Trong sinh hoạt và lao động hằng ngày không tránh khỏi việc bị thương. Tổn thương có thể tạo ra các vết thương hở. Có vô số những lời khuyên, những mẹo điều trị vết thương hở. Một trong những việc mọi người hay làm khi bị thương là bịt kín miệng vết thương hở. Vậy việc bịt kín vết thương hở có phải hành động nên làm hay không?
1. Tại sao lại có lời khuyên nên bịt kín vết thương hở
Tổn thương trên da làm mất đi lớp bảo vệ của cơ thể với bên ngoài. Đặc biệt với các vết thương hở, yếu tố bên ngoài rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Các yếu tố đó gồm bụi bẩn và các loại vi sinh vật. Lượng vi khuẩn có trong không khí hay các bề mặt tiếp xúc là rất lớn. Bản thân chúng ta không thể nhận thấy được điều đó. Ngoài ra, trên bề mặt cơ thể chính chúng ta cũng có một lượng lớn vi khuẩn. Mọi người thường nghĩ việc che chắn vết thương hở bằng cách bịt kín miệng như là một giải pháp ngăn ngừa các yếu tố đó xâm nhập cơ thể.
Với các trường hợp tổn thương hở miệng lớn thường kèm theo chảy máu. Động tác được tiến hành ngay lập tức là bịt kín vết thương hở. Tuy nhiên mọi người thường giữ nguyên tình trạng bịt kín đó một thời gian dài, kể cả khi vết thương đã ngừng chảy máu. Nhiều người vẫn lo sợ nếu bỏ ra máu sẽ lại tiếp tục chảy.
Các tổn thương dù lớn hay nhỏ đều gây tình trạng đau. Với các vết thương hở miệng, lớp tế bào dưới da bị lộ. Khi có tiếp xúc lên vị trí đó, chẳng hạn vô tình chạm phải, sẽ gây đau xót. Việc che chắn vị trí tổn thương làm hạn chế những va đập, tiếp xúc, tránh được cảm giác đau cho người bệnh. Vì thế chúng ta thường có xu hướng bịt kín vết thương hở đó.
Một số người lại nghĩ nên bịt kín vết thương hở vì có thể mau lành hơn. Vậy việc bịt kín vết thương hở có thật sự đem đến nhiều hiệu quả không?
2. Ba tác hại của việc bịt kín vết thương hở
Với các vết thương hở không quá nặng, bịt kín là không cần thiết.Việc băng kín vùng tổn thương có thể làm cho bạn thấy bớt lo lắng và sợ hơn nhưng trên thực tế điều này là không nên. Những tác hại khi bịt kín liên tục vết thương hở có thể gặp phải là:
2.1. Cản trở tuần hoàn tại vết thương
Tuần hoàn bị cản trở làm vết thương nghiêm trọng hơn
Việc bịt kín cùng với thắt chặt khi băng làm các mạch máu bị chèn ép. Vết thương vốn đã có những tổn thương về tế bào và mạch máu, làm cho máu khó lưu thông. Mạch máu bị chèn ép không thể cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho mô. Khu vực tổn thương cần rất nhiều vật chất và năng lượng để tái tạo phục hồi. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh ở những khu vực này. Tất cả nguyên liệu và năng lượng cần thiết đều được vận chuyển bởi dòng máu. Khi không được cung cấp đầy đủ, quá trình hồi phục bị gián đoạn.
2.2. Làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng
Vết thương bị bịt kín gây ra tình trạng “bí hơi”. Các tế bào, mô chết và môi trường kín là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Khi đó tình trạng viêm nhiễm tăng lên. Vết thương sưng đau hơn. Một số trường hợp băng kín lâu có thể dẫn tới quên vệ sinh cho vết thương. Những sản phẩm viêm và vi khuẩn không được làm sạch đều đặn đều là nguyên nhân làm cho vết thương phức tạp hơn.
Tuần hoàn tại vị trí tổn thương bị hạn chế cũng không thể cung cấp đủ các yếu tố miễn dịch. Các bạch cầu, kháng thể là cần thiết trong quá trình chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Các yếu tố này được vận chuyển trong cơ thể chủ yếu qua tuần hoàn máu và bạch huyết. Nếu không có đủ bạch cầu, kháng thể, các vi khuẩn sẽ chiếm ưu thế và dễ dàng xâm nhập.
