Chàm sữa là tình trạng khá thường gặp ở trẻ. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách, chàm sữa sẽ dễ tái lại nhiều lần, gây nhiễm trùng nặng, biến chứng nặng hơn thành chàm thể tạng khó chữa. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để chữa dứt điểm chàm sữa tái đi tái lại nhé.
1. Chàm sữa – Bệnh phổ biến ở trẻ
Chàm sữa ở trẻ nhỏ
Chàm sữa ở trẻ em là một dạng viêm da cơ địa mãn tính phổ biến ở trẻ em và không có tính lây lan. Theo thống kê, tỷ lệ chàm sữa ở trẻ sơ sinh khoảng 20%, tức là trong 5 bé sinh ra sẽ có 1 bé bị chàm sữa.
Chàm sữa phổ biến ở giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi với các biểu hiện thường gặp nhất ở 2 bên má, có thể lan ra tay, chân hoặc toàn thân. Biểu hiện ban đầu có thể chỉ là một số nốt màu hồng (khó quan sát vì da em bé mới sinh ra đều hồng hào). Sau đó có thể xuất hiện các mụn nước rải rác hoặc khu trú tại 1 vị trí, vỡ ra, tiết dịch, đóng vảy và tróc da.
Chàm sữa tuy không ảnh hướng đến sức khỏe những khiến trẻ ngứa ngáy, rát, khó chịu, quấy khóc, thậm chí là bỏ ăn, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển, trưởng thành tự nhiên của trẻ.
2. Nguyên nhân chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần
Vì sao chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần?
Chàm sữa thường khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần, tình trạng lần sau nghiêm trọng hơn lần trước, về lâu dài sẽ tiến triển xấu thành chàm thể tạng khó chữa.
Vậy vì sao chàm sữa ở trẻ tái đi tái lại nhiều lần?
Trước hết, cần xem xét lại nguyên nhân ban đầu gây ra chàm sữa ở trẻ em. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ địa dị ứng ở trẻ có liên quan mật thiết đến tình trạng chàm sữa. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa hoàn thiện cơ chế miễn dịch – dị ứng, do đó thường mắc chàm sữa ở độ tuổi này và thường hết khi trẻ lớn hơn, tầm 2-4 tuổi.
Vì liên quan đến cơ địa dị ứng, nên việc chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần do 2 nguyên nhân chính:
- Chưa loại trừ được tác nhân, căn nguyên gây dị ứng
Các tác nhân gây dị ứng bao gồm thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, sữa bò, trứng, đậu phộng, đồ dầu mỡ…), môi trường gây dị ứng (hóa chất từ các sản phẩm sữa tắm, quần áo, chăn nệm; khói bụi, lông động vật, thay đổi thời tiết, ẩm mốc, vệ sinh chưa tốt…)
Với trẻ đang bú sữa mẹ, các tác nhân gây dị ứng có thể xuất phát thói quen ăn uống của mẹ, truyền qua sữa và gây dị ứng chàm sữa cho bé.
- Chăm sóc da bị chàm sữa chưa đúng cách:
Dị ứng dường như là nguyên nhân chính gây nên chàm sữa. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm khuẩn lại là nguyên nhân chính khiến chàm sữa chậm lành, dễ tái lại. Các vết chàm sữa đang trong tình trạng viêm,.rất dễ bội nhiễm vi khuẩn, nấm mốc, virus, khiến cho tình trạng viêm da càng nặng hơn. Việc dùng sai sản phẩm kháng khuẩn trong điều trị sẽ khiến cho tình trạng chàm sữa lâu khỏi, tái đi tái lại nhiều lần.
3. Cách điều trị dứt điểm chàm sữa tái đi tái lại
Căn cứ vào nguyên nhân gây tái phát chàm sữa, các bác sĩ chuyên khoa nhi đã xây dựng nguyên tắc chung trong điều trị chàm sữa ở trẻ, bao gồm các bước:
- Ngăn tiếp xúc với các nguồn gây bệnh nguy cơ
- Làm sạch, kháng khuẩn vết chàm, làm dịu, làm lành
- Giữ vệ sinh để phòng ngừa tái phát.
3.1 Ngăn tiếp xúc với căn nguyên gây chàm sữa
Sự nhạy cảm của trẻ với thức ăn, môi trường, hoàn cảnh xung quanh là khác nhau. Chính vì vậy, cha mẹ cần kiểm tra, quan sát kỹ và phát hiện ra nguyên nhân gây chàm sữa trong từng trường hợp riêng biệt của trẻ.
Các bước xác định nguyên nhân gây chàm sữa:
Bước 1: Dự đoán các nhân tố nguy cơ gây chàm sữa ở trẻ.
Bước 2: Loại bỏ các chất gây dị ứng tiềm ẩn, tránh cho trẻ tiếp xúc từ 2 – 4 tuần.
Bước 3: Kiểm tra lại để xác định chính xác nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ.
Tiếp tục cho trẻ tiếp xúc với tác nhân nghi ngờ gây chàm sữa. Nếu tình trạng chàm sữa của trẻ không giảm hoặc nặng hơn thì bạn đã tìm được chính xác nguyên nhân gây chàm sữa cho bé rồi đấy.
Khi xác định được chính xác nguyên nhân gây ra dị ứng, cần tránh cho trẻ tiếp xúc với căn nguyên dị ứng này. Cách ly ít nhất 6 tháng hoặc cho đến khi bé được 9-12 tháng tuổi. Vì ở độ tuổi này, hàng rào miễn dịch – dị ứng của trẻ đã vững chắc hơn giai đoạn sơ sinh.
