Chàm sữa có biểu hiện như thế nào và cách xử trí là gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh thắc mắc khi da bé có những biểu hiện lạ. Trong khi chàm sữa là một trong những bệnh thường gặp với tỷ lệ cao. Bài viết ngay dưới đây sẽ giải quyết những thắc mắc này của các bố mẹ.
I. 6 biểu hiện thường gặp của chàm sữa
Chàm sữa là một dạng của viêm da cơ địa. Bệnh thường gặp trên trẻ sơ sinh. Bệnh đa số do di truyền từ bố mẹ. Bố mẹ mang gen đột biến liên quan đến sự hình thành cấu trúc của da. Gen này truyền sang con và biểu hiện rất sớm trên trẻ sơ sinh.
Phụ huynh cần biết chàm sữa có biểu hiện như thế nào để xử trí kịp thời. Dưới đây là 6 biểu hiện thường gặp của chàm sữa ở trẻ:
- Vết hồng ban: Da bé có những mảng đỏ ửng và xuất hiện vệt hồng. Ban đầu những vệt này màu hồng nhạt nhưng càng về sau càng đậm lên. Vị trí xuất hiện thường ở hai má, thái dương, trán, cổ,… Những vệt này ban đầu có thể gây nhầm lẫn với rôm sảy hay nẻ trên da bé.
- Mụn nước: trên mảng da đỏ bắt đầu xuất hiện những mụn nước li ti. Mụn nước xếp ko theo trật tự, mọc với số lượng nhiều và tập trung lại thành đám.
- Ngứa: biểu hiện qua việc bé thường xuyên đưa tay lên gãi, cọ da ở phần tổn thương.
- Rỉ dịch: Mụn nước có xu hướng tự vỡ hoặc do gãi mà vỡ chảy ra dịch màu vàng.
- Vảy trên da: Phần dịch từ mụn nước vỡ kết hợp với huyết tương sẽ khô lại và đóng vảy. Vảy này sau đó rơi ra để lại lớp da nhẵn bóng ở dưới gọi là da non.
- Bong tróc vảy: quá trình hình thành mụn nước và bong tróc diễn ra liên tục. Sau một thời gian dài da bé ở vùng tổn thương dày lên, thô ráp và xù xì. Lớp da mỏng vừa lên liền khô, bong vảy thành mảng dày hoặc vụn như cám. Các vết nứt, vết hằn da nổi lên rõ rệt.
II. Chàm sữa gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của trẻ?
Chàm sữa gây nhiều ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bé. Tuỳ vào từng loại bệnh, diễn biến và cách xử trí mà mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít. Chàm sữa xuất hiện với tình trạng khô da, ngứa khiến bé khó chịu và gãi liên tục. Bé khó chịu ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt thường ngày. Trẻ kém ăn, quấy khóc, phát triển chậm hơn bình thường.
Chàm sữa ở trẻ không được xử lý thích hợp có thể dẫn tới chàm sữa bội nhiễm. Chàm sữa bội nhiễm gây mệt mỏi, sốt, viêm ,lở loét, hình thành sẹo và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Nguyên nhân dẫn tới chàm sữa bội nhiễm ở trẻ là:
- Sức đề kháng kém: Khả năng chống lại sự xâm nhập bởi các tác nhân từ bên ngoài không đủ dẫn tới phát sinh chàm và dễ bị nhiễm khuẩn tại vết thương.
- Mụn nước vỡ: Tạo vết thương hở kèm dịch tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút, nấm xâm nhập, phát triển gây hại cho trẻ. Đây là nguyên nhân chính gây bội nhiễm.
- Do vệ sinh kém: Điều kiện vệ sinh kém hoặc xử lý mụn nước ở trẻ không hợp lý.
