Chàm sinh dục có thể gặp phải ở cả nam và nữ. Do chàm sinh dục xuất hiện tại vị trí khá nhạy cảm, nên nhiều người còn e ngại, cố chịu đựng những cơn ngứa ngáy, khó chịu, khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
1. 3 bước chữa chàm sinh dục theo chuẩn chuyên gia
1.1 Loại bỏ/ giảm tối đa nguyên nhân gây bệnh:
- Chàm là một bệnh mạn tính, do vùng da bị viêm và gây ngứa ngáy. Chàm sinh dục biểu hiện với triệu chứng vùng da ở bộ phận sinh dục trở nên thô ráp, ngứa ngáy, bong vảy và rỉ nước. Ngứa là dấu hiệu đặc trưng của chàm sinh dục và nó làm cho người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.
- Nguyên nhân gây chàm hiện nay được biết là do cơ chế miễn dịch kèm các yếu tố môi trường. Các yếu tố môi trường làm trầm trọng thêm tổn thương do chàm như vật liệu thô ráp, môi trường ẩm thấp, căng thẳng lâu ngày hay các dung dịch tẩy rửa và đồ ăn hàng ngày.
- Vì vậy, để điều trị chàm sinh dục, phải loại bỏ được tối đa nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể như:
- Tránh các yếu tố kích thích như nhiệt độ, độ ẩm quá cao.
- Điều trị căng thẳng và lo lắng, giữ cho tinh thần thoải mái.
- Tránh tiếp xúc với lông chó mèo, phấn hoa.
Tránh các yếu tố kích thích giúp làm giảm các đợt chàm
- Dùng dung dịch tẩy rửa dịu nhẹ.
- Tránh ăn quá nhiều thực phẩm có thể gây dị ứng như tôm, cua, ốc.
1.2 Chăm sóc vết chàm tại chỗ:
Vệ sinh hàng ngày:
- Vì môi trường ẩm thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm mốc phát triển nên vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày là điều phải làm đầu tiên để kiểm soát chàm. Nên tắm rửa hàng ngày với nước ấm khoảng 15 phút, không tắm quá lâu và tắm nước quá nóng.
- Dùng các dụng dịch vệ sinh thân thể dịu nhẹ, tránh các xà phòng quá kiềm.
- Bôi kem dưỡng ẩm và làm mềm da ngay sau khi tắm ở vị trí bị chàm để tránh mất nước, tình trạng chàm lại nặng lên.
- Sát trùng vị trí bị chàm để tránh nhiễm vi khuẩn, virus, nấm.
Sát trùng vết chàm là điều quan trọng để kiểm soát chàm sinh dục
- Vì vùng da tổn thương do chàm rất dễ bị nhiễm trùng nếu không được chăm sóc hợp lý, nên sát trùng là bước chăm sóc không thể thiếu trong kiểm soát chàm.
- Nếu vùng da không được sát trùng, sẽ có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn, virus hay nấm, làm cho tổn thương trên da do chàm lâu lành và tái lại nhiều lần gây phiền phức cho người bệnh, nhất là vùng da sinh dục.
Lựa chọn dung dịch sát trùng hiệu quả:
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dung dịch sát trùng với những ưu nhược điểm khác nhau như: cồn, povidon iod, oxi già, chlorhexidin, dizigone…
- Một dung dịch sát trùng tối ưu phải đạt được những tiêu chí sau: diệt được vi khuẩn, virus và nấm; thời gian tác dụng nhanh, hiệu lực mạnh, dùng được trên vết thương hở, không gây chậm liền sẹo, không gây kích ứng da và niêm mạc, không xót khi bôi lên vùng da bị tổn thương, không có màu, mùi quá hắc.
- So sánh những ưu nhược điểm của các dung dịch sát trùng trên thị trường, người bệnh có thể tham khảo tại đây.