3.2. Làm sạch, kháng khuẩn, làm dịu, làm lành vết chàm sữa
Song song với việc quan sát, loại trừ nguyên nhân gây chàm sữa,.cha mẹ nên tiến hành đồng thời việc chăm sóc da cho bé. Giúp bé nhanh chóng thoát khỏi chàm sữa.
Làm sạch, kháng khuẩn vết chàm sữa
Việc giữ vết chàm sữa sạch sẽ,.không nhiễm khuẩn sẽ tạo tiền đề cho việc tái tạo lại lớp da lành.
Các bác sĩ da liễu khuyên rằng, khi vệ sinh da bị chàm sữa cho bé,.nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc chuyên dụng. Sản phẩm thường được bác sĩ kê trong trường hợp chàm sữa là Dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
Sản phẩm này có rất nhiều ưu điểm,.chuyên biệt và phù hợp với vệ sinh da cho bé chàm sữa.
- Dizigone có hiệu quả kháng khuẩn vượt trội. Có thể làm sạch 100% đa dạng mầm bệnh như nấm, vi khuẩn… chỉ trong 30 giây. Do đó sản phẩm rất hiệu quả và nhanh chóng trong làm sạch, kháng khuẩn vết chàm.
- Dizigone dịu nhẹ, an toàn, không gây khô rát, không xót cho bé. Do sản phẩm sử dụng cơ chế diệt khuẩn ion hóa, một trong những cơ chế tự nhiên của hệ miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể.
- Dizigone không chứa hóa chất tẩy rửa, tạo bọt, tạo mùi. Không gây kích ứng cho vết chàm sữa.
- Đặc biệt, Dizigone không chỉ có khả năng kháng khuẩn tốt.mà còn có khả năng kích thích vết chàm nhanh lành. Dizigone tạo điều kiện cho các tế bào hạt và sợi tái tạo lớp da mới. Đây là một ưu điểm vượt trội hơn nhiều sản phẩm kháng khuẩn khác.
Do hiệu quả kháng khuẩn tốt, hiệu quả nhanh, mạnh và an toàn cho bé, nên Dizigone giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức khi chăm sóc cho bé. Cha mẹ chỉ cần rửa hoặc dùng khăn/bông mềm thấm Dizigone. Lau nhẹ nhàng vết chàm sữa cho bé 2 lần/ngày, 30 giây/lần. Như vậy là đã đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho da chàm. Cuối cùng là thoa các sản phẩm dưỡng ẩm, làm lành vết chàm.
Bộ đôi chăm sóc da chàm cho bé: Dizigone và Dizigone Nano Bạc
Làm lành vết chàm sữa
Việc vệ sinh da chàm sữa bằng Dizigone cũng có công dụng giúp vết chàm nhanh lành. Để tăng hiệu quả kháng khuẩn, giúp vết chàm sữa lành nhanh hơn và không để lại sẹo,.có thể kết hợp thêm với Gel sát khuẩn chứa Nano bạc.hoặc các tinh dầu kháng khuẩn tự nhiên như tràm trà, cúc la mã. Kết hợp dùng thêm các sản phẩm dưỡng ẩm, giúp nhanh lành vết chàm, dịu nhẹ,.an toàn cho bé như panthenol hoặc sử dụng thảo dược tự nhiên như lô hội.
Để tiết kiệm thời gian, đảm bảo nguyên liệu chuẩn, an toàn, cha mẹ có thể tham khảo thêm.các sản phẩm như Gel kháng khuẩn Dizigone Nano bạc. Dizigone Nano bạc chứa các thành phần: Nano Bạc, D-panthenol, chiết xuất lô hội, chiết xuất cúc La Mã và tinh dầu Tràm, giúp kháng khuẩn nhanh chóng, ngăn ngừa viêm da, dưỡng ẩm, ngăn ngừa sẹo và kích thích tái tạo tế bào da một cách tự nhiên.
Kết hợp sử dụng Dizigone và Dizigone Nano bạc sẽ giúp chàm sữa của bé cải thiện nhanh chóng sau 1-3 ngày.
Kết hợp sử dụng Dizigone và Dizigone Nano bạc sẽ giúp chàm sữa của bé nhanh khỏi
3.3 Phòng ngừa chàm sữa tái đi tái lại
- Luôn cảnh giác trong chăm sóc bé hằng ngày. Tránh tiếp xúc với các nguồn gây dị ứng. Mặc quần áo chất liệu mềm mại, thoáng mát. Không dùng các sản phẩm chăm sóc da nhiều bọt, hóa chất. Tránh các đồ ăn, đồ uống dễ gây dị ứng. Với trẻ đang bú mẹ, mẹ nên kiêng các sản phẩm, đồ dùng này, tránh các tác nhân dị ứng lây qua da khi tiếp xúc và truyền từ sữa mẹ cho bé.
- Giữ gìn vệ sinh cho bé, có thể pha loãng Dizigone vào nước tắm hằng ngày.
Hy vọng bài viết trên có thể cung cấp cho cha mẹ thông tin đầy đủ.về giải pháp điều trị và phòng ngừa chàm sữa tái đi tái lại ở trẻ nhỏ.
Để được tham vấn thêm, cha mẹ có thể gọi đến hotline 1900 9482 để được tư vấn trực tiếp từ Dược sĩ đại học chuyên môn cao.