Loét tỳ đè là bệnh thường gặp ở người năm liệt lâu ngày. Để chữa loét hiệu quả, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách và lựa chọn thuốc chống loét tỳ đè phù hợp. Cùng tìm hiểu về 4 loại thuốc sát khuẩn phổ biến nhất trong chữa loét tỳ đè.
Loét tỳ đè – nỗi đau dai dẳng của người nằm liệt
Loét tỳ đè – bệnh thường gặp ở người nằm liệt lâu ngày
Nguyên nhân dẫn đến loét tỳ đè
- Loét tỳ đè là tổn thương trên da gây bởi áp lực đè ép lâu ngày lên bề mặt. Do mạch máu bị chèn ép và tắc nghẽn, máu không thể đi tới nuôi dưỡng các tế bào. Hậu quả là tế bào chết dần đi, tạo những vùng loét sâu dần trên da.
Những biểu hiện của loét tỳ đè
Loét tỳ đè biểu hiện qua 4 giai đoạn. Ở giai đoạn I, tình trạng loét nhẹ và dễ chữa nhất. Khi đã sang giai đoạn IV, vết loét đã trở nên nguy hiểm và mất thời gian dài để chữa trị.
Bốn giai đoạn của loét tỳ đè
- Giai đoạn I: Trên da xuất hiện vùng màu đỏ, khi ấn vào không đổi sang màu trắng. Vùng da này thường cứng hơn các vùng khác, sờ vào thấy đau nhẹ.
- Giai đoạn II: Da mất đi lớp trên cùng, tạo thành vết loét hở, màu đỏ hồng, không đóng vảy. Biểu hiện khác ở giai đoạn này là những nốt phỏng chứa đầy nước, có thể nguyên vẹn hoặc đã bị vỡ ra.
- Giai đoạn III: Toàn bộ lớp da mất đi, làm lộ mô mỡ bên dưới, nhưng không lộ xương, gân hay cơ. Vết loét đóng vảy nhưng chưa đủ lấp đầy phần da đã mất.
- Giai đoạn IV: Mất toàn bộ mô da và dưới da, làm lộ cả cơ và xương. Đôi khi, vết loét sâu đến cả gân và khớp.
Xem thêm bài viết phân độ loét tỳ đè
Nguyên tắc chữa loét tỳ đè:
- Để chữa loét tỳ đè, trước hết phải giảm áp lực lên vùng da bị loét. Nên cho bệnh nhân nằm đệm mềm, xoay trở tư thế thường xuyên. Ngoài ra, có thể dùng các gối mềm, đệm hơi, đệm khí… để hỗ trợ.
- Đặc biệt, người nhà nên chú ý vệ sinh thân thể cho bệnh nhân. Nhất là với vị trí ổ loét, cần được làm sạch thường xuyên để loai bỏ các mô chết và tránh vi khuẩn bội nhiễm. Đây là bước quan trọng nhất, quyết định thành công của việc chữa loét tỳ đè.
Xem thêm bài viết thuốc bôi loét cho người liệt
4 loại thuốc sát khuẩn giúp chống loét tỳ đè hiệu quả
Oxy già
- Oxy già là sản phẩm thông dụng, được dùng phổ biến để sát khuẩn vết loét. Đặc trưng của oxy già là khi tiếp xúc với vết loét sẽ gây sủi bọt. Nguyên do là vì khi tiếp xúc với mô bệnh, oxy già giải phóng ra oxygen. Đây là chất giúp loại bỏ mủ và những mảnh vụn tế bào chết, làm sạch vết thương.
Oxy là dung dịch sát khuẩn thông dụng hàng ngày
- Oxy già có khả năng tiêu diệt nhiều mầm bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, khi dùng trên da, nó thường gây xót da cho người bệnh.
