Loét da là tổn thương vô cùng phổ biến ở người cao tuổi. Do sức đề kháng suy giảm đáng kể, khả năng hồi phục lại kém nên.điều trị loét da ở người già gặp rất nhiều trở ngại. Để chữa loét da người già mau khỏi và dứt điểm, bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây.
I. Nguyên nhân gây loét da người già
Loét da rất phổ biến ở đối tượng người cao tuổi
Để điều trị tận gốc loét da ở người cao tuổi, trước hết phải phát.hiện và loại trừ được nguyên nhân gây bệnh. Người già thường có nhiều yếu tố phối hợp dẫn đến loét da. Trong đó, những nguyên nhân thường gặp là:
- Ít vận động, thay đổi tư thế do xương khớp yếu, chấn.thương, liệt, phải nằm một chỗ do bệnh tật,…Điều này dẫn tới máu lưu thông kém, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho các tế bào, đồng thời tăng.áp lực tại chỗ tại một vùng da nhất định nên dễ gây ra loét da.
- Nguyên nhân thứ hai phải kể đến đó là cung cấp không đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Cộng thêm sự lão hóa ở.tuổi già dẫn đến lớp cơ, mỡ dưới da teo nhão và mỏng đi nhiều. Nếu vùng da này thường xuyên bị tỳ đè thì rất dễ bị loét.
- Ở người cao tuổi, lượng nước trong cơ thể giảm, da dẻ.thường dễ bị khô tróc, nhăn nheo, do đó tiềm ẩn nguy cơ bị loét da rất cao.
- Một số đối tượng người cao tuổi có thể gặp tình trạng vệ sinh kém. Do khó khăn trong thực hiện những hoạt động vệ sinh cá nhân.như tắm rửa, thay quần áo,… hoặc thậm chí có thể đại, tiểu tiện không tự chủ. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây loét da thường gặp ở người cao tuổi.
- Bệnh nhân có thể mắc một số bệnh lý, điển hình như đái tháo đường, bệnh gây mất cảm giác đau. Do đó, họ không thể nhận biết sớm tình trạng loét da của cơ thể.
- Loét da chi dưới chiếm tỷ lệ lên tới 70% trong loét da ở người cao tuổi. Nguyên nhân là do hệ thống van một chiều ở tĩnh mạch chân suy yếu, dẫn tới máu ứ đọng gây loét ở cẳng chân.
II. Vị trí dễ mắc và dấu hiệu loét da
Vị trí loét da thường nằm ở những nơi hay bị tỳ đè, phụ thuộc nhiều vào tư thế hàng ngày của bệnh nhân. Với bệnh nhân nằm ngửa nhiều thì vùng da bị loét.thường là da hai xương bả vai, da vùng xương cụt, gót chân, da sau gáy,… Nếu bệnh nhân hay nằm nghiêng thì vùng da dễ bị loét là da khuỷu tay, da.phía ngoài và trong đầu gối và mắt cá chân. Với người ngồi xe lăn thì dễ gặp loét ở vùng lưng, xương cụt, gót chân, vùng da ụ ngồi xương chậu.
Vùng da bị loét thường đỏ, xung huyết, đi kèm cảm giác đau. Một số trường hợp bệnh nhân có thể mất cảm giác đau như bệnh lý đái tháo đường, tai biến, lú lẫn… Vùng da bị loét có thể phồng lên như bị bỏng hoặc không, nốt.phồng sẽ vỡ sau một thời gian và để lại lớp da đỏ bầm. Loét da có thể phát triển qua nhiều giai đoạn với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ.rất cao gặp các nhiễm khuẩn thứ phát, bội nhiễm, hoại tử,…gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh và khó khăn cho việc chữa trị.
➤ Xem thêm: Phân độ loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt lâu năm
III. Chữa loét da người già đúng cách
Để điều trị hiệu quả loét da ở người già, trước hết cần đánh giá mức độ loét và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để có những can thiệp phù hợp. Người nhà không được tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc mỡ kháng sinh hay các loại thuốc lá dân gian để điều trị cho người bệnh. Trong chăm sóc bệnh nhân loét da, phải thực hiện đúng 3 nguyên tắc bắt buộc:
1. Hạn chế áp lực lên vết loét
Không được tỳ đè, gây áp lực lên vùng da bị loét để tránh gây tổn thương nặng hơn. Nếu da loét đang bị phồng, tránh để nốt phồng bị vỡ gây nhiễm trùng. Hàng ngày, nên thường xuyên thay đổi tư thế cho người bệnh, tốt nhất là 30 phút thay đổi một lần. Nếu có điều kiện hãy sử dụng những loại đệm chuyên dụng cho bệnh nhân nằm lâu để giảm áp lực tại chỗ và tăng thông thoáng cho da. Mỗi lần trở mình, kết hợp xoa bóp cho bệnh nhân để cải thiện lưu thông máu.