- Ta có thể thấy được, dung dịch sát trùng dizigone có nhiều ưu điểm của một dung dịch sát trùng cần có. Dizigone diệt được vi khuẩn, virus và nấm với hiệu lực mạnh, thời gian tác dụng nhanh. Không gây chậm lành vết thương và không gây xót da, kích ứng vùng da tổn thương. Vì vậy, dizigone có thể là một lựa chọn thích hợp để người bệnh sử dụng trong sát trùng vùng da bị chàm, ngăn ngừa nhiễm trùng và chống tái phát dai dẳng. Nếu muốn tìm hiểu thêm những bằng chứng khoa học về tác dụng của dizigone, có thể tham khảo tại đây.
Trọn bộ sản phẩm Dizigone
Dùng kem dưỡng ẩm:
- Dưỡng ẩm cho vùng da bị chàm sinh dục cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát chàm. Nên sử dụng dạng creams (chứa ít nước) hay dạng thuốc mỡ.(không chứa nước) để dưỡng ẩm cho vùng da chàm, không nên dùng dạng lotion (chứa nhiều nước) vì dễ gây kích ứng cho da hơn.
- Nên sử dụng kem dưỡng ẩm và làm mềm da ít nhất hai lần mỗi ngày và ngay sau khi tắm.
Dưỡng ẩm đẩy đủ cũng là điều cần thiết
- Nên lựa chọn kem dưỡng ẩm có chứa axit glycyrrhetinic-một.chất chống viêm tự nhiên để kiểm soát tốt hơn tổn thương do chàm.
- Nên sử dụng những kem dưỡng ẩm có chứa ures.hay glycerol để hiệu quả dưỡng ẩm được tốt nhất.
1.3 Dùng thuốc giảm ngứa nếu cần:
- Ngứa ngáy là triệu chứng gây khó chịu nhất ở vùng da bị chàm. Ngứa ngáy tại vùng sinh dục do chàm làm người bệnh.giảm tự tin, lo âu, làm giảm chất lượng cuộc sống. Giảm ngứa là một trong những mục tiêu điều trị chàm sinh dục.
- Có thể giảm ngứa bằng các thuốc kháng histamin như fexofenadin, cetirizine, loratadin.
- Tắm nước ấm và luôn giữ vùng da chàm mát mẻ, khô thoáng cũng giúp giảm ngứa.
- Với chàm sinh dục, không nên mặc đồ quá bó sát,.nên dùng đồ cotton để vùng da chàm luôn khô thoáng.
2. Cách phòng ngừa chàm sinh dục quay trở lại
2.1 Chế độ ăn uống:
- Vì thức ăn gây dị ứng cũng là một yếu tố góp phần làm nặng thêm tình trạng chàm,.nên hạn chế ăn những thức ăn này là một điều cần thiết.
- Không nên ăn quá nhiều các thực phẩm giàu đạm như tôm, cua, ốc.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả chín để cung câp đủ vitamin, giúp cơ thể nâng cao đề kháng,
- Uống nhiều nước để giữ da luôn đủ ẩm.
Chế độ ăn uống hợp lý cũng góp phần kiểm soát chàm
2.2 Chế độ sinh hoạt:
- Tránh tiếp xúc với các dụng cụ thô ráp để không làm tăng tình trạng kích ứng của chàm.
- Tránh xa lông chó mèo, phấn hoa.
- Luôn giữ nhiệt độ phòng mát mẻ, không thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, hàng ngày với các sản phẩm dịu nhẹ.
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chàm sinh dục là một bệnh rất dễ tái phát. Sự tái phát nhiều lần gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh. Chàm sinh dục làm người bệnh mất tự tin, suy giảm chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần tuân thủ các biện pháp điều trị.và chăm sóc vùng da tổn thương do chàm để giảm tần suất tái phát của chàm.
Nếu cần hỗ trợ chi tiết, hãy gọi 1900 9482 để được giải đáp.