Vào một ngày đẹp trời, bạn thấy trên da xuất hiện nhiều mụn nước mà không rõ nguyên nhân. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý da liễu khác nhau. Các bệnh lý này rất dễ nhầm lẫn khiến việc điều trị không mang lại hiệu quả. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những bệnh khiến da nổi mụn nước và cách để xử lý hiệu quả trong bài viết dưới đây.
I. Da nổi mụn nước cảnh báo bệnh gì?
Da nổi mụn nước có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn. Mụn nước có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau như mụn nước lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay, mép,… Khi da nổi mụn nước có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý sau đây:
1. Chàm (eczema)
Bệnh chàm (eczema) hay viêm da cơ địa là bệnh ngoài da mạn tính, dai dẳng, hay bị tái phát. Các tổn thương ngoài da gây ngứa, dễ bong tróc và nứt nẻ. Trên vùng da đỏ có nổi nhiều hay ít mụn nước tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Sau một khoảng thời gian, mụn nước đã vỡ có thể đóng vảy, bong ra và làm dày sừng ở vùng da tổn thương.
Vì cảm giác ngứa ngáy nên bệnh nhân thường đưa tay lên gãi tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm khuẩn.
Do đó, mục tiêu chính trong điều trị là chăm sóc tổn thương da để tránh nhiễm trùng và giảm cảm giác ngứa ngáy cho bệnh nhân.
>>> Xem ngay: Mách mẹ những thuốc trị chàm khô an toàn – hiệu quả
2. Thủy đậu
Thủy đậu do virus varicella zoster gây ra các mụn nước nằm rải rác khắp cơ thể. Bệnh này hay gặp ở trẻ em khi chưa được tiêm phòng vắc xin thủy đậu. Ban đầu, bệnh nhân chỉ xuất hiện các vết phát ban nhỏ li ti. Giai đoạn toàn phát, da có nhiều mụn nước phồng to, bên trong chứa dịch trong suốt. Sau vài ngày, mụn nước bắt đầu khô se, lõm ở giữa, đóng vảy rồi bong ra.
Ngoài mụn nước, bệnh nhân thủy đậu còn có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, chán ăn.
Nếu xử lý sớm, mụn nước có thể được kiểm soát và không để lại sẹo lõm. Vì bệnh rất dễ lây lan nên cha mẹ cần nắm được những biện pháp phòng bệnh cho con mình như hạn chế tiếp xúc với người bệnh, rửa tay thường xuyên, không cho trẻ bốc thức ăn,…
3. Zona thần kinh
Da nổi mụn nước là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh zona thần kinh. Virus gây bệnh thủy đậu cũng chính là nguyên nhân gây bệnh zona. Khi bệnh nhân chữa khỏi thủy đậu, virus không bị tiêu diệt hết mà trú ngụ tại các hạch thần kinh. Khi hệ thống miễn dịch suy yếu, virus tái hoạt động trở lại và di chuyển ra bề mặt da và gây bệnh.
Khác với thủy đậu, mụn nước zona thường mọc thành cụm, nằm dọc một bên thân. Zona thần kinh gây đau rát dữ dội kèm theo triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn.
Sau một thời gian điều trị, cơn đau giảm dần đồng thời mụn nước bắt đầu khô se và đóng vảy. Tuy nhiên, bạn có thể bị sẹo nếu không chăm sóc đúng cách.
>>> Xem ngay: Thủy đậu (trái rạ) và zona: Những điểm giống và khác biệt
4. Tay chân miệng
Tay chân miệng ở trẻ em có thể lây lan nhanh thành dịch khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.
Tổn thương tay chân miệng có dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, ngón tay. Mụn nước ở tay trẻ em có đường kính khoảng 2 – 4mm, màu xám, rất dễ vỡ. Trẻ không vệ sinh mụn nước có thể làm lây lan virus và gây ra tình trạng nhiễm trùng.
Ngoài ra, mụn nước cũng xuất hiện trong khoang miệng. Khi chúng vỡ ra tạo thành các vết loét khiến trẻ đau xót khi ăn.
Bệnh nhẹ có thể khỏi sau 7 – 10 ngày điều trị tại nhà. Nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng như co giật, tổn thương thần kinh,… Khi đó, mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Để phòng tránh bệnh, phụ huynh cần hạn chế ôm, hôn, tránh để trẻ em dùng chung bát đũa, đồ chơi,…
5. Nhiễm Herpes simplex
Virus herpes simplex có thể gây ra mụn nước ở môi, miệng hoặc bộ phận sinh dục. Đây là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục khi bệnh nhân không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn như dùng bao cao su, quan hệ với nhiều người,…
Mụn nước có thể nằm rải rác hoặc tập trung thành chùm. Chúng có màu đỏ hồng, bên trong chứa dịch mủ. Do mụn rất dễ vỡ nên người bệnh hay bị nhiễm trùng nếu không vệ sinh đúng cách.