2.3. Kéo dài thời gian lành vết thương
Quá trình viêm nhiễm kéo dài cản trở việc lên da non. Việc bịt kín làm cho người bệnh khó biết được tình trạng của vết thương. Miệng vết thương dễ bị đóng vảy và khô, điều này làm quá trình hồi phục lâu hơn. Khi bịt kín khó tiến hành chăm sóc vết thương như vệ sinh, bôi kem dưỡng ẩm, kem ngừa sẹo. Tất cả điều đó kéo dài thời gian lành vết thương, gây khó chịu cho người bệnh.
3. Cách chăm sóc vết thương hở khoa học – hiệu quả
Có rất nhiều lời khuyên, mẹo khác nhau về chăm sóc vết thương hở. Điều quan trọng là phải nhận biết được lời khuyên nào là đúng, có cơ sở. Sau đây là các bước cơ bản cần thực hiện khi gặp một tổn thương trên da.
Bước 1: Vệ sinh
Tay bạn phải được rửa sạch trước khi tiến hành bất cứ hoạt động chăm sóc vết thương nào. Bạn có thể rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sẵn có. Ngoài ra, có thể mang găng tay y tế nếu có sẵn.
Vệ sinh qua vết thương, loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn quanh miệng vết thương. Có thể sử dụng nước muối hoặc xà phòng chà rửa bụi bẩn xung quanh. Nếu có dị vật nhỏ, dùng nhíp đã vô trùng lấy ra nhẹ nhàng. Lưu ý không để xà phòng tiếp xúc với miệng vết thương. Tránh chà xát mạnh khi rửa.
Vết thương hồi phục nhanh khi được chăm sóc đúng cách
Bước 2. Sát khuẩn
Sát khuẩn là bước cực kỳ quan trọng và cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Các nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ được loại bỏ, tránh vết thương nhiễm trùng. Nên chọn các dung dịch sát khuẩn không gây đau xót, không ảnh hưởng đến quá trình lên da non. Dung dịch sát khuẩn Dizigone là một lựa chọn hợp lý trong trường hợp này với nhiều ưu điểm:
- Khả năng diệt khuẩn mạnh. 100% vi khuẩn và nấm được loại bỏ sau 30 giây
- Không gây đau xót cho người bệnh
- Không phá hủy mô liên kết nên không ảnh hưởng quá trình liền vết thương
- Không màu, hoàn toàn không độc hại với cơ thể
- Sử dụng đơn giản bằng cách bôi, xịt lên vết thương, chờ 30 giây và không cần rửa lại bằng nước.
Bộ sản phẩm Dizigone chuyên dụng cho vết thương
Bước 3. Dưỡng ẩm
Độ ẩm kích thích quá trình hồi phục của tổn thương. Khi băng bó chặt trong thời gian dài người bệnh thường không để ý vấn đề này. Nên sử dụng những sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên, dịu nhẹ với da như kem bôi Dizigone Nano bạc. Ngoài khả năng dưỡng ẩm, kem Dizigone Nano bạc còn hỗ trợ diệt khuẩn và kích thích quá trình lên da non, hạn chế để lại sẹo.
Bước 4. Bảo vệ vết thương
Như đã nói, không nên băng bó chặt vết thương lâu. Với các vết thương nhỏ có thể không cần băng bó. Các vết thương hở miệng chỉ nên băng kín đến khi ngừng chảy máu. Có thể băng dán miệng vết thương khi làm việc để tránh va đập. Khi nghỉ ngơi có thể để vết thương thông thoáng tự nhiên. Nên để vị trí có vết thương cao hơn tim khi đi ngủ.
Vết thương hồi phục nhanh sau khi dùng bô sản phẩm Dizigone
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách chăm sóc vết thương hở, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Tổng đài 19009482 luôn sẵn sàng giải đáp những câu hỏi của các bạn và tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bạn một cách khoa học và nhiệt tình nhất.
Tham khảo: Healthline.com