Loét ép là bệnh khó chăm sóc, tiến triển nhanh chóng. Khi chữa rất khó để lành hẳn. Gây thách thức lớn cho người chăm sóc. Thay đổi vị trí nằm hoặc ngồi thường xuyên, lau rửa thay băng hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn, chú ý để vết loét khô tránh ma sát với quần áo, với giường chiếu, giữa các mô là điều bệnh nhân cần chú ý. Cùng tìm hiểu các phương pháp chăm sóc loét ép dưới đây do chuyên gia y tế khuyên dùng để vết loét mau lành.
1. Dizigone – Chất sát khuẩn chuyên gia y tế khuyên dùng chăm sóc bệnh nhân loét ép
Viêm và loét ép xảy ra với tốc độ nhanh chóng hay không phụ thuộc vào cách chăm sóc của mỗi bệnh nhân với vùng da của mình. Khi vùng da mỏng manh được đặt trong môi trường hoạt động mạnh mẽ của vi khuẩn và nấm, nguy cơ loét rất cao. Viêm và loét ép có thể nặng lên gấp bội khi vết loét được hình thành và không được chữa trị ngay. Vùng da không được vệ sinh hằng ngày.
Chuyên gia y tế khuyến cáo, nên thường xuyên sử dụng chất sát khuẩn Dizigone cho vết loét ép. Đây là một sản phẩm an toàn và hiệu quả, chuyên biệt cho những vết loét khó lành, khó chăm sóc.
Hiệu quả xử lý loét nằm liệt bằng Dizigone
Dizigone là chất sát khuẩn được đánh giá cao hơn so với các chất sát trùng khác.
Công nghệ sản xuất Dizigone vô cùng tiên tiến. Công nghệ kháng khuẩn ion.diệt nhanh vi khuẩn chỉ trong 30 giây với hiệu suất tối ưu 100%. Mang nhiều chất có tính oxy hóa cao như HClO, ClO*, ClO-, … bất kỳ loại vi sinh vật cơ hội trên da đều bị loại trừ.
Vết loét ép mau lành
Chính vì da được đảm bảo trong môi trường.sạch sẽ, không có vi sinh vật gây bệnh nên vết loét không tiến triển nặng hơn. Mô liên kết mới trên vùng bị loét không bị tác động khiến vùng loét ép lành một cách tự nhiên hơn. Cơ chế tác động an toàn của Dizigone tương tự hệ miễn dịch tự nhiên, không gây đau, không xót, không phá hủy tế bào tạo hạt.
Sử dụng Dizigone hiệu quả cho bệnh nhân loét ép bằng cách. Pha loãng Dizigone với 2 phần nước ấm. Dùng khăn lau nhẹ lên vùng da bị loét. Việc lau nên hết sức nhẹ nhàng. Tránh cọ xát mạnh làm chảy máu vết loét. Để vết loét khô và băng bó lại. Thực hiện vệ sinh vết loét ít nhất 3 lần một ngày để có hiệu quả cao nhất.
Đọc thêm bài viết Cách chăm sóc loét ép tiện lợi
2. Loét ép được định nghĩa như thế nào?
Loét ép được định nghĩa là loét do tư thế ngồi hoặc nằm quá lâu. Gây ra những tổn thương cho da và mô bị chèn ép do áp lực kéo dài trên da. Vết loét ép thường phát triển nhất trên gót chân, mắt cá chân, hông, vai và xương cụt. Đây là các vùng da bao phủ xương nhưng không có lớp cơ bao bọc.
Những người có nguy cơ mắc loét ép là những người có tình trạng hạn chế khả năng tự mình thay đổi vị trí. Hoặc ngay cả những người dánh phần lớn thời gian trên giường hoặc ghế.
Loét ép có thể phát triển nhanh chóng nếu như không được phát hiện kịp thời. Hầu hết các vết loét đều nhanh lành khi chữa. Nhưng một số lại không lành hoàn toàn dù có chữa tích cực đến đâu. Tốt nhất với loét ép, nên phòng tránh vết loét hình thành.
3. Bệnh nhân loét ép gặp khó khăn gì trong chăm sóc?
Các yếu tố cản trở vết loét ép mau lành
Mọi người có nguy cơ gặp loét ép do áp lực đè nén nếu họ gặp khó khăn trong việc di chuyển và không thể dễ dàng thay đổi vị trí khi ngồi hoặc nằm. Các yếu tố cản trở có thể kể đến như:
- Không thể cử động . Nguyên nhân có thể là do sức khỏe yếu kém, gặp phải chấn thương cột sống rất nặng và các lý do khác.
- Không cảm nhận được đau. Cảm giác đau là điều quan trọng trong bước đầu phòng tránh và cảm nhận mức độ vết loét. Thật sự nguy hiểm nếu bệnh nhân không thể cảm nhận.được mình đang đau ở đâu và đau như thể nào để kịp xử lý. Một số bệnh nhân chấn thương tủy sống, rối loạn hoạt động thần kinh và các tình trạng khác có thể dẫn đến mất cảm giác đau.
- Dinh dưỡng vùng bị loét kém. Muốn duy trì làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa sự phá vỡ các mô lành cần có đủ nước, calo, protein, vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh dễ gặp loét ép thường kém hấp thu thức ăn hơn những người bình thường.
- Bệnh nền ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Các vấn đề sức khỏe có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu. Bệnh tiểu đường và bệnh lý giảm tuần hoàn mạch máu ngoại biên khiến lưu lượng máu đến các mô giảm. Các mô tăng nguy cơ tổn thương do tuần hoàn không ổn định.
Các biến chứng nguy hiểm của loét ép, một số đe dọa tính mạng, bao gồm:
- Viêm da mô tế bào. Viêm mô tế bào là một bệnh tác động da và các mô liên kết bởi các vi sinh vật gây hại. Nó có thể gây đỏ và sưng khu vực da bị ảnh hưởng. Những người có thần kinh bị tổn thương thường không cảm thấy đau ở khu vực bị ảnh hưởng bởi viêm mô tế bào.
- Nhiễm trùng xương và khớp. Nhiễm trùng từ vết loét ép có thể đi sâu vào khớp và xương. Nhiễm trùng khớp có thể làm tổn thương sụn và mô. Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương) có thể làm giảm chức năng vận động của cơ thể.
- Ung thư. Các vết loét ép lâu dài, càng ngày càng tiến triển mà không lành lại có thể phát triển thành một loại ung thư biểu mô tế bào vảy
- Nhiễm trùng huyết. Dù loét ép dẫn đến nhiễm trùng huyết gặp phải ở 1 tỷ lệ vô cùng nhỏ. Nhưng hậu quả là nghiêm trọng nhất. Toàn bộ hệ thống mạch máu lan truyền vi khuẩn và lưu trú đến các mô gây viêm toàn thân.