Tay chân miệng là bệnh thường mắc ở trẻ em. Tuy có thể tự chữa trị tại nhà nhưng nếu không được phát hiện sớm,.nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến trẻ tử vong. Hiểu về những dấu hiệu tay chân miệng giúp phát hiện bệnh sớm và có hướng xử trí phù hợp nhất.
I. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Nhân biết được sớm những triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng, sẽ giúp cho quá trình điều trị dễ dàng và khả năng hồi phục nhanh chóng, ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh mà cha mẹ cần nắm được.
1. Sốt
Sốt là triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng. Trẻ có thể bị sốt nhẹ khoảng 37,5-38oC, thậm chí có thể sốt cao 39-40oC. Ngoài ra, trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mũi, luôn khó chịu, quấy khóc. Cha mẹ nên hạ sốt cho con bằng Paracetamol liều 10mg/kg/lần, cách nhau mỗi 6 giờ.
2. Phát ban kèm mụn nước
Sau 1-2 ngày khởi phát bệnh, trên da bé sẽ xuất hiện các nốt hồng ban có kích thước từ 2-5 mm, hình bầu dục, màu xám sẫm. Những nốt ban này thường bắt đầu xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, ngón chân, lòng bàn chân, sau đó sẽ lây lan ra các bộ phận khác trên cơ thể.
Mụn nước sẽ xuất hiện đồng thời tại lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối hay mông. Chúng có đường kính khoảng 2-10 mm, hình tròn hoặc hình bầu dục. Mụn nước có thể mọc lồi lên trên bề mặt hoặc ẩn dưới da, khi sờ có cảm giác cộm, không gây đau hay ngứa cho trẻ.
3. Loét miệng
Loét miệng là tình trạng gặp phải ở tất cả trẻ mắc tay chân miệng. Các vết loét có đường kình khoảng 4-8 mm xuất hiện trong khoang miệng gây cảm giác khó chịu, đau xót cho bé. Chính điều này khiến các bé ăn uống không ngon miệng, lười ăn, thậm chí bỏ ăn dẫn đến yếu ớt, gầy sút cân. Vì vậy, cha mẹ cần xây dựng cho các bé một chế độ dinh dưỡng hợp lý
4. Các dấu hiệu khác
Đáng lưu ý, bệnh tay chân miệng có nhiều.dấu hiệu mà nếu không được chú ý sẽ dễ chẩn đoán nhầm.
- Với nhiều ca trẻ chỉ sốt, ho vài tiếng, tiêu chảy vài lần. Nhưng 2-3 ngày sau đã xuất hiện biến chứng dù.khám không thấy tổn thương ở miệng cũng như ở tay, chân. Thậm chí tìm khắp cơ thể trẻ cũng chỉ thấy 1 – 2 nốt hồng ban rất mờ nhạt.
- Có trường hợp trẻ chỉ biểu hiện sốt, ho khò khè, nhiều khi chẩn đoán.nhầm là hen phế quản hoặc viêm thanh khí phế quản. Lại có trẻ nhập viện với triệu chứng giống bệnh rối loạn tiêu hóa.như: nôn, tiêu chảy và được chữa như một rối loạn tiêu hóa.
- Do đó, để phát hiện sớm bệnh và tránh những biến chứng, khi thấy. trẻ có những dấu hiệu như sốt, đau họng, biếng ăn, có những bóng nước. ở miệng, tay, chân… cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Do đó, để phát hiện sớm và tránh những biến chứng, khi thấy trẻ có những dấu hiệu như: sốt, đau họng, biếng ăn, bọng nước ở miệng, tay, chân cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời.
II. Những yếu tố khiến bệnh tay chân miệng trở nặng
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc tay chân miệng và bị biến chứng nặng. Một phần do thời tiết thay đổi bất thường, mưa nhiều vào những thời điểm xuất hiện bệnh trong năm, độ ẩm cao, thuận lợi cho các virus gây bệnh phát triển. Mặt khác, do sự chủ quan của bố mẹ hoặc thiếu hiểu biết về dấu hiệu bệnh.mà nhiều trẻ khi đến bệnh viện hay cơ sở y tế đã ở giai đoạn muộn, bệnh đã thành biến chứng.
Những triệu chứng ban đầu sốt, ho, đau họng, biếng ăn… rất phổ biến, thường bị nhầm với cảm cúm. Khi xuất hiện những vết loét ở miệng, lưỡi, lợi lại thường bị lầm tưởng với với bệnh viêm loét miệng thông thường. Bên cạnh đó, khi vùng mông, gối, lòng bàn tay, bàn chân có những mụn bóng nước,.người nhà nghĩ trẻ mắc thủy đậu, nhiễm trùng da, dị ứng… dẫn đến không kịp thời chữa đúng bệnh.
Hơn nữa, do sức đề kháng của trẻ yếu nên cũng dễ mắc bệnh hơn, nhất là đối tượng trẻ dưới 5 tuổi. Trong khi đó, bệnh tay chân miệng lây lan nhanh nên dễ phát tán ra cộng đồng, nhất là khu vực đông dân cư, nhà trẻ…
>>> Xem bài viết: Cách chữa chân tay miệng cho trẻ nhanh khỏi nhất
III. Biến chứng nguy hiểm của tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh lý lành tính, tuy nhiên tốc độ lây lan nhanh chóng, nếu cha mẹ không phát hiện kịp thời sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho con. Khi bệnh nhân có biểu hiện sốt cao và nôn nhiều, nguy cơ cao sẽ xuất hiện biến chứng. Sau khoảng 2-5 ngày của bệnh, có thể xuất hiện các biến chứng về thần kinh, tim mạch, hô hấp. Nếu không xử lý ngay sẽ dẫn đến triệu chứng sốc, phù phổi cấp, viêm màng não, viêm cơ tim, nguy cơ tử vong cao sau vài giờ.
