Bệnh sùi mào gà không biểu hiện ngay khi vừa nhiễm virus HPV mà tiến triển qua các giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu sùi mào gà không có các triệu chứng rầm rộ khiến người bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh khác. Tuy nhiên, nếu nắm rõ các dấu hiệu sùi mào gà từ sớm, người bệnh có thể điều trị tốt hơn và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu 3 dấu hiệu đặc trưng của sùi mào gà trong bài viết dưới đây.
I. 3 dấu hiệu đặc trưng của sùi mào gà
1. Hình ảnh nốt sùi mào gà (mụn cóc sinh dục)
Nốt sùi hay mụn cóc là dấu hiệu sùi mào gà đặc trưng nhất để phân biệt với các bệnh ngoài da khác. Tuy nhiên, hình ảnh nốt sùi trên da sẽ thay đổi qua các giai đoạn sùi mào gà. Sau đây là mô tả chi tiết mụn cóc sùi mào gà mà bạn cần nắm được:
1.1. Giai đoạn đầu sùi mào gà
Hình ảnh sùi mào gà giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu sùi mào gà rất khó phát hiện chính xác. Vì lúc này các dấu hiệu sùi mào gà chưa bộc lộ rõ ràng. Hơn thế nữa, vùng kín là vùng nhạy cảm, rất khó quan sát. Do đó, không nhiều bệnh nhân thấy được hiện tượng của bệnh sùi mào gà ở giai đoạn này.
Nếu người bệnh đi khám thì có thể thấy hình ảnh mụn cóc sinh dục nhỏ li ti. Các u nhú nhỏ có màu trắng, hồng nhạt hay trùng với màu da. Ban đầu mụn cóc sẽ mọc rải rác, sau đó dần dần phát triển thành cụm nhỏ. Giai đoạn đầu, nốt sùi mào gà có thể mọc ở nhiều vị trí:
- Nữ giới: âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé, miệng, lưỡi, hậu môn,…
- Nam giới: quy đầu, thân dương vật, hậu môn, bìu, miệng,..
Nam giới thường sẽ dễ quan sát những dấu hiệu bất thường hơn vì bộ phận sinh dục nằm bên ngoài. Tuy nhiên, bệnh nhân dễ bị nhầm sùi mào gà với gai sinh dục hoặc chuỗi hạt ngọc dương vật.
1.2. Sùi mào gà nặng
Hình ảnh mụn cóc sùi mào gà
Nếu bỏ lỡ điều trị giai đoạn đầu sùi mào gà, bệnh sẽ tiến triển nặng. Khi đó, triệu chứng rầm rộ khiến bệnh nhân hoang mang lo lắng. Giai đoạn này cũng dễ gặp biến chứng do các nốt sùi đã phát triển và lan rộng. Đặc điểm mụn cóc sùi mào gà nặng:
- Số lượng tổn thương tăng lên, đường kính có thể từ 1 – 10mm. Chúng tập trung và kết thành những mảng lớn như hình cây súp lơ hoặc hoa mào gà. Tổn thương có thể che lấp hết niệu đạo, âm hộ, hậu môn hoặc phát triển ở lưỡi, họng,…
- Mụn cóc có bề mặt sần sùi hoặc trơn nhẵn. Nhìn bằng mắt thường có thể thấy mụn gồ ghề, nổi trên bề mặt da. Khi sờ vào, mụn mềm, nhũn, ẩm ướt. Nếu ấn mạnh có thể làm mụn vỡ, chảy dịch, thậm chí chảy máu kèm mùi hôi.
- U nhú có hình tròn hoặc dẹt, có chân.
- Màu sắc: ban đầu là màu hồng nhạt. Nhưng sau khi bị sừng hóa có thể xuất hiện tổn thương màu xám tro hoặc nâu đen. Các tổn thương này dễ gặp ở môi lớn, thân dương vật, bẹn, vùng đáy chậu, hậu môn.
- Khi các nốt sùi có dấu hiệu viêm nhiễm, lở loét sẽ làm tăng tiết dịch vùng kín hoặc nổi hạch vùng xung quanh. Nốt sùi mào gà ở miệng tiến triển thành loét miệng, gây ra mùi hôi miệng khó chịu.
2. Sùi mào gà gây ngứa
Vùng kín ngứa ngáy, khó chịu có thể là dấu hiệu sùi mào gà. Tuy nhiên, không phải lúc nào sùi mào gà cũng gây ngứa.
Khi bệnh ở giai đoạn nặng thì các nốt sùi xuất hiện nhiều, tăng tiết dịch vùng kín khiến vùng da này ẩm ướt gây ngứa ngáy khó chịu.
Vây mới bị sùi mào gà giai đoạn đầu có ngứa không là câu hỏi cũng được nhiều người quan tâm?
Sự thật là sùi mào gà nhẹ thì mụn cóc còn nhỏ, không bị trầy xước nên thường không gây ngứa. Nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân cảm thấy ngứa rát ngay từ giai đoạn đầu. Điều này thường xảy ra với những đối tượng có sức đề kháng kém hoặc do cơ địa.
Tình trạng ngứa cũng có thể gặp ở nhiều bệnh lý đường sinh dục khác. Hoặc do bệnh nhân gãi, cạy mụn cóc làm lở loét mới gây ngứa. Vì vậy, để nhận biết sùi mào gà giai đoạn đầu còn cần kết hợp với những đặc điểm của mụn cóc sinh dục.
3. Sùi mào gà gây đau rát
Sùi mào gà gây đau rát vùng kín
Cũng giống như triệu chứng ngứa ngáy, sùi mào gà có đau không còn tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển của bệnh.
Trong giai đoạn ủ bệnh, sùi mào gà giai đoạn đầu thì bệnh nhân chưa cảm thấy đau rát. Chỉ khi bệnh chuyển nặng, bệnh nhân mới cảm thấy hiện tượng đau vùng kín khi đi lại. Lúc này, các nốt sùi gần như mọc kín bộ phận sinh dục nên rất dễ cọ xát với quần áo và gây ra đau đớn. Đặc biệt là khi mụn cóc chảy máu, lở loét, nhiễm trùng thì mức độ đau cũng tăng lên.
Ngoài bộ phận sinh dục, mụn cóc mọc ở nơi nào thì đều sẽ gây đau nhức ở nơi đó. Ví dụ:
- Sùi mào gà ở niệu đạo: Gây tiểu tiện đau buốt, tiểu khó, nặng có thể gây bí tiểu.
- Sùi mào gà hậu môn: Gây đau quặn khi rặn, đau vùng hậu môn – trực tràng.
- Sùi mào gà ở miệng, lưỡi, họng: Làm đau rát miệng lưỡi, đau họng, vướng víu khi ăn uống. Thậm chí khi nói chuyện bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Chính vì vậy, nếu thấy dấu hiệu đau đớn thì bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để khám và điều trị sớm.
4. Dấu hiệu sùi mào gà khác
Ngoài 3 dấu hiệu sùi mào gà kể trên, bạn cũng có thể nghi ngờ mình mắc bệnh nếu thấy đau rát, chảy máu khi quan hệ tình dục.
Đối với trường hợp quan hệ bằng miệng, nếu thấy nhiệt miệng nhưng dùng thuốc không đỡ, vết loét lan rộng thì có khả năng bạn nhiễm virus sùi mào gà.
Hiện tượng khí hư ra nhiều ở vị nữ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh sùi mào gà bên cạnh nguyên nhân viêm nhiễm vùng kín.
Bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở cơ quan sinh dục đều không thể chủ quan. Bạn cần đi khám định kỳ để phòng sùi mào gà và các bệnh sinh dục. Đồng thời, khi quan hệ tình dục, người bệnh cần chia sẻ thẳng thắn với nhau và dùng các biện pháp phòng ngừa như dùng bao cao su, không quan hệ với nhiều người,…
II. Phân biệt sùi mào gà với các bệnh khác
1. Herpes sinh dục (mụn rộp sinh dục)
Hình ảnh mụn rộp sinh dục do virus herpes gây ra
Sùi mào gà và herpes sinh dục đều lây truyền qua đường tình dục. Nhưng khác với sùi mào gà, tổn thương herpes sinh dục chủ yếu là mụn nước mọc thành chùm, mềm, dễ vỡ và chảy dịch mủ. Khi bị mụn rộp, người bệnh ngứa ngáy dữ dội, đau rát vùng kín kèm theo triệu chứng như cảm cúm: sốt cao, ớn lạnh.
Ngoài ra, herpes sinh dục có thời gian ủ bệnh ngắn. Bệnh không nguy hiểm như sùi mào gà nhưng rất hay nhiễm trùng và tái phát nhiều lần làm ảnh hưởng lớn tới cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân.
2. Giang mai
Giang mai không có nhiều đặc điểm giống với sùi mào gà nhưng giai đoạn 2 của bệnh có một vài điểm giống triệu chứng sùi mào gà.
Ban đầu, bệnh giang mai chỉ gây ra các vết trợt nông, hình tròn hoặc hình bầu dục. Sang giai đoạn hai, vết trợt tiến triển thành nốt mẩn đỏ màu hồng, mềm, không bong vảy, không nhô cao. Vết mẩn ở bộ phận sinh dục không gây đau, gây ngứa nhưng nếu xuất hiện ở ngực, tay, bụng thì có thể làm bệnh nhân ngứa ngáy.