Thống kê y tế chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ khỏi chiếm 70%, còn lại 30% trẻ diễn biến dai dẳng. Khoảng 30-50% trẻ mắc viêm da cơ địa (chàm sữa) khi lớn lên sẽ mắc thêm những bệnh dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
>>> Xem bài viết: Chàm sữa tái đi tái lại nhiều lần – giải pháp trị dứt điểm
III. 8 điều cha mẹ cần làm ngay khi phát hiện con bị chàm sữa
Hầu hết bệnh tự khỏi sau khi trẻ được 18-24 tháng nếu được xử trí hợp lý. Những điều dưới đây là những hành động mà các bố mẹ cần được thực hiện ngay khi phát hiện con bị chàm sữa:
1. Không gãi, chà xát vết thương
Cha mẹ tuyệt đối không để trẻ cào, gãi, chà xát lên phần da tổn thương. Bố mẹ cắt móng tay, đeo bao tay cho trẻ, trông nom bé thường xuyên để hạn chế trẻ đưa, quyệt tay lên vùng mặt. Cào, gãi sẽ làm mở rộng vùng thương tổn, vỡ mụn nước và là cơ hội cho vi sinh vật xâm nhập.
2. Vệ sinh da
Việc thường xuyên vệ sinh da bé sạch sẽ giúp mẹ kiểm soát được diễn biến bệnh của trẻ. Mồ hôi, bụi bẩn tích tụ trên da là nơi cư trú lý tưởng cho vi sinh vật gây hại trên da bé. Đặc biệt bố mẹ cần chú ý đến phần nếp gấp da của trẻ như cổ, nách, bẹn,.. Tã bé thay thường xuyên ít nhất 3 lần/ngày để đảm bảo da bé luôn khô thoáng. Sử dụng dung dịch sát khuẩn là điều cần thiết cho bé bị chàm sữa. Dung dịch dùng để sát khuẩn tổn thương do chàm cần phải đạt các tiêu chí sau:
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là một trong những dung dịch được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp chàm sữa ở trẻ. Dizigone hoàn toàn lành tính, hiệu quả kháng khuẩn cao, phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.
3. Dưỡng ẩm cho da
Da khô là biểu hiện của hàng rào bảo vệ trên da bị suy yếu. Cấp ẩm giúp tái tạo, ổn định lại hàng rào bảo vệ của da, giảm ngứa, rát trên da trẻ. Trên thị trường có nhiều sản phẩm cấp ẩm, làm mềm mịn dạng kem hoặc dầu dưỡng da dành riêng cho trẻ em như johnson baby, aveeno,…Bạn có thể lựa chọn kem bôi vừa dưỡng ẩm da vừa có khả năng kháng khuẩn như kem Dizigone nano bạc. Với thành phần chiết xuất từ thiên như như lô hội, cúc la mã,… kem Dizigone phù hợp với làn da nhạy cảm của bé.
4. Lựa chọn quần áo, khăn cho trẻ
Chất liệu đồ mà trẻ mặc ảnh hưởng nhiều tới tình trạng bệnh của trẻ. Hạn chế dùng đồ len, dạ, lông,… vì những chất liệu này có thể gây kích ứng lên da. Đồ mặc được may từ sợi tổng hợp, vải có tỷ lệ nilong cao thì thoát nhiệt, thoát hơi nước kém, gây bí bách, ẩm da trẻ. Bố mẹ nên lựa chọn quần áo mỏng, thấm hút tốt, mềm mịn và dịu nhẹ với da bé.
5. Chú ý khi tắm cho trẻ
Bạn nên sử dụng nước ấm vừa đủ, tránh dùng nước quá nóng làm khô da. Nước quá nóng cũng có thể gây kích ứng mạnh tại nơi tổn thương của trẻ, làm tăng cảm giác đau rát và khiến tổn thương da khó phục hồi. Trẻ chỉ nên tắm từ 5-10 phút, không tắm quá lâu. các mẹ cũng nên lựa chọn những loại xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ dành cho trẻ bị chàm.
6. Chý ý trong sinh hoạt
Cha mẹ không được để trẻ tiếp xúc với chất có thể gây dị ứng như mỹ phẩm, hoá chất tẩy rửa mạnh, đồ chơi từ nhựa không rõ nguồn gốc, cao su, da,… Môi trường xung quanh bé cũng cần được chú ý. Cần đảm bảo vệ sinh, dọn dẹp bụi bẩn, giặt chăn, màn, gối, ga, vệ sinh đồ chơi của trẻ.
