Chốc mép là kẻ thù chung của nhiều người. Không chỉ xuất hiện trên mặt gây mất thẩm mỹ, bệnh còn cản trở đến sinh hoạt thường nhật. Làm sao để chốc mép nhanh khỏi và không để lại sẹo là điều ai cũng mong muốn. Để được như vậy, bạn cần có hiểu biết nhất định về bệnh này.
1. Tại sao xuất hiện chốc mép?
Chốc mép ở trẻ nhỏ cản trở việc ăn uống
– Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh chốc mép. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất phải kể đến là do virus herpes – loại virus gây mụn rộp, lở loét ở môi miệng hoặc bộ phận sinh dục. Virus thường xâm nhập vào cơ thể thông qua những tổn thương sẵn có ở trong hoặc xung quanh miệng ví dụ như vết nứt nẻ môi.
Nguyên nhân thường gặp thứ hai chính là nấm men, tuy nhiên so với virus thì chúng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Trong đó, hầu hết là do loại nấm Candida albicans gây ra. Bào tử của nấm này có mặt ở khắp mọi nơi, chúng sẽ tranh thủ xâm nhập vào khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.
– Yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn ít trái cây, rau củ,…dẫn đến cơ thể thiếu hụt vitamin B12 và gây ra chốc mép. Khi đó, chốc mép thường kèm theo hiện tượng đau lưỡi.
- Dùng chung dụng cụ vệ sinh cá nhân như khăn, dao cạo,…hoặc tiếp xúc gần gũi với người bệnh sẽ khiến mầm bệnh lây lan sang người lành.
- Những tổn thương ở miệng như môi khô, nứt nẻ cộng với thói quen liếm môi làm nước bọt đọng lại, khiến cho mầm bệnh dễ dàng bám lại da và xâm nhập.
- Người có hệ miễn dịch yếu, đang hóa trị liệu hoặc có bệnh lý nền như tiểu đường…có nguy cơ bị chốc mép cao hơn người bình thường.
2. Nhận biết sớm chốc mép như thế nào?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc chốc mép
Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc chốc mép. Tuy nhiên, bệnh phổ biến nhất ở trẻ nhỏ trong độ tuổi 2-5 tuổi. Có thể dễ dàng nhận biết chốc mép qua những dấu hiệu kinh điển:
- Đầu tiên, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô rát xung quanh vùng mép. Sau đó, vùng da này tấy đỏ và phồng rộp lên những mụn nước nhỏ tập trung thành mảng. Sau 1-3 ngày, mụn nước này tự vỡ và tiết ra dịch, mủ. Vùng chốc khô dần và đóng vảy tiết màu mật ong hoặc vàng nâu. Qua 1-2 ngày, vảy tiết bong tróc, để lại nền da đỏ ẩm.
- Chốc mép thường đi kèm cảm giác ngứa, đau và căng tức ở vùng mép. Bệnh nhân sẽ cảm thấy nhói, rát khi thực hiện những hoạt động cơ bản như nói chuyện, ăn uống.
- Vị trí mắc bệnh ban đầu là vùng mép, xung quanh miệng. Tuy nhiên khi bệnh nhân gãi, chà xát có thể mang mầm bệnh lây lan sang các vùng khác trên cơ thể.
3. Cách điều trị chốc mép tại nhà
3.1. Nguyên tắc điều trị
Chốc mép là bệnh lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, điều trị không đúng cách có thể gây ra những biến chứng nặng như loét, bội nhiễm, thậm chí là nguy cơ nhiễm trùng huyết. Để bệnh mau khỏi và không để lại sẹo, điều trị chốc mép cần tuân thủ theo nguyên tắc sau:
– Loại bỏ nguyên nhân
- Vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn
Vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng Dizigone
Nguyên nhân chủ yếu gây chốc là do virus, nấm. Ngoài ra, ở vùng da bị tổn thương này, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công, gây nhiễm khuẩn, bội nhiễm khiến bệnh trở nên khó điều trị. Do đó, việc tiêu diệt virus, vi khuẩn, nấm trên da chốc là vô cùng quan trọng. Nên vệ sinh vùng chốc mép bằng thuốc sát khuẩn chuyên biệt để loại bỏ các tác nhân này. Không sử dụng cồn, oxy già để sát khuẩn vết chốc vì gây khô, xót và độc tế bào lành.
- Sử dụng thuốc trong điều trị chốc mép
Khi bị chốc mép, bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc ngay từ đầu để ngăn chặn mầm bệnh triệt để và tránh bệnh tiến triển nặng, lây lan ra những vùng khác. Tùy vào tác nhân gây bệnh lại có thuốc điều trị riêng. Nếu tác nhân là virus thì bệnh nhân thường được chỉ định thuốc kháng virus như acyclovir. Còn nếu bệnh gây ra bởi nấm thì dùng các thuốc kháng nấm như Canesten bôi lên tổn thương. Các thuốc này ở dạng mỡ, kem, gel và có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh. Cách dùng rất đơn giản, bệnh nhân chỉ cần bôi trực tiếp lên cùng chốc đã được sát khuẩn. Tuy nhiên cần lưu ý, việc sử dụng thuốc phải có chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý dùng.
