Chế độ ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chăm sóc và điều trị bệnh tiểu đường. Thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả. Đồng thời, nó cũng giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Top 5 thực phẩm nên có trong chế độ ăn uống của người tiểu đường
1. Carbohydrate “tốt”
Gạo lứt là nguồn carbohydrate “tốt” cho người bệnh tiểu đường
Carhohydrat là nguồn cung cấp glucose và năng lượng lớn nhất cho cơ thể. Bệnh nhân tiểu đường cần phải kiểm soát glucose ở ngưỡng vừa phải, nên cần cắt giảm tối đa nhóm thực phẩm này. Việc ăn kiêng, loại bỏ hoàn toàn carbohydrate trong chế độ ăn là không dễ dàng. Nó có thể khiến người bệnh bị tụt đường huyết, dẫn đến mệt mỏi, choáng váng, ngất xỉu… Để tránh nguy cơ này, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng các carbohydrate “tốt” để thay cho các carbohydrate “xấu” vẫn thường được dùng trong chế độ ăn.
Carbohydrate “xấu” là những carbohydrate có cấu tạo đơn giản như gạo, bột mì, khoai, sắn… Sau khi được đưa vào cơ thể, nó sẽ được hấp thu và tiêu hóa rất nhanh. Do đó, đường huyết tăng vọt lên nhanh chóng rồi hạ xuống đột ngột, không có lợi cho sức khỏe của người bệnh.
Carbohydrate “tốt” là những carbohydrate có cấu tạo phức tạp. Nó có trong nguồn thực phẩm như gạo lứt, đậu, ngũ cốc, sữa tách kem, bánh mì nguyên hạt…. Do được tiêu hóa chậm nên mức đường huyết sau ăn sẽ tăng từ từ và giảm chậm. Nhờ đó, mức năng lượng trong cơ thể được ổn định trong thời gian dài. Người bệnh giảm bớt đi cảm giác đói, giảm nhu cầu bữa phụ trong ngày. Hàm lượng chất xơ của carbohydrate phức tạp giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Chất béo lành mạnh
Chất béo lành mạnh là những chất béo không bão hòa. Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa rất tốt cho việc giảm lượng cholesterol xấu (LDL) trong máu. Các nguồn phổ biến của chất béo không bão hòa là ô liu, đậu phộng, hạnh nhân, bơ, hạt điều, hạt vừng và dầu đậu phộng, dầu hướng dương và dầu đậu nành.
Các loại hạt chứa chất béo lành mạnh
Tuy nhiên, bệnh nhân nên thận trọng khi dùng các loại hạt vì chúng có hàm lượng calo cao.
3. Sản phẩm sữa
Nếu bệnh nhân không dị ứng với sữa và các sản phẩm từ sữa thì nên tích cực sử dụng chúng hàng ngày. Sữa là nguồn cung cấp canxi và Vitamin D dồi dào. Sữa chua, phô mai và sữa tách kem có thể được đưa vào chế độ ăn uống thường xuyên để ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu chỉ ra rằng thực phẩm bổ sung Vitamin D và canxi rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 2.
4. Lúa mạch
Lúa mạch là ngũ cốc chứa lượng chất xơ hòa tan phong phú. Nó có thể giúp giảm cholesterol LDL toàn phần thông qua việc ngăn cơ thể hấp thu.
Sự phong phú của chất xơ trong lúa mạch rất hữu ích cho việc cân bằng lượng đường trong máu. Nó giúp bệnh nhân cảm thấy no bụng và giảm bớt nhu cầu bổ sung dinh dưỡng.
5. Trái cây
Trái cây là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Nó giúp cơ thể tăng cường đề kháng, đồng thời lấp đầy cơn đói do thiếu tinh bột gây ra.
Top 5 thực phẩm nên kiêng trong chế độ ăn uống của người tiểu đường
1. Bột tinh chế, đường tinh luyện
Đường cần kiêng tuyệt đối trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường cần tránh các loại tinh bột tinh chế và đường tinh luyện bằng mọi giá. Thay cho tinh bột tinh chế, nên sử dụng bột ngũ cốc nguyên hạt như bột mì nguyên chất, bột gạo lứt. Để tạo vị ngọt cho những mon ăn hàng ngày mà không cần đường tinh luyện, nên sử dụng mật ong, đường thốt nốt… Tránh chất ngọt nhân tạo vì những chất này chứa quá nhiều hóa chất và chất bảo quản.
2. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa luôn được coi là những nguồn thực phẩm có hại. Chúng làm tắc nghẽn động mạch, gây ra những mảng xơ vữa – nguyên nhân của bệnh xơ vữa động mạch. Vì vậy, bệnh nhân cần tránh thực phẩm chức các chất này để ngăn chặn các biến chứng tiếp theo của bệnh tiểu đường và tim mạch.
Chất béo bão hòa được tìm thấy trong các sản phẩm động vật như thịt, sữa và trứng. Chúng cũng được tìm thấy trong các loại dầu thực vật như dầu dừa và dầu cọ. Chất béo chuyển hóa thường được thêm vào các sản phẩm để tăng thời hạn sử dụng. Chúng thường được tìm thấy trong bánh, bánh quy, bánh rán, vv
3. Thực phẩm chiên giòn
Nên nướng, luộc và hấp đồ ăn thay vì chiên rán
Việc chiên, rán thức ăn làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Đồng thời, nó còn góp phần đưa thêm vào cơ thể một lượng chất béo độc hại. Do đó, người bệnh nên chế biến đồ ăn theo những cách lành mạnh hơn như nướng, luộc và hấp.
4. Nước ngọt, bia, rượu
Trong nước ngọt có chứa nhiều calo và glucose. Bên cạnh đó, chúng rất giàu hóa chất và chất bảo quản. Những thành phần có hại này đều có thể làm tăng mức đường huyết của bệnh nhân tiểu đường.
Bia, rượu cũng có thành phần chủ yếu là đường. Chúng cũng làm tăng lượng đường trong máu và gây tích lũy chất béo trong cơ thể. Do đó, kiêng tuyệt đối nước ngọt, bia, rượu là điều cần làm với mọi bệnh nhân tiểu đường.
5. Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là những thực phẩm sẽ gây ra sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu. Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết cao là gạo trắng, bột ngô, khoai tây, rau mùi tây … Hãy coi chừng những thứ này, vì chúng có thể gây tăng cân và dẫn đến bệnh tim mạch, v.v.
Qua bài viết này, hi vọng các bạn đã có thể xây dựng được chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát đường huyết hiệu quả. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Nguồn: https://www.diabetestreatmentguide.org