Bên cạnh đó, người bị nhiễm virus herpes còn có triệu chứng ngứa ngáy khó chịu vùng kín. Herpes ở miệng có thể gây cảm giác đau xót khi ăn uống khiến bệnh nhân chán ăn, suy nhược cơ thể.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị dứt điểm virus herpes simplex. Người bệnh có thể khỏi tạm thời sau đó bị tái phát khi sức khỏe suy yếu. Vì vậy, bệnh nhân chỉ có thể dùng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng và hạn chế số lần tái phát.
6. Rôm sảy
Rôm sảy là bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ nhỏ. Tình trạng này xảy ra khi trẻ ra nhiều mồ hôi nhưng tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn thiện hoặc do bít tắc dẫn tới mồ hôi không thoát ra được.
Trẻ thường bị rôm sảy vào mùa hè hoặc khi mặc quá nhiều quần áo dẫn tới nóng bức, không thoát mồ hôi được.
Khi đó, da trẻ xuất hiện các nốt sần đỏ hình tròn, bên trên có mụn nước nhỏ. Rôm sảy có thể mọc ở nhiều vị trí khác nhau như ở đầu, lưng, tay trẻ em.
Những vị trí rôm mọc dày thường khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Vì vậy, trẻ có xu hướng gãi làm mụn nước vỡ ra, rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu không điều trị đúng cách, trẻ có thể bị viêm lỗ chân lông hoặc xuất hiện các mụn nhọt lớn gây đau.
7. Ghẻ nước
Triệu chứng điển hình của ghẻ nước là da nổi mụn nước gây ngứa ngáy, khó chịu. Mụn nước lòng bàn chân, lòng bàn tay hoặc các kẽ ngón tay, chân là những vị trí thường gặp nhất.
Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis. Chúng xâm nhập vào da khi cơ thể tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Những người sống trong điều kiện vệ sinh kém, chật chội, không thường xuyên tắm rửa rất dễ bị ghẻ nước.
Ngoài mụn nước, bệnh ghẻ nước còn gây ngứa với tính chất dữ dội. Cơn ngứa thường xảy ra về đêm do con ghẻ đào hang và đẻ trứng.
Ghẻ nước rất dễ nhầm với bệnh viêm da cơ địa, tổ đỉa. Vì vậy, bệnh nhân cần đi khám da liễu để chẩn đoán chính xác.
8. Bệnh Pemphigus
Bệnh Pemphigus là một bệnh tự miễn làm tổn thương da và niêm mạc. Triệu chứng điển hình là các bọng nước lớn xuất hiện trên da. Chúng có thể tập trung tại nhiều nơi như vùng da có nếp gấp, vị trí tiết nhiều mồ hôi.
Bọng nước rất dễ vỡ, chảy nhiều dịch và bong tróc. Ngoài ra, khi bị mắc bệnh này, bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức kèm một số triệu chứng như chán ăn, sút cân, đau họng, chảy máu cam,…
II. Nổi mụn nước trên da có nguy hiểm không?
Nổi mụn nước trên da thường không gây nguy hiểm nhưng khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Mụn nước không điều trị đúng cách có thể dẫn tới nhiễm khuẩn và để lại sẹo xấu trên da.
Tuy nhiên, nếu nguyên nhân nổi mụn nước trên da do virus gây ra như virus thủy đậu, tay chân miệng, herpes simplex,… rất dễ để lại biến chứng. Các bệnh có tính chất lây lan nhanh thường khó xử lý, ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần và sức khỏe người bệnh.
Nguy hiểm nhất là trường hợp bệnh tự miễn. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không phát hiện sớm do các biến chứng hô hấp, tim mạch, thần kinh.
Vì thế, bạn không thể chủ quan khi thấy da nổi mụn nước. Trong tình huống này, bạn cần tới cơ sở y tế khám nhằm xác định đúng nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý hiệu quả và an toàn.
III. Những điều cần làm để xử lý da nổi mụn nước
1. Làm sạch da bằng dung dịch sát khuẩn
Điều đầu tiên bạn cần làm khi da nổi mụn nước là làm sạch vùng da đó. Điều này có thể ngăn chặn nhiễm trùng và giúp mụn nước mau lành hơn.
Tuy nhiên, nếu chỉ làm sạch bằng nước thường thì không thể loại bỏ hết vi sinh vật gây hại. Do đó, bạn cần sử dụng dung dịch sát khuẩn để vệ sinh các nốt mụn nước hàng ngày. Tiêu chí để lựa chọn dung dịch sát khuẩn gồm:
- Hiệu lực mạnh, tiêu diệt hầu hết vi khuẩn, virus, nấm gây hại trên da.
- Có hiệu quả nhanh, thời gian tác dụng kéo dài.
- Không gây đau xót, kích ứng da và niêm mạc.
- Không làm cản trở quá trình lành vết thương.
- An toàn cho các đối tượng đặc biệt: trẻ em, phụ nữ có thai.