3. Chuỗi hạt ngọc dương vật
Chuỗi hạt ngọc dương vật là bệnh dễ nhầm lẫn với sùi mào gà. Đây là một bệnh lành tính, gặp ở nam giới trong độ tuổi 20 – 30 tuổi. Để phân biệt với sùi mào gà, bệnh nhân cần chú ý 2 điểm sau:
- Chuỗi hạt chỉ mọc ở rãnh hoặc vành bao quy đầu, không lan sang bộ phận khác như hậu môn, bẹn như sùi mào gà.
- Hạt ngọc kích thước nhỏ hơn nhưng mọc thành hàng. Màu sắc hạt ngọc cũng rất đa dạng từ màu trắng trong hoặc hồng nhạt.
- Tổn thương chỉ gây sưng nhẹ, không gây đau, không lở loét.
4. Gai sinh dục
Gai sinh dục cũng là bệnh dễ nhầm với sùi mào gà do cũng xuất hiện u nhú ở cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, các gai này thường có hình đa giác, nhân tròn, bên trong chứa tổ chức hạt giúp giảm khô da và hạn chế tiết dầu.
Gai sinh dục là hiện tượng lành tính, không phải do vi khuẩn và virus gây ra. Vì vậy chúng không có khả năng lây truyền qua đường tình dục.
Điểm khác biệt với sùi mào gà là bệnh này có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên để đảm bảo tính thẩm mỹ thì người bệnh có thể làm tiêu gai nhú bằng cách đốt điện hoặc chiếu laser.
5. Bệnh tiền đình u nhú Papillomatosis
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tiền đình u nhú Papillomatosis cũng hay bị nhầm với sùi mào gà. Tuy nhiên, điểm khác biệt của hai bệnh này cũng khá nhiều như:
- U nhú Papillomatosis mọc đối xứng hoặc thành 1 hàng, không mọc lộn xộn như sùi mào gà.
- Mỗi nốt u nhú chỉ có một chân trong khi đó, một chân mụn sùi mào gà có thể mọc ra rất nhiều nốt sùi.
- Ngoài ra, tiền đình u nhú có màu giống với màu gà nhưng bề mặt trơn nhắn, mềm, không sần sùi như mụn cóc sinh dục.
III. Xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán sùi mào gà
Khi thấy các hiện tượng của sùi mào gà hoặc dấu hiệu tương tự, người bệnh có thể đi làm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
Dưới đây là một số xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán sùi mào gà sớm nhất:
1. Soi niệu đạo
Sùi mào gà có thể gây các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm
Để khám lỗ niệu đạo, chỉ cần dùng tăm bông mở hai mép nhưng nếu muốn khám kỹ bên trong thì cần phải soi niệu đạo. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng như: mỏ vịt nhỏ (panh nhỏ) hoặc ống khám tai.
Thông thường, phần niệu đạo sau sẽ không bị tổn thương nếu không thấy có sùi mào gà ở lỗ niệu đạo.
2. Soi hậu môn
Soi hậu môn khi người bệnh có tiền sử quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
Nếu sùi mào gà ở vùng hố chậu và quanh hậu môn, khoảng 1/3 bệnh nhân sẽ có tổn thương trong hậu môn.
3. Test axit acetic
Test axit acetic không đặc hiệu và không được sử dụng trong mục đích sàng lọc. Bởi vì kết quả dương tính có thể cảnh báo nhiều bệnh như vảy nến, viêm quy đầu bao da, viêm âm hộ âm đạo, eczema, herpes sinh dục,…
Test kiểm tra này chỉ giúp cho sinh thiết và phẫu thuật loại bỏ tổn thương. Người bệnh sẽ được bôi axit acetic 5%. Sau vài phút, tổn thương có thể chuyển màu xám trắng.
4. Mô bệnh học
Xét nghiệm mô bệnh học hay sinh thiết không cần thiết với thương tổn nhọn, nhiều và mới. Tuy nhiên, xét nghiệm này có giá trị với sùi mào gà không điển hình, để phân biệt với các bệnh khác như nốt sẩn dạng Bowen, condyloma khổng lồ.
Để làm sinh thiết này, bệnh nhân cần được gây tê tại chỗ. Quá trình làm xét nghiệm chỉ mất khoảng 10 phút.
5. Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV giúp chẩn đoán sùi mào gà chính xác nhất
Xét nghiệm HPV không chỉ xác định bạn có nhiễm virus gây sùi mào gà hay không mà còn phát hiện virus gây ung thư cổ tử cung ở nữ.
Xét nghiệm HPV có thể kết hợp với xét nghiệm Pap (phết tế bào cổ tử cung) để phát hiện các tổn thương ở cổ tử cung. Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào cổ tử cung và soi kính hiển vi để phát hiện các dấu hiệu bất thường.