1. Biến chứng về tim mạch
- Mạch đập nhanh (trên 150 lần/phút)
- Thời gian làm đầy mao mạch chậm (trên 2 giây)
- Rối loạn vận mạch, da tím tái, đổ mồ hôi, tay chân lanh ngắt.
- Ở giai đoạn đầu, huyết áp tăng cao. Giai đoạn sau, không đo được mạch và huyết áp.
2. Biến chứng về thần kinh
- Rung giật cơ từng cơn từ 1-2 giây, tập trung ở các chi, xuất hiện khi trẻ bắt đầu đi ngủ hoặc khi trẻ nằm ngửa.
- Ngủ không sâu, luôn có cảm giác khó chịu, đi đứng loạng choạng, mắt nhìn ngược
- Rung giật nhãn cầu
- Tăng trương lực cơ
- Yếu tay chân
- Liệt dây thần kinh sọ não
- Hôn mê kèm suy hô hấp, suy tuần hoàn là biến chứng nặng nhất
3. Biến chứng về hô hấp
- Khó thở: thở nhanh, nông, khò khè, hơi thở rít thanh quản, không đều, rút lõm lồng ngực.
- Phù phổi cấp: sùi bọt hồng, phổi nhiều ran ẩm, nổi khí quản có lẫn máu.
>>> Xem bài viết: Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh và ngăn ngừa biến chứng?
IV. Chăm sóc con như nào khi phát hiện dấu hiệu của chân tay miệng?
Chân tay miệng hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh chỉ có thể đẩy lùi bằng những biện pháp hỗ trợ triệu chứng.
Ngay khi phát hiện dấu hiệu chân tay miệng, cha mẹ cần đưa con đến khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh chính xác. Sau khi đã trẻ được xác định mắc chân tay miệng và chưa gặp biến chứng nguy hiểm, cha mẹ có thể tự chăm sóc con tại nhà bằng những biện pháp:
1. Hạ sốt, giảm đau
- Nếu trẻ sốt nhẹ, có thể hạ sốt bằng cách chườm khăn lạnh để làm mát da.
- Nếu trẻ sốt cao trên 38.5°C, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt như paracetamol. Paracetamol cũng có tác dụng giảm đau trên những vết bọng nước ngoài da và vết loét trong miệng của trẻ.
- Ngoài ra, với vết loét miệng, có thể dùng xịt gây tê để hỗ trợ giảm đau
2. Vệ sinh sạch sẽ những tổn thương cho trẻ
Đây là bước vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Việc vệ sinh sạch sẽ tổn thương có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, bội nhiễm da, đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh. Vì vậy, việc lựa chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ là điều cần chú ý. Một sản phẩm tốt cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Khả năng kháng khuẩn, làm sạch nhanh và mạnh.
- Không gây xót hay kích ứng cho da bé.
- An toàn, không gây độc với các tế bào da lành xung quanh.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là sản phẩm đáp ứng đầy đủ được những tiêu chí kể trên. Dizigone được sản xuất trên công nghệ tiên tiến đến từ châu Âu, đồng thời được chứng minh tính hiệu quả và độ an toàn tại bộ KHCN và đại học Y Hà Nội. Sản phẩm được nhiều chuyên gia da liễu khuyên dùng.
Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn của Dizigone:
- Lau rửa người cho trẻ bằng nước ấm
- Dùng bông y tế, lấy lượng dịch phù hợp sau đó bôi lên vị trí tổn thương
- Để khô tự nhiên, không cần lau lại với nước.
- Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh, sử dụng 2-4 lần/ngày.
3. Chăm sóc dinh dưỡng phù hợp ngay khi phát hiện dấu hiệu tay chân miệng
- Do có vết loét trong miệng nên trẻ thường đau và không muốn ăn. Vì vậy, cần nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất, làm lỏng thức ăn để trẻ dễ ăn hơn. Với rau củ quả, cũng cần nấu nhuyễn cho trẻ.
- Phải làm nguội thức ăn rồi mới cho trẻ ăn. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ vì trẻ bị đau miệng nên mỗi bữa sẽ không ăn được nhiều.
- Khi cho ăn, tránh để thìa chạm vào vết loét trong miệng trẻ. Sau khi ăn xong, cần cho trẻ súc miệng sạch sẽ bằng Dizigone và lau sạch miệng.
- Nên xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin C để trẻ có sức đề kháng khỏe mạnh.
- Tránh cho trẻ ăn đồ cứng, vị cay, mặn hoặc quá chua sẽ làm ảnh hưởng tới niêm mạc của trẻ, nặng thêm tình trạng loét miệng.
Qua bài viết này, hi vọng cha mẹ đã có thêm nhiều hiểu biết về bệnh tay chân miệng và những biện pháp chăm sóc con hiệu quả. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Tham khảo: Mayoclinic