Nấm miệng gây nhiều bất tiện trong việc ăn uống, nói chuyện và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh có thể được giảm đi đáng kể nếu áp dụng chế độ ăn uống cho người nấm miệng phù hợp.
Vai trò của chế độ ăn uống phù hợp cho người nấm miệng
Nấm miệng là bệnh gây bởi sự tăng sinh quá mức của nấm Candida albicans trong khoang miệng. Nguyên nhân của sự tăng sinh ấy có thể đến từ việc dùng corticoid thường xuyên, suy giảm hệ miễn dịch hay hóa trị liệu ung thư. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra một số nhóm thực phẩm có nguy cơ đẩy mạnh sự phát triển của nấm. Khi bị nấm miệng, người bệnh nên hạn chế những loại thực phẩm này.
Hình ảnh minh họa bệnh nhân bị nấm miệng
Người bị nấm miệng thường gặp những triệu chứng điển hình là:
- Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt giống phô mai ở lưỡi, má, amidan, lợi hoặc môi.
- Chảy máu khi bị cào xước hoặc chà sát nhẹ
- Đau nhức hoặc nóng rát khoang miệng
- Cảm giác như ngậm bông trong miệng
- Khô da, nứt nẻ khóe miệng
- Khó nuốt
- Mất vị giác
Những triệu chứng này làm người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống, nhai và nuốt. Vì vậy, cần phải lựa chọn những thực phẩm phù hợp để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa không gây đau đớn, khó chịu khi ăn.
Người bị nấm miệng nên kiêng gì trong chế độ ăn uống?
Thực phẩm chứa nhiều đường
Đường là nguồn dinh dưỡng ưa thích nhất của nấm Candida. Ăn nhiều thực phẩm chứa đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển và gây bệnh. Đây cũng chính là nguyên nhân nấm miệng thường xảy ra ở những người bị bệnh tiểu đường
Người bệnh nấm miệng cần hạn chế tối đa những thức ăn chứa nhiều đường.
Xem bài viết: Tiểu đường ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe răng miệng
Khi bị nấm miệng, người bệnh nên hạn chế tối đa những thức ăn chứa nhiều đường như: bánh, kẹo, kem, socola, trà sữa….
Hải sản
Hải sản chứa nhiều protein lạ, có thể gây phản ứng kích ứng sau khi ăn. Phản ứng này có thể đặc biệt nghiêm trọng ở những người có cơ địa dị ứng.
Ngoài ra, hải sản còn gây nóng rát, ngứa ngáy bứt rứt trong khoang miệng. Để tránh tình trạng này xảy ra, nên kiêng những loại hải sản như: tôm, cua, cá biển, mực…
Đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng có thể gây bỏng rát, làm nặng thêm tình trạng tổn thương của khoang miệng.
Cần hạn chế thức ăn cay nóng khi bị nấm miệng
Những thực phẩm cay nóng nên kiêng khi bị nấm miệng là: ớt, tương ớt, gừng, hạt tiêu…
Đồ ăn quá cứng
Những đồ ăn quá cứng không phù hợp cho khoang miệng đang bị tổn thương vì nấm miệng. Đặc biệt, khi nấm phát triển mạnh và lan xuống thực quản, người bệnh còn gặp các triệu chứng như đau họng, khó nuốt, dễ bị nghẹn. Vì vậy, nên bỏ qua những thực phẩm phải nhai nhiều, lựa chọn đồ ăn mềm, dễ nuốt hơn.
Đồ ăn chứa nhiều chất béo
Nhìn chung, những đồ vật chứa nhiều chất béo đều không có lợi cho sức khỏe. Chúng còn làm thúc đẩy sự phát triển của Candida, khiến tình trạng nấm miệng tồi tệ hơn.
Chất béo không có lợi cho nấm miệng
Người bệnh nấm miệng nên hạn chế tối đa những thực phẩm nhiều chất béo như: mỡ động vật, bơ, phô mai…
Đồ uống có chứa chất kích thích
Những đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…cần được kiêng hoàn toàn khi bị nấm miệng.
Theo các nghiên cứu khoa học, chất kích thích sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Nếu sử dụng thường xuyên, cơ thể sẽ không đủ sức chống lại sự tấn công ồ ạt của nấm.
Người bị nấm miệng nên ăn gì trong chế độ ăn uống?
Khi bị nấm miệng, nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng. Sức đề kháng chính là vũ khí hiệu quả giúp cơ thể đẩy lùi nấm miệng nhanh chóng.
Sữa chua giúp bổ sung lợi khuẩn cho người nấm miệng
Những thực phẩm nên ăn khi bị nấm miệng:
- Hoa quả chứa ít đường: cam, quýt, bưởi…
- Rau xanh: cải xanh, hành tây, cà chua…
- Thực phẩm lên men: dưa muối, kim chi, sữa chua. Những thực phẩm này bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể, cân bằng hệ vi sinh và kìm hãm sự phát triển của nấm.
- Protein nạc: thịt gà, trứng và cá.
- Các loại hạt: hạt hướng dương, hạnh nhân.
- Các loại đường tự nhiên: erythritol, xylitol.
Làm gì để nấm miệng nhanh khỏi?
Chế độ ăn uống phù hợp chỉ giúp làm giảm triệu chứng của nấm miệng, không có tác dụng trị nấm triệt để. Vì vậy, bên cạnh việc ăn uống đúng cách, người bệnh nấm miệng nên áp dụng giải pháp diệt nấm hiệu quả để đẩy lùi bệnh nhanh chóng – an toàn. Hai giải pháp thường được sử dụng:
Súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone
Sản phẩm Dizigone 300ml
Dizigone được là sản phẩm được tin dùng để xử lý nấm miệng nhờ nhiều ưu điểm:
- Tiêu diệt hoàn toàn nấm, vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng.
- Tác dụng nhanh, diệt mầm bệnh chỉ trong vòng 30s (kết quả thử nghiệm QUATEST1)
- Cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn, không gây kích ứng.
- pH trung tính, không làm khô, rát miệng khi sử dụng.
Khác với những dung dịch sát khuẩn thông thường, bệnh nhân không cảm thấy đau xót trong quá trình súc miệng Dizigone. Người bị nấm miệng sẽ cảm nhận ngay hiệu quả chỉ sau vài lần súc miệng. Cảm đau tại các vết thương khoang miệng giảm hẳn, nhờ thế, vị giác được cải thiện, bệnh nhân ăn ngon miệng và dễ chịu hơn.
Cách súc miệng bằng Dizigone để giảm nấm miệng: Súc miệng 3 lần/ngày, giữ dung dịch trong khoang miệng ít nhất 30 giây, không cần súc lại bằng nước.
Dùng thuốc kháng nấm
Thuốc kháng nấm được dùng trong trường hợp nấm miệng nặng hay những người bị suy giảm miễn dịch. Việc dùng thuốc cần thông qua hướng dẫn của cán bộ y tế.
Khi dùng thuốc, người bệnh vẫn nên dùng kèm Dizigone súc miệng để tăng hiệu quả trị nấm.