IV. Điều trị sùi mào gà
Sùi mào gà không thể điều trị dứt điểm do chưa có thuốc đặc hiệu với virus HPV. Vì vậy, mục tiêu điều trị chủ yếu nhằm giúp bệnh nhân giảm nhẹ triệu chứng và hạn chế tái phát. Theo đó, nguyên tắc điều trị đối với bệnh sùi mào gà bao gồm:
- Phá hủy các nốt sần trên da bằng thuốc bôi hoặc can thiệp ngoại khoa: đốt điện, áp lạnh, chiếu laser,…
- Vệ sinh vùng da tổn thương để hạn chế nhiễm trùng.
1. Phá hủy nốt sùi mào gà bằng thuốc
Đối với những nốt sùi mào gà nhẹ hoặc chưa lan rộng, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc bôi ngoài da. Những loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của virus nhưng không thể tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh. Một số thuốc bôi mà bệnh nhân có thể tự dùng gồm:
- Podophyllotoxin 0,5%.
- Kem imiquimod 5%.
Tuy nhiên, hai loại thuốc này không được dùng cho tổn thương quanh hậu môn – trực tràng, niệu đạo, âm đạo, cổ tử cung.
Ngoài các thuốc trên, bệnh nhân điều trị tại cơ sở y tế có thể được bác sĩ cho dùng podophyllin, Trichloroacetic (TCA) hoặc bichloroacetic (BCA). Bệnh nhân không được tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có đơn của bác sĩ vì các thuốc có thể tổn hại những vùng da lành xung quanh.
2. Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa ở bệnh nhân sùi mào gà nặng
Khi hiệu quả của thuốc bôi không còn tác dụng, người bệnh có thể phải dùng các biện pháp can thiệp ngoại khoa để làm tiêu nốt sùi trên da. Điều bệnh nhân lo lắng là các can thiệp để xử lý sùi mào gà có đau không?
Sự thật là tất cả các phương pháp đều có thể gây đau đớn cho bệnh nhân. Nhưng với các nốt sùi lớn, tổn thương sâu, lan rộng ở nhiều nơi thì đây là phương pháp hiệu quả nhất. Sau khi điều trị, bệnh nhân cũng hạn chế được các đợt tái phát sùi mào gà.
Một số can thiệp ngoại khoa phổ biến hiện nay được nhiều phòng khám áp dụng như:
- Áp lạnh bằng nitơ lỏng.
- Đốt điện.
- Đốt laser.
- Phương pháp quang điện ALA – PDT.
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bệnh nhân. Nếu sau đợt điều trị kéo dài 6 tuần thất bại, người bệnh có thể phải chuyển sang phương pháp khác
3. Vệ sinh tổn thương ngoài da
Bên cạnh phá hủy các nốt sùi mào gà trên da, người bệnh cần làm sạch tổn thương hàng ngày để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp vết thương mau lành hơn.
Các dung dịch kháng khuẩn là lựa chọn ưu tiên để làm sạch tổn thương. Một dung dịch sát trùng lý tưởng cần đáp ứng các tiêu chí sau:
- Tác dụng mạnh, hiệu quả nhanh.
- Không gây đau xót, kích ứng niêm mạc.
- Không làm chậm quá trình lành vết thương.
- An toàn, không gây độc, phù hợp với cả phụ nữ có thai và trẻ em.
- Không gây nhuộm da, không gây đề kháng.
Dựa trên tiêu chí trên, dung dịch kháng khuẩn Dizigone là giải pháp an toàn hiệu quả với các nốt sùi mào gà. Dizigone có cơ chế kháng khuẩn ion tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn tuyệt đối cho người bệnh.
Cách sử dụng dung dịch Dizigone:
- Dùng dung dịch Dizigone để rửa vết thương 2 – 3 lần/ngày. Không cần rửa lại bằng nước.
- Để vết thương mau lành, bệnh nhân có thể kết hợp với kem dưỡng ẩm Dizigone nano bạc.
Với sùi mào gà ở miệng, lưỡi, bạn có thể dùng dung dịch Dizigone để súc miệng hàng ngày.
Trên đây là những dấu hiệu sùi mào gà và cách điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm. Khi nhận thấy có dấu hiệu bất thường, bạn cần tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị sớm. Bệnh sùi mào gà hoàn toàn có thể phòng tránh được nếu quan hệ tình dục an toàn và tiêm ngừa vắc xin phòng HPV. Nếu muốn biết thêm những thông tin về bệnh sùi mào gà, bạn có thể gọi tới số HOTLINE 19009482 để được hỗ trợ sớm nhất.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y Tế