- Ngoài ra, oxy già không nên được dùng trên vết thương hở. Khi tiêu diệt vi khuẩn tại vết loét, nó cũng đồng thời tiêu diệt luôn các tế bào và các mô mới lành, làm vết loét chậm hồi phục. Do vậy, với vết loét tỳ đè trên da, oxy già nên được dùng cẩn thận, tránh làm vết loét tồi tệ hơn.
Povidone iod – Thuốc chống loét tỳ đè cho tác dụng mạnh
- Povidone iod là phức hợp của iod với povidone. Đây là dung dịch có khả năng sát khuẩn mạnh, diệt hầu hết vi khuẩn và nấm gây bệnh. Do vậy, povidon iod được dùng sát khuẩn rất nhiều loại vết thương. Từ các vết bỏng, vết loét đến các vết mổ hay viêm nhiễm ngoài da đều có thể sử dụng povidone iod.
Dung dịch povidone iod
- Cơ chế sát khuẩn của dung dịch này chủ yếu dựa trên khả năng oxy hóa của iod. Trên vết loét, iod tạo được tác dụng kéo dài, nhưng thời gian xuất hiện tác dụng lại khá lâu.
- Khi dùng trên vết loét tỳ đè, povidone iod có hạn chế là khiến da bị khô và xót. Ngoài ra, do màu nâu vàng đặc trưng nên nó gây nhuộm màu da, có thể dính bẩn vào quần áo, chăn màn.
Chlorhexidine
- Chlorhexidine có khả năng tiêu diệt rất nhiều mầm bệnh như vi khuẩn, virus, nấm. So với povidone iod, chlorhexidine cho tác dụng ngay sau khi sử dụng, nhưng vẫn đảm bảo sát khuẩn lâu dài.
Dung dịch chlorhexidine
- Tuy vậy, nhược điểm lớn nhất của chlorhexidine là không dùng được trên vết loét hở. Do vậy, chlorhexidine phải được dùng cẩn thận, nhất là khi vết loét đã sang giai đoạn nặng.
Dizigone – Dung dịch phòng chống loét tỳ đè tối ưu nhất
- Dizigone là dung dịch sát khuẩn thế hệ mới đang được tin dùng rộng rãi hiện nay. Theo nhiều chuyên gia y tế, đây là lựa chọn rất phù hợp để sát khuẩn vết loét nhờ những đặc tính ưu việt:
Hình ảnh sản phẩm Dizigone
Khả năng sát khuẩn mạnh
- Dizigone có phổ diệt khuẩn rộng, hiệu quả vượt trội trên cả vi khuẩn Gr (-), Gr (+), nấm… Do đó Dizigone giúp xử lý nhiễm khuẩn tại ổ loét nhanh chóng, ngăn ngừa loét biến chứng xấu và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chữa lành vết loét.
Hiệu quả nhanh chóng
- Dizigone sát khuẩn nhanh – hiệu suất cao tới 100% chỉ trong vòng 30 giây. Hiệu quả đã được chứng minh tại Quatest 1 – Bộ KHCN
Giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm dizigone tại Quatest I – Bộ KHCN
Không gây nhuộm màu da
- Dizigone là dung dịch trong suốt, không màu, có mùi clo nhẹ. Khi bôi lên da, Dizigone khô lại nhanh chóng và hoàn toàn không để lại các vệt màu gây mất thẩm mỹ.
Nhanh lành vết thương – An toàn với cơ thể
- Dizigone có pH trung tính, trong khoảng từ 6.5 – 8.5 nên không gây kích ứng da, niêm mạc, không gây xót.
- Bên cạnh đó, cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, hoàn toàn thân thuộc với cơ thể, đảm bảo không gây tổn thương tới yếu tố hạt và không gây độc nguyên bào sợi – những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình lành vết thương và giúp vết thương lành một cách tự nhiên.
Dung dịch sát khuẩn Dizigone hiện đã có mặt tại 280 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép và bác sĩ tin dùng. Gọi ngay Hotline 1900 9482 để được tư vấn với chuyên gia.