2. Dinh dưỡng đầy đủ
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để cải thiện tình trạng loét da. Chế độ ăn cần cung cấp đủ đạm, vitamin, khoáng chất thiết yếu… để giúp bệnh nhân tăng cường sức đề kháng và thúc đẩy khả năng tái tạo da lành. Cá, rau củ, hoa quả,… là nguồn cung cấp đạm, chất xơ, vitamin rất tốt cho người cao tuổi. Lưu ý chế độ ăn cần phù hợp với tình trạng sức khỏe bệnh nhân, đặc biệt với bệnh nhân đái tháo đường.
➤ Xem thêm: Chăm sóc loét tì đè ở người già nằm liệt hiệu quả sau 5 ngày
3. Vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh sạch sẽ là điều kiện mấu chốt để chữa loét da người già hiệu quả. Vệ sinh kém sẽ khiến bệnh nặng hơn, kéo dài thời gian chữa bệnh. Do đó, để giữ vệ sinh sạch sẽ người bệnh cần được tắm rửa, thay quần áo hàng ngày, kiểm soát việc đại, tiểu tiện, thay ga giường, đệm nếu cần,… Với vết loét cần chú ý giữ cho khô ráo và phải vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, tránh để các chất bẩn, mồ hôi tiếp xúc.
Dizigone – dung dịch sát khuẩn chuyên dụng trong xử lý loét da
4. Dung dịch sát khuẩn Dizigone – giải pháp tối ưu trong chữa loét da người già
Dung dịch sát khuẩn chuyên dụng cho vết loét Dizigone
Dung dịch sát khuẩn Dizigone có rất nhiều ưu điểm so với các loại chất sát khuẩn khác trên thị trường. Sản phẩm được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định đầu tay trong chăm sóc loét da ở người cao tuổi, bởi:
- Hiệu lực sát khuẩn mạnh mẽ chỉ trong vòng 30 giây.
- Không kích ứng da, niêm mạc, không gây xót. Đặc biệt phù hợp với đối tượng người cao tuổi thường nhạy cảm, khó tính.
- Không gây độc tế bào lành, không tổn thương mô hạt.
- Không nhuộm màu nên dễ dàng quan sát được tiến triển vết loét.
- Hiệu lực giữ nguyên sau nhiều lần sử dụng.
- Có khả năng khử mùi hôi khó chịu của vết loét.
- Tiêu diệt được màng sinh học biofilm – một tác nhân cản trở việc điều trị loét.
Dizigone không những hiệu quả trong việc xử lý loét mà cách sử dụng dung dịch còn vô cùng đơn giản. Sản phẩm có dạng nhỏ giọt và phun sương rất tiện dụng. Mỗi lần dùng chỉ cần nhỏ hoặc xịt vào vết loét và giữ trong vòng 30 giây để Dizigone phát huy hiệu quả sát khuẩn. Bác sĩ khuyến nghị nên dùng Dizigone 2-3 lần một ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
➤ Xem thêm: Cách chữa loét da cho người già nằm liệt
IV. Dự phòng biến chứng nhiễm trùng, hoại tử
Bản thân loét da không phải bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, vùng da loét rất dễ bị tác nhân lạ như vi khuẩn, virus, nấm… tấn công và gây ra nhiễm trùng, hoại tử nặng, đe dọa đến tính mạng người bệnh. Trong một số trường hợp cần thiết, ngoài việc duy trì giữ vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân, cần thực hiện thêm một số biện pháp khác để dự phòng nhiễm trùng, hoại tử cho vết loét.
Vết loét có nguy cơ nhiễm trùng rất cao
- Với vết loét sâu, rộng cần được băng hờ sau khi đã sát khuẩn sạch sẽ. Mục đích của việc này là để tránh chất bẩn mang theo mầm bệnh tiếp xúc và xâm nhập vào vết loét. Đồng thời, tránh cho vết loét bị cọ xát gây tổn thương nặng hơn.
- Một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bôi thuốc mỡ kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn cho vết loét ví dụ như thuốc mỡ Neosporin, Bacitracin… Tuy nhiên cần lưu ý, việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Người nhà và bệnh nhân không được tự ý sử dụng theo thói quen, kinh nghiệm để tránh những rủi ro do thuốc gây nên.
Chăm sóc loét da ở bệnh nhân cao tuổi là việc không hề đơn giản. Người nhà và bệnh nhân phải phối hợp để tuân theo phác đồ điều trị đúng, thường xuyên quan sát tiến triển của bệnh để giúp cho việc chữa trị được nhanh chóng, hiệu quả và dứt điểm.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về điều trị loét da người cao tuổi, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1900 9482 để được tư vấn cách chăm sóc loét an toàn – hiệu quả nhất.