuổi: Bệnh tay chân miệng có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng chính.
- Môi trường: Môi trường sinh hoạt bị ô nhiễm, nhiều bụi bẩn làm tăng nguy cơ phát bệnh tay chân miệng.
- Nơi tập thể: Việc đi học tại nhà trẻ, nhà mẫu giáo là yếu tố nguy cơ dẫn đến việc lây lan bệnh tay chân miệng thành dịch.
>>> Xem bài viết: Cảnh báo ba con đường lây lan của bệnh tay chân miệng
II. Dấu hiệu điển hình của bệnh chân tay miệng
1. Dấu hiệu tay chân miệng thể nhẹ
Đối với bệnh tay chân miệng thể nhẹ, quá trình phát bệnh sẽ trải qua 4 giai đoạn sau:
1.1. Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh thường diễn ra trong vòng 3 đến 7 ngày. Trong thời gian này trẻ hầu như không có biểu hiện triệu chứng nào đáng kể.
1.2. Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như sốt nhẹ và mệt mỏi. Nhiều trường hợp trẻ còn gặp tình trạng biếng ăn và tiêu chảy.
1.3. Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn toàn phát thường diễn ra trong vòng 3 đến 7 ngày, các triệu chứng điển hình có thể kể đến như:
- Xuất hiện bọng nước: Trên da xuất hiện các nốt phát ban màu đỏ, sau đó tiến triển thành các mụn nước, bọng nước. Khu vực thường xuất hiện bọng nước là lòng bàn tay chân, vùng mông hay miệng. Bọng nước này sau đó xẹp đi, đóng vảy và để lại các vết thâm.
- Triệu chứng loét miệng: Virus gây bệnh tay chân miệng có thể gây ra tình trạng loét miệng, điển hình là ở vùng lưới, niêm mạc hay lợi. Tình trạng đau xót khiến trẻ quấy khóc nhiều, biếng ăn, bỏ bú khiến cha mẹ lo lắng.
- Ngoài ra, một số triệu chứng ở giai đoạn này có thể gặp như buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy kèm sốt nhẹ.
Hình ảnh tổn thương da dạng mụn nước do bệnh tay chân miệng
1.4. Giai đoạn lui bệnh
Sau giai đoạn toàn phát từ 3 đến 5 ngày, nếu không có biến chứng thì bệnh tay chân miệng sẽ lành lại. Những triệu chứng sốt, buồn nôn không còn, bọng nước dần xẹp đi và đóng vảy.
Đối với tay chân miệng thể nhẹ, cha mẹ có thể tự điều trị cho trẻ ở nhà theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
2. Dấu hiệu tay chân miệng nặng
Bệnh tay chân miệng thường ở dạng lành tính, tiến triển theo các giai đoạn trên rồi lành lại. Tuy nhiên một số ít trường hợp gặp phải tay chân miệng thể tối cấp thì bệnh tiến triển rất nhanh. Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng nặng như suy hô hấp, suy tuần hoàn và có thể tử vong.
Đối với trường hợp tay chân miệng nặng có biến chứng, bệnh nhân cần được điều trị tại các cơ sở Y tế chuyên khoa, tránh rủi ro có thể xảy ra.
III. Biến chứng của bệnh tay chân miệng
1. Nhiễm khuẩn
Các nốt mụn, bọng nước của bệnh tay chân miệng thường dễ vỡ, đặc biệt là khi trẻ cào gãi. Bọng nước bị vỡ một cách thụ động tiềm ẩn nguy cơ rất cao bị nhiễm khuẩn.
2. Biến chứng liên quan đến hệ thần kinh
Biến chứng liên quan đến thần kinh thường do tay chân miệng thể tối cấp, điển hình là:
- Rung giật cơ theo từng cơn từ 1 đến 2 giây ở tay hoặc chân. Tình trạng rung giật cơ hay xuất hiện khi trẻ ngủ.
- Yếu chi, rung giật nhãn cầu.
- Đi đứng loạng choạng, mắt nhìn ngược.
- Liệt dây thần kinh sọ não, co giật thậm chí hôn mê.
3. Biến chứng tim mạch, hô hấp
Một số biến chứng tim mạch, hô hấp có thể gặp:
- Mạch nhanh trên 150 lần mỗi phút.
- Rối loạn vận mạch ở từng khu vực như tay, chân với biểu hiện tím da, chi lạnh hay vã mồ hôi.
- Tình trạng khó thở: Bệnh nhân thở nhanh, dấu hiệu rút lõm ngực kèm tình trạng khò khè.
- Viêm cơ tim, suy tìm, phù phổi cấp có thể dẫn đến tử vong.
Việc chăm sóc, điều trị không hợp làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng cho trẻ bị tay chân miệng. Vậy cách xử lý bệnh tay chân miệng như thế nào để hạn chế biến chứng, mời bạn đọc tìm hiểu cụ thể ở phần bên dưới.
IV. Cách đẩy lùi bệnh tay chân miệng hiệu quả
Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chỉ có tác dụng hỗ trợ, tăng cường hệ miễn địch, nâng cao thể trạng để đẩy lùi bệnh.
