Vẩy nến là một trong những căn bệnh ngoài da có số người mắc rất cao. Những biểu hiện của bệnh như tróc vảy da, ngứa da,… ảnh hưởng đến tâm lý cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh vẩy nến như thế nào để có thể sớm phát hiện và xử lý kịp thời?
1. Dấu hiệu tổn thương da trong bệnh vẩy nến
Tổn thương bề mặt da có thể nói là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh vẩy nến. Một số biểu hiện ở da có thể báo hiệu bệnh mà bạn nên cảnh giác như: Da khô, sau đó xảy ra hiện tượng bong tróc, xuất hiện vẩy dày, dùng tay cạo lớp vẩy trắng sẽ xuất hiện một lớp da hồng nhìn như sáp.
Những tổn thương ở vùng da ban đầu thường nhỏ. Tuy nhiên theo thời gian, đường kính của những tổn thương này có thể lan rộng, có khi lan tới toàn thân. Dựa vào từng dấu hiệu khác nhau ở da mà người ta chia bệnh thành một số dạng điển hình như:
1.1. Vẩy nến thể mảng
- Vùng tổn thương xuất hiện từng mảng trên da, chủ yếu là khuỷu tay, đầu gối, vùng lưng bụng…Thường thì bệnh sẽ xuất hiện thành từng đám và nổi mảng da sần.
1.2. Vẩy nến da đầu
- Đây là một dạng vẩy nến khá thường gặp hiện nay. Vùng da đầu thường sẽ xuất hiện vẩy trắng bong tróc và sần sùi, tóc rụng, và trắng trở thành sợi trắng hơn.
1.3. Vẩy nến thể giọt
- Xuất hiện bệnh vẩy nến nhưng không nghiêm trọng mà chỉ là những chấm nhỏ như giọt nước ở da. Thường không xuất hiện tập trung tại một vùng nào đó. Bất cứ vùng da nào trên cơ thể cũng đều có thể xuất hiện dạng vẩy nến thể giọt.
1.4. Vẩy nến thể mủ
- Đây có thể được xem là dạng vẩy nến nghiêm trọng nhất. Vùng da không khô và có vẩy trắng như bình thường mà lại xuất hiện mủ trắng xanh dưới da. Khi mủ vỡ ra sẽ làm vùng da bị tổn thương lở loét nặng nề
Có thể nói đây là những dấu hiệu bệnh vẩy nến đặc trưng theo từng dạng khác nhau mà chúng tôi liệt kê ở trên. Vì thế nếu thấy những tổn thương da nào nghiêm trọng thì bạn nên tới gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và chữa bệnh sớm nhất.
2. Dấu hiệu tổn thương móng
Không chỉ gây ra những tổn thương ở ngoài da như ở trên mà dấu hiệu bệnh vẩy nến còn được biểu hiện ở vùng móng. Cụ thể, trên móng tay, móng chân sẽ xuất hiện các triệu chứng:
- Móng ngả màu vàng đục, đôi khi là các chấm rỗ trắng xuất hiện trên móng tay.
- Móng dễ mủn hơn và thường xuất hiện cả nguyên bàn tay hoặc bàn chân chứ không riêng lẻ từng ngón.
3. Triệu chứng tổn thương xương khớp
- Có thể nói vẩy nến là căn bệnh ngoài da dễ gây tổn thương xương khớp nhất. Những dạng vẩy nến nặng như vẩy nến thể mủ hay vẩy nến thể mảng dễ gây biến chứng hơn.
- Những tổn thương xương khớp thường gặp nhất là: viêm xương.khớp, thoái hóa khớp, biến dạng xương khớp, lệch khớp, khó khăn trong việc đi lại.
- Khi bệnh đã ảnh hưởng tới xương khớp thì phải được chữa ngay lập tức, tránh dẫn đến biến chứng nặng hơn là tàn tật.
4. Chữa vẩy nến an toàn, hiệu quả
Bệnh vảy nến tưởng như đơn giản nhưng rất dễ bị tái lại do chưa có thuốc chữa triệt để. Nhưng chỉ vài típ nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế phần.nào triệu chứng của bệnh và ngăn bệnh phát lại nhiều lần.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau củ quả. Đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin, giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch. Nhờ vậy, tổn thương da sẽ chóng lành hơn.
- Để da không bị khô ráp, bong tróc gây ngứa ngáy và mất thẩm mỹ thì người bệnh nên uống nhiều nước. Ngoài ra, nên thoa thêm kem dưỡng da chứa thành phần tự nhiên để da luôn giữ được độ ẩm cần thiết.
- Khi tiếp xúc với nước rửa chén, xà phòng, thuốc tẩy hay các chất hóa học độc hại, người bệnh nên mang găng tay hoặc đồ bảo hộ. Tránh để da tiếp xúc với các chất này khiến các triệu chứng bệnh tái phát hoặc trở nên trầm trọng hơn.
- Giữ cho tâm lý luôn ổn định. Chia sẻ tình trạng bệnh tình với người thân trong gia đình để vơi bớt gánh nặng tâm lý, giúp đầu óc được thanh thản.
- Quan trọng nhất là giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tắm gội và thay quần áo thường xuyên. Tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra đối với các tổn thương trên da.
5. Bệnh vẩy nến dùng dung dịch sát khuẩn Dizigone sao cho hiệu quả
Hình ảnh sản phẩm Dizigone
- Dung dịch sát khuẩn Dizigone là lựa chọn tối ưu cho bệnh vẩy nến. Dizigone có khả năng tiêu diệt virus vi khuẩn mạnh mẽ, tạo môi trường.không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Dizigone giúp ngăn chặn nguy cơ gây bệnh cũng như không cho bệnh tái phát nhiều lần.
- Bên cạnh đó, dung dịch Dizigone có độ pH trung tính nên không gây kích.ứng da. Dizigone không làm khô da, khiến vùng da tổn thương phục hồi một cách tự nhiên nhất.
- Cách sử dụng Dizigone: Xịt trực tiếp dizigone hoặc thấm dung dịch ra khăn sạch rồi lau rửa vùng da bị tổn thương 2-3 lần/ngày.
Xem thêm: