Chốc lở là tình trạng da bị vi khuẩn tấn công gây lên các nốt bọng nước, mụn mủ. Trường hợp nặng hơn là các mảng trợt loét, khiến người bệnh vô cùng ngứa ngáy. Các nốt chốc lở lốm đốm có thể xuất hiện trên mặt, cổ, cánh tay gây mặc cảm, tự ti cho người bệnh. Bệnh chốc lở không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà người lớn cũng có thể bị bệnh. Vậy làm thế nào để phát hiện ra bệnh chốc lở sớm nhất đế có thể xử lý nhanh chóng – hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về bệnh chốc lở ở người lớn trong bài viết sau.
I. Biểu hiện bệnh chốc lở ở người lớn
Bệnh chốc lở gồm 2 thể là chốc có bọng nước và chốc không có bọng nước điển hình. Mỗi thể có những biểu hiện đặc trưng khác nhau:
1. Chốc có bọng nước
Chốc có bọng nước do tụ cầu vàng gây lên. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vùng da nào của cơ thể như da đầu, mặt, cổ, bàn tay, bàn chân,…
Biểu hiện:
- Ban đầu xuất hiện các mảng dát đỏ kích thước từ 0,5 – 1cm. Sau đó, mảng da đỏ hình thành các vết bọng nước hình thái nhăn nheo, có quầng đỏ bao quanh.
- Sau vài giờ các bọng nước dần xuất hiện mủ đục từ dưới chân vết phát triển lên.
- Sau vài ngày các bọng nước vỡ ra, đóng vảy tiết màu nâu hoặc màu vàng mật ong. Sau khi đóng vảy được 7 – 10 ngày, vảy tiết bong ra để lại các bợt da dát hồng. Những vết thương này thường không để lại sẹo.
Khi bị chốc bệnh nhân thường ngứa, gãi làm vùng tổn thương trở nên nghiêm trọng và lây lan sang các vùng da lành xung quanh.
Chốc có bọng nước thường khỏi sau 1 – 2 tuần nếu điều trị tốt. Trong điều kiện vệ sinh kém, khí hậu nóng ẩm khiến bệnh dễ dàng bùng phát.
Người bệnh sẽ gặp những biến chứng nặng nề hơn nếu chốc không được chữa trị kịp thời. Một số biến chứng xấu thường gặp: viêm các hạch lân cận, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp. Sốt thường hiếm gặp trừ trường hợp bệnh chốc lan tỏa toàn thân.
2. Chốc không có bọng nước
Chốc không có bọng nước do liên cầu khuẩn gây ra. Chốc loại này thường gặp ở đầu, mặt, tai, hốc miệng, quanh hốc mũi,…
Biểu hiện:
- Đầu tiên, trên da nổi lên những mụn mủ, mụn nước. Sau đó các mụn này nhanh chóng bị dập trượt trên nền da đỏ, tiết ra dịch mủ ẩm ướt.
- Không thấy các vết bọng nước nhưng có các tổn thương li ti ở xung quanh.
- Bờ xung quanh của vết chốc thường có ít vảy da, trông gần giống như vết bệnh nấm da.
- Vảy tiết màu nâu vàng mật ong hoặc màu nâu sáng, có quầng đỏ bao quanh.
Chốc đầu không bọng nước thường khỏi sau 2 – 3 tuần nhưng cũng có thể kéo dài hơn. Đặc biệt là trong điều kiện không đảm bảo công tác vệ sinh hoặc khi cơ thể có sẵn các bệnh lý về da như: bệnh chàm, các bệnh ký sinh trùng,…
II. Những đối tượng nào thường bị chốc lở?
Bệnh chốc thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, ít gặp ở người lớn. Tuy nhiên chốc lở cũng có thể gặp ở các đối tượng khác dưới đây:
- Những người sống ở trong vùng khí hậu nóng ẩm, chật chội, điều kiện vệ sinh kém.
- Người mắc các bệnh tiểu đường, bệnh lý về thận.
- Người có hệ miễn dịch suy giảm như bệnh nhân ung thư, bệnh nhân HIV/AIDS, lao,…
- Người mắc sẵn các bệnh lý về da: dị ứng cơ địa, chàm da, nấm,..
- Những người hay chơi các hoạt động thể thao tiếp xúc, đấu vật, bơi lội trong điều kiện không đảm bảo vệ sinh,…
- Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như: hóa chất nhuộm tóc, hóa chất xăm mình,… có nguy cơ tương đối cao mắc bệnh chốc lở.
- Những người có tuyến bã nhờn phát triển, tiết nhiều bã nhờn hơn bình thường cũng là một nguyên nhân dẫn tới bệnh chốc lở
III. 5 nguyên tắc xử lý chốc lở ở người lớn nhanh khỏi, không sẹo
1. Hạn chế sờ, gãi đề phòng lây lan bệnh
Khi bị chốc, các vết mụn mủ, bọng nước thường gây ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh thường không tự chủ đưa tay gãi ngứa, cạy vỡ các vết bọng nước. Tuy nhiên, hành động này không những không giúp vết chốc nhanh khỏi mà còn làm tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn, lây lan nhanh hơn.
Khi bị chốc lở, người bệnh tuyệt đối không gãi ngứa, không cạy các vết mụn mủ, hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan cho mọi người.
Không sờ gãi vết chốc giúp vết tổn thương mau lành và không lan bệnh sang các vùng da xung quanh.
2. Sát khuẩn tại chỗ tiêu diệt tụ cầu gây bệnh bằng các dung dịch kháng khuẩn
Việc giữ gìn vệ sinh vết chốc đóng vai trò quan trọng trong điều trị chốc. Điều này giúp loại bỏ môi trường sống và kìm hãm khả năng gây bệnh của vi khuẩn.
Các dung dịch sát khuẩn tại chỗ có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của tế bào vi khuẩn một cách hiệu quả.
Một số dung dịch sát khuẩn tại chỗ hay dùng là: dung dịch sát khuẩn Povidon – iod, Clorhexidin, cồn 70o, Oxy già, cồn iod, dung dịch kháng khuẩn Dizigone…
Các dung dịch kháng khuẩn tác động trên nhiều loại vi khuẩn với cơ chế thấm sâu qua vách tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng một cách nhanh chóng. Tuy vậy, các dung dịch sát khuẩn cũng vẫn tồn tại một số nhược điểm như có thể gây hại tới các mô của cơ thể, đặc biệt là trên những cơ địa nhạy cảm như trẻ nhỏ,…
Với công nghệ kháng khuẩn ion hiện đại, dung dịch kháng khuẩn Dizigone kháng khuẩn với cơ chế tương tự như đại thực bào tiêu diệt vi khuẩn của hệ miễn dịch tự nhiên. Do đó, Dizigone rất an toàn, lành tính cho da, đặc biệt hiệu quả diệt khuẩn lên tới 100%.
Việc sử dụng dung dịch kháng khuẩn tương đối đơn giản. Bệnh nhân có thể xịt trực tiếp dung dịch kháng khuẩn vào vết tổn thương rồi để khô hoặc thấm dung dịch kháng khuẩn vào băng gạc, sau đó lau rửa nhẹ nhàng vết thương. Khi các vảy kết mềm, bong ra, nên loại bỏ chúng một cách nhẹ nhàng để vết chốc khô thoáng giúp thấm dung dịch tốt hơn.
3. Cung cấp độ ẩm, dưỡng chất cho tổn thương da phục hồi, tái tạo và ngăn ngừa sẹo
Sau khi các vết chốc lành để lại các vết trợt đỏ trên da. Các vết trợt nhỏ, nông sẽ dễ lành hơn, điều trị sẹo cũng dễ hơn các vết lớn. Do đó việc không gãi ngứa để không làm rộng vết thương là vô cùng cần thiết.
Để giảm khô da, giảm ngứa và đẩy nhanh quá trình lành sẹo, người bệnh nên sử dụng các loại kem dưỡng thoa lên các vết trợt. Trong kem dưỡng có chứa nhiều dưỡng chất làm mềm da, cung cấp độ ẩm đẩy nhanh quá trình tạo mô mới, nhanh liền sẹo.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem dưỡng hiệu quả như Dermatix ultra, kem Dizigone Nano Bạc,…
Phản hồi của khách hàng sau khi dùng Dizigone Nano Bạc
Khi vết thương liền, nên thoa thuốc sớm để đạt hiệu quả lành sẹo tốt nhất. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, thoa một lớp mỏng kem dưỡng vào các vùng da non mới tróc. Kem dưỡng sẽ giúp tổn thương kéo da non nhanh hơn, màu da sớm trở lại đồng nhất với những vùng da xung quanh.
>>> Xem bài viết: 10+ thuốc bôi hiệu quả nhất dành cho bé bị chốc lở
4. Xử lý cho trường hợp chốc nặng
Nhiều người sau khi áp dụng các biện pháp trên mà bệnh chốc không thuyên giảm mà vẫn trở nên nghiêm trọng, cơ thể xuất hiện thêm nhiều mảng chốc lan rộng. Khi đó bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để nhận phác đồ điều trị kháng sinh phù hợp.
Một số kháng sinh đường uống hay được sử dụng là: Oxacillin, Cloxacillin, Amoxicillin, Trimethoprim, Flucloxacillin, Cephalexin….
Lưu ý: Việc điều trị bằng kháng sinh phải tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua thuốc sử dụng khi không có chỉ định để tránh tác dụng không mong muốn.
5. Chăm sóc dinh dưỡng và sinh hoạt
Người bị chốc lở cần bổ sung vitamin, protein và chất xơ
- Người bệnh trong thời gian điều trị cần hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh, tránh lây lan bệnh.
- Suốt thời gian điều trị, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, hoạt động nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức.
- Áp dụng chế độ ăn dinh dưỡng giàu vitamin, protein, khoáng chất, chất xơ. Một số loại thực phẩm nên ăn như thịt, cá, sữa,…rau xanh, dầu oliu, đu đủ, sữa chua,…. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
- Mặc đồ rộng rãi, tránh mặc đồ bó sát, bí, giữ cho vết thương khô thoáng, hạn chế chốc lở lan rộng
- Giữ vệ sinh môi trường sống, nhà ở xung quanh, giặt giũ chăn màn, quần áo thường xuyên, loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh lây bệnh sang các vùng da lành và mọi người xung quanh
>>> Xem bài viết: Bệnh chốc lở kiêng ăn gì để nhanh lành – không sẹo?
IV. Kết luận
Chốc lở ở người lớn có các triệu chứng và hình thái bệnh tương tự như ở trẻ em. Nguyên tắc quan trọng để điều trị chốc hiệu quả là diệt tụ cầu và liên cầu – những nguyên nhân chính gây bệnh. Sau khi các mầm bệnh này đã bị loại bỏ, việc dùng các kem dưỡng phục hồi, tái tạo sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương da. Trường hợp chốc nặng, lan tỏa toàn thân, người bệnh cần đi khám để được điều trị chốc với phác đồ kháng sinh phù hợp.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích. Nếu bạn có điều gì thắc mắc, hãy liên hệ với chúng tôi qua số HOTLINE: 19009482 để được giải đáp cụ thể.
Tham khảo: Hướng dẫn điều trị bệnh chốc – Bộ Y tế