Đối với tay chân miệng thể nặng, bệnh nhân cần được điều trị tích cực tại các cơ sở Y tế. Đối với bệnh tay chân miệng thể nhẹ, các biện pháp xử lý thích hợp có thể kể đến như:
1. Sát trùng, vệ sinh bọng nước hàng ngày
Nhiễm khuẩn do vỡ bọng nước, bong vảy vết loét là tình trạng thường gặp nhất trong suốt quá trình bị tay chân miệng. Những tổn thương này tiềm ẩn nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn, do đó việc sát trùng những vết tổn thương này là rất cần thiết.
Do bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ em nên việc lựa chọn dung dịch sát trùng phù hợp là rất quan trọng.
- Nên chọn những sản phẩm sát khuẩn nhẹ nhàng, không gây đau xót hay tổn thương da như nước muối sinh lý, dung dịch kháng khuẩn Dizigone để sát trùng da cho bé.
- Không nên dùng Cồn Y tế, Povidone Iod để sát trùng cho bé vì vừa gây đau xót, vừa làm tổn thương tế bào hạt khiến da lâu lành.
Nên sát trùng vết bọng nước đến khi tổn thương được khô se và khô vảy để hạn chế tối đa vết thương bị nhiễm khuẩn.
2. Điều trị triệu chứng
Đối với bệnh tay chân miệng, giai đoạn phát bệnh có thể kèm theo tình trạng sốt kèm tình trạng nôn mửa, tiêu chảy gây ra tình trạng mất nước và điện giải.
- Đối với tình trạng sốt: Phụ huynh có thể sử dụng Paracetamol liều 10mg/kg thể trọng đường uống, hai liều cách nhau tối thiểu 6 giờ.
- Khi bé bị nôn mửa hay tiêu chảy, cha mẹ có thể bổ sung nước và điện giải bằng cách cho bé uống Oresol (Dùng sản phẩm có hương vị trái cây sẽ giúp bé dễ uống hơn).
Ngoài ra, ngứa cũng là một triệu chứng có thể xảy ra khiến trẻ muốn cào gãi. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng Histamin như Loratadin, Chlorpheniramin để giảm triệu chứng ngứa cho người bệnh.
3. Sử dụng kem dưỡng phục hồi, tái tạo da
Kem dưỡng ẩm cũng là một giải pháp giúp dịu da, cải thiện tình trạng ngứa hiệu quả. Ngoài ra, các loại kem dưỡng ẩm cũng giúp kích thich tế bào hạt của da sản sinh tế bào lành, từ đó giúp vết thương mau lành lại.
Một số kem dưỡng ẩm có thể sử dụng: Kem Dizigone Nano Bạc, Kem Vaselin, Nivea.
Lưu ý: Cha mẹ chỉ nên bôi kem dưỡng ẩm cho bé khi những bọng nước trên da đã khô se, không có dấu hiệu chảy dịch.
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone cho bé bị tay chân miệng
4. Sử dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh được chỉ định sử dụng khi vết bọng nước của người bệnh có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Tình trạng nhiễm khuẩn gây ra dấu hiệu sưng, nóng đỏ đau tại vết thương và kèm theo sốt.
Nếu vết thương bị nhiễm khuẩn, cha mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ dùng. Việc dùng kháng sinh cần tuân theo chỉ định cụ thể của bác sĩ để tránh xảy ra các tác dụng phụ cho trẻ.
5. Chế độ dinh dưỡng khoa học
Bên cạnh việc điều trị, chế độ dinh dưỡng phù hợp, đầy đủ chất sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những vết loét ở miệng gây khó khăn trong việc ăn uống của trẻ. Do đó cha mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm và dễ nuốt. Một số món ăn mẹ có thể nấu cho bé như: nấu cháo dinh dưỡng, nấu súp hay uống sữa. Nếu trẻ ở độ tuổi còn bú mẹ, các bà mẹ vẫn cho trẻ bú bình thường.
Ngoài ra, phụ huynh cũng lưu ý không cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chiên rán bằng dầu mỡ. Những món ăn này làm vết loét ở miệng tổn thương thêm, kìm hãm quá trình lành bệnh.
V. Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng cha mẹ cần biết
Bệnh tay chân miệng rất dễ lây lan rộng thành dịch. Hiện nay vẫn chưa có vaccin đặc hiệu để phòng căn bệnh này. Vì vậy để phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả, cha mẹ cần nắm vững những lưu ý sau:
- Giáo dục trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ hàng ngày trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Lau rửa, vệ sinh đồ chơi của bé định kỳ.
- Lau rửa, vệ sinh sàn nhà, nơi vui chơi của bé bằng dung dịch sát khuẩn Cloramin B 2%.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, chế độ ăn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Khi phát hiện bé nhà mình bị tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học để điều trị bệnh, tránh lây lan bệnh cho các bạn khác.
>>> Xem bài viết: Bệnh tay chân miệng: con đường lây nhiễm và 10 cách phòng bệnh hiệu quả
Trên đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng cùng biện pháp điều trị hiệu quả. Nếu còn thông tin nào thắc mắc, hãy liên hệ tới số Hotline: 1900 9482, Chuyên gia Y tế sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bạn.