Trong trường hợp vết chốc mép bị nhiễm khuẩn, loét, bội nhiễm, thì ngoài các thuốc trên, bệnh nhân cần được chỉ định thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn.
– Chăm sóc và dưỡng ẩm
Vùng da chốc mép thường bị khô rát, đôi lúc có tình trạng nứt kẽ rất khó chịu. Tổn thương đó chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra nhiễm trùng, bội nhiễm. Do đó, việc cung cấp độ ẩm cho da là vô cùng cần thiết. Không chỉ làm dịu đi cảm giác khó chịu, việc cấp ẩm đúng cách còn giúp da mau lành, tránh nhiễm khuẩn và tránh để lại sẹo xấu. Nên lựa chọn loại kem dưỡng ẩm có thêm tác dụng kháng khuẩn, chống viêm để tối ưu hiệu quả. Thực hiện dưỡng ẩm sau bước vệ sinh da hoặc bất cứ khi nào cảm thấy khô rát ở vùng chốc.
3.2. Phương pháp dân gian điều trị chốc mép
Trong trường hợp chốc mép nhẹ và vừa, một số phương pháp dân gian rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị. Nguyên liệu của các phương pháp này rất đơn giản, gần gũi và dễ chuẩn bị:
-
Nha đam
Điều trị chốc mép bằng nha đam
Bộ phận dùng là phần lõi lá. Lá nha đam chứa nhiều nước, ngoài ra còn có một số thành phần có tác dụng chống viêm. Do đó, nha đam sẽ hỗ trợ dưỡng ẩm, chống ngứa và kháng khuẩn cho da. Vùng chốc được dưỡng ẩm sẽ trở nên mềm mại, giảm đau rát cho bệnh nhân.
Cách thực hiện: Lá nha đam rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ mỏng xanh bên ngoài. Lấy phần lõi lá bên trong giã thành gel và bôi lên vùng chốc mép. Giữ nguyên khoảng 15 phút, rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
-
Mật ong
Với tác dụng sát khuẩn mạnh mẽ và nuôi dưỡng làn da, mật ong sẽ giúp vùng da chốc nhanh tái tạo, tiêu diệt vi khuẩn trú ngụ trên da để tránh nhiễm khuẩn thứ phát.
Cách thực hiện: bôi mật ong lên vết chốc mép và giữ trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Biện pháp này có thể thực hiện nhiều lần trong ngày.
-
Dưa leo
Dưa leo ngoài tác dụng cấp ẩm, còn giúp làm mát và dịu cảm giác nóng rát trên vết chốc.
Cách thực hiện: dưa leo rửa sạch, thái lát mỏng, đắp lên da khoảng 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện 2-3 lần/ngày.
Khi thực hiện cách phương pháp dân gian trên, cần đặc biệt lưu ý việc đảm bảo chất lượng nguyên liệu, giữ vệ sinh sạch sẽ trong suốt quá trình sơ chế nguyên liệu và xoa, đắp lên vết thương.
3.3. Trị chốc mép bằng Dizigone – nhanh chóng, an toàn, không sẹo
– Yêu cầu của thuốc sát khuẩn trong điều trị chốc mép
Lựa chọn thuốc sát khuẩn để vệ sinh vết chốc là vấn đề nan giải với nhiều người. Bởi dung dịch sát khuẩn trong điều trị chốc phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe:
- Tiêu diệt được cả virus, nấm và vi khuẩn với hiệu lực cao, tác dụng nhanh, mạnh.
- Không gây kích ứng, khô xót hay nhuộm màu da.
- Không gây độc cho tế bào lành.
- Không gây chết mô hạt, không cản trở quá trình lành thương tự nhiên.
- Thành phần lành tính, không chứa kháng sinh, vi khuẩn không thể đề kháng được.
- Hiệu quả được giữ nguyên vẹn sau nhiều lần sử dụng.
- Có khả năng khử mùi của dịch tanh rỉ ra từ mụn nước vỡ.
– Dizigone – giải pháp điều trị chốc mép nhanh chóng, an toàn, không sẹo
Dizigone ưu tiên hàng đầu trong điều trị chốc mép
Dizigone là dung dịch sát khuẩn duy nhất trên thị trường hiện nay hội tụ đủ được những tiêu chí trên. Sản phẩm được ưu tiên hàng đầu trong điều trị và chăm sóc chốc mép. Dizigone có 2 dạng đóng chai là nhỏ giọt và phun sương, vô cùng tiện dụng và vệ sinh trong quá trình sử dụng. Các chuyên gia khuyên dùng Dizigone để vệ sinh vết chốc 2-3 lần/ngày. Giữ dung dịch trên da tối thiểu 30s trong mỗi lần sử dụng để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn mầm bệnh.
Để phát huy tối đa công dụng của sản phẩm, nên sử dụng kết hợp thêm kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc. Ngoài tác dụng dưỡng ẩm, kem dưỡng ẩm này còn có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tuyệt vời. Vết chốc sẽ luôn đủ ẩm, giảm tình trạng ngứa rát và được thúc đẩy tái tạo da. Từ đó, vùng da tổn thương mau lành hơn và tránh để lại sẹo.
Để được tư vấn và giải đáp thêm các thắc mắc về bệnh chốc mép cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.