- Không chứa kháng sinh, corticoid, không gây đề kháng.
Dựa trên những tiêu chí này thì dung dịch sát khuẩn như cồn, oxy già, povidone iod,… không thích hợp để làm sạch mụn nước trên da, đặc biệt là mụn nước đã vỡ. Bởi vì các sản phẩm này gây đau xót và làm vết thương lâu lành.
Hiện nay, các chuyên gia nhận định giải pháp tốt nhất để chăm sóc mụn nước trên da là sử dụng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Nhờ cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, Dizigone đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một dung dịch sát trùng lý tưởng.
Cách dùng Dizigone xử lý mụn nước: Thấm dung dịch vào bông rồi lau rửa vùng da nổi mụn nước 3-4 lần/ngày.
2. Dưỡng ẩm cho da
Sau bước làm sạch, da thường dễ bị khô. Do đó, bạn cần cấp ẩm ngay cho da để bù lại lượng nước đã mất. Việc duy trì độ ẩm giúp mụn nước nhanh khỏi và tránh để lại sẹo. Hơn nữa, dưỡng ẩm cho da còn giúp dịu da, giảm cảm giác nóng rát và ngứa ngáy tại vùng da bị mụn.
Bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm như vaseline, Dizigone nano bạc,… Khi kết hợp bộ đôi sản phẩm Dizigone sẽ giúp mụn nước xẹp, khô nhanh và ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng hiệu quả.
Chú ý: Kem dưỡng ẩm chỉ lên dùng khi mụn nước đã khô, không còn chảy dịch.
3. Sử dụng thuốc điều trị
Ngoài dung dịch sát khuẩn, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus bôi ngoài da. Tuy nhiên, các loại thuốc này không được bôi tùy ý do có thể dẫn tới kháng thuốc, làm mụn trầm trọng hơn.
Ngoài ra, mụn nước do bệnh tự miễn có thể sử dụng corticoid để điều trị. Đây là thuốc giảm đau chống viêm mạnh nhưng có rất nhiều tác dụng phụ. Do đó, người bệnh cần tuân thủ đủ liều lượng và thời gian điều trị của bác sĩ.
IV. Những điều cần tránh khi da nổi mụn nước
1. Da nổi mụn nước kiêng ăn gì, uống gì?
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, giảm tình trạng mụn nước. Tuy nhiên, không phải thực phẩm và đồ uống nào cũng tốt khi da nổi mụn nước. Sau đây là những thực phẩm bạn cần tránh ăn khi da nổi mụn nước:
- Đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn.
- Thực phẩm giàu arginine: socola, đậu phộng, nho khô,…
- Đồ ăn dễ lên sẹo như rau muống, hải sản, thịt gà, xôi nếp,…
- Đồ uống có cồn, nước ngọt có ga, thuốc lá, chất kích thích,…
Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung đầy đủ protein, vitamin và khoáng chất bằng cách ăn nhiều rau xanh, đậu nành, trái cây, cá, thịt nạc,…
2. Hạn chế cào gãi, làm vỡ mụn nước
Đa số mụn nước trên da đều gây ngứa. Vì vậy, người bệnh thường hay lấy tay gãi để giảm cảm giác ngứa ngáy. Việc làm này cần phải được hạn chế vì những lý do sau:
- Gãi ngứa làm mụn nước vỡ, chảy dịch, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập.
- Bàn tay mang mầm bệnh có thể làm lây nhiễm vi khuẩn, virus sang vùng da lành xung quanh
Trong trường hợp ngứa dữ dội, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc kháng histamin để làm giảm triệu chứng này.
3. Tránh dùng các loại lá tắm để xử lý mụn nước
Các loại thảo dược để tắm, làm sạch mụn nước được mọi người ưu tiên sử dụng. Bởi vì thảo dược thường lành tính, an toàn, rẻ tiền. Tuy nhiên cách làm này có rất nhiều nhược điểm:
- Hiệu quả rất thấp.
- Sử dụng phức tạp, lâu dài khiến người bệnh dễ chán nản.
- Tắm lá chỉ phù hợp trong trường hợp mụn nước do dị ứng nhẹ.
- Với mụn nước nặng, chảy dịch nhiều thì không hiệu quả. Thậm chí, cách này có thể làm tình trạng mụn nặng thêm.
- Trẻ em có thể bị dị ứng với thảo mộc do làn da rất nhạy cảm.
Chính vì thế, bạn không nên sử dụng phương pháp này khi chưa biết rõ nguyên nhân nổi mụn nước trên da.
Da nổi mụn nước là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh. Do đó, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân nổi mụn nước để có cách xử lý hiệu quả. Làm sạch mụn nước bằng dung dịch kháng khuẩn là biện pháp đầu tiên để ngăn chặn nhiễm trùng da. Nếu bạn cần tư vấn cách phát hiện và chăm sóc các bệnh ngoài da, hãy gọi tới số HOTLINE 19009482 để được chuyên gia hỗ trợ nhanh nhất.