Khi thấy tình trạng mụn nước của bé lâu khỏi, mụn nước lan rộng nghiêm trọng, có hiện tượng viêm nhiễm, chảy mủ, bạn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
IV. Những sai lầm cần tránh khi xử lý chàm sữa cho trẻ
1. Lạm dụng corticod
Corticoid có tác dụng chống viêm, giảm dị ứng rất tốt. Sử dụng kem bôi dạng corticoid tương đối hiệu quả với tình trạng chàm sữa ở trẻ. Tuy nhiên đây cũng là loại thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
Làn da của bé còn non nớt và chưa hoàn thiện, việc sử dụng các loại kem bôi corticoid kéo dài có thể làm thuốc thấm qua da đi vào máu. Một trong những tác dụng phụ có thể kể đến như làm giảm miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng; teo da; sạm da; nặng hơn có thể gây suy thượng thận ở trẻ.
Chính vì vậy mẹ chỉ nên sử dụng corticoid trong thời gian ngắn khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Kiêng tắm rửa
Quan điểm cho rằng bé bị chàm sữa phải kiêng nước là hoàn toàn sai lầm. Việc không tắm rửa cho bé thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Ngoài ra, việc vệ sinh vùng da chàm không đúng cách, dùng nước và vật dụng không sạch, dùng tay bẩn chạm vào vết chàm cũng có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn.
3. Chế độ ăn uống cho trẻ không hợp lý
Việc mẹ bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm khi con đang bị bệnh là tốt. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý thực đơn cho bé cần tránh các món hải sản có nguy cơ gây kích ứng cao như: tôm, cá, cua,… Đây cũng là loại thức ăn mà những người có cơ địa dị ứng cần tránh.
Thực phẩm có chất cay và tê: ớt, chanh, tiêu. Những gia vị này có thể gây ngứa và tiết nhiều mô hôi làm tình trạng lác sữa thêm trầm trọng.
Việc mẹ sử dụng những loại thực phẩm kể trên cũng khiến chúng đi vào sữa và gây ảnh hưởng đến bé.
Vì vậy mẹ hãy thiết kế một thực đơn đầy đủ dinh dưỡng nhưng cũng phải vừa an toàn và hợp lý dành cho bé.
4. Sử dụng các loại lá tắm dân gian không rõ nguồn gốc
Việc tắm lá cho trẻ bị chàm sữa đã có từ lâu và đến nay vẫn được nhiều mẹ tin tưởng. Tắm lá có thể có hiệu quả, có thể không và tác dụng của chúng với chàm sữa chưa được chứng minh rõ ràng. Nhìn chung việc tắm lá cho bé dù không có hiệu quả nhưng cũng sẽ không gây hại.
Tuy nhiên nếu mẹ sử dụng những loại lá mua trên mạng hay ở chợ, không đảm bảo được nguồn gốc thì có thể gây nên tác hại cho bé. Những loại lá có lẫn tạp chất, hay tồn đọng dư lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản khi tắm sẽ gây kích ứng làn da nhạy cảm của trẻ và làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh.
5. Sử dụng quá nhiều phương pháp điều trị mà không đúng hướng dẫn
Với tâm lý nôn nóng mong con khỏi bệnh, cha mẹ tìm đủ lời khuyên từ bác sỹ cho đến người thân. Bất kì phương pháp nào sử dụng 1,2 ngày không hiệu quả đã vội đổi sang phương pháp khác. Việc này không đem lại hiệu quả mà còn có thể làm nặng hơn tình trạng bệnh.
Bố mẹ cần phải hiểu rằng chàm sữa do phản ứng quá mẫn tự nhiên của cơ thể gây ra. Việc phục hồi phải cần có thời gian, phụ thuộc phần lớn vào cơ địa của từng trẻ. Điều bố mẹ cần làm là chăm sóc và vệ sinh thật tốt vết chàm, giúp đẩy nhanh quá trình lành thương cho trẻ.
>>> Xem bài viết: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị chàm sữa nặng.
Nắm rõ chàm sữa ở trẻ biểu hiện như thế nào là điều vô cùng cần thiết để xử trí đúng cách. Đặc biệt khi hiện nay nhiều tư tưởng, cách xử trí thiếu khoa học, không hợp lý được lan truyền rộng rãi. Các bố mẹ cần tỉnh táo và có những phương hướng, xử trí phù hợp để cải thiện tình trạng của trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc về bệnh chàm sữa ở trẻ, bạn hãy gọi tới số HOTLINE 19009482 để được tư vấn kịp thời.