Chàm sữa có nguy hiểm hay không? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà bố, mẹ, người thân bé thắc mắc và mong muốn có một câu trả lời rõ ràng và khoa học. Hiểu rõ mức độ gây hại của bệnh với trẻ là bước đệm giúp người thân bé có những thái độ, cách xử trí phù hợp nhất nhằm giảm giảm bớt tình trạng bệnh của trẻ.
I. Chàm sữa là gì? Biểu hiện và nguyên nhân
1. Chàm sữa là gì?
Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa, là một dạng viêm da cơ địa, bắt gặp nhiều nhất trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh không quá nặng và không lây lan nếu bố mẹ trẻ xử lý thích hợp và kịp thời.
2. Biểu hiện của chàm sữa
Chàm sữa biểu hiện trên da trẻ và tiến triển theo giai đoạn nhất định:
Biểu hiện trên da của bệnh chàm sữa ở trẻ nhỏ
- Đầu tiên trên da bé xuất hiện những mảng da, vệt da đỏ hồng. Vệt da ban đầu nhạt màu sau đó đậm dần lên. Thường xuất hiện trên ở hai má, trán, thái dương, nếp gấp ở cổ, bẹn,… Da lúc này thường khô, hơi căng rát. Các mẹ thường dễ nhầm với nẻ da ở bé. Da trẻ ngứa dẫn tới việc bé thường xuyên đưa tay lên mặt (hay cũng cùng thương tổn) gãi hoặc cọ xát.
- Sau đó ở các mảng da đỏ mọc những mụn nước li ti. Mụn nước mọc lên với số lượng nhiều và tụ lại thành đám. Mụn nước to dần lên, có xu hướng tự vỡ hoặc do trẻ gãi mà vỡ. Dịch chảy ra có màu vàng nhạt.
- Mụn nước sau vỡ một thời gian hình thành nên những mảng vảy che kín lỗ mụn nước. Mảng này khô bong tróc ra để lại vùng da nhẵn mịn ở dưới gọi là da non.
Chàm sữa ở trẻ diễn ra trong thời gian dài làm phần da ở vùng tổn thương dày lên sần sùi. Lớp da non bên dưới lớp vảy không còn mịn màng mà có hiện tượng khô nứt. Da bong ra tạo mảng da khô hoặc giống như vụn cám. Các vệt hoặc rãnh trên mặt hiện ra rõ rệt. Khu vực tổn thương trên da bé ngày càng mở rộng ra so với ban đầu và có thể xuất hiện thêm ở những bộ phận khác như cổ, tay, chân,…
>>> Xem bài viết: Trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt
3. Nguyên nhân của chàm sữa
Hai nguyên nhân chính của chàm sữa:
3.1. Do yếu tố di truyền
Chàm sữa là một dạng của bệnh dị ứng. Những nghiên cứu dịch tễ gần đây cho thấy rằng bố và mẹ đều mắc bệnh dị ứng (viêm da cơ địa, hen phế quản,…) thì 80% con sinh ra mắc bệnh dị ứng. Trường hợp bố hoặc mẹ mắc bệnh dị ứng thì 50% con sinh ra mắc bệnh. Trong cơ thể một số người có xuất hiện gen đột biến liên quan đến cấu trúc của da. Gen này được di truyền từ bố mẹ sang con. Vì vậy chàm sữa là một bệnh do di truyền với tỷ lệ mắc ở trẻ là rất cao.
3.2. Do yếu tố kích thích
Với cơ địa dị ứng sẵn có, sự tác động của các yếu tố kích thích từ môi trường là nguyên nhân gây bùng phát chàm sữa ở trẻ.
Những kích thích có thể có từ môi trường:
- Mẹ cho bé ăn đồ hải sản. Phản ứng của cơ thể trẻ với protein lạ từ hải sản làm xuất hiện chàm sữa.
- Lông chó, mèo, bụi bẩn, phấn hoa,… Cơ địa nhạy cảm của bé với những chất này gây phản ứng mạnh trên da bé. Tất cả đều là những thành phần lạ với cơ thể, trên lông chó, mèo có chứa protein do chúng tiết ra.
- Một số yếu tố gây tăng nguy cơ xuất hiện bệnh và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh: sử dụng nước quá nóng tắm cho trẻ; xà phòng có chứa chất tẩy mạnh. Hoặc trẻ mặc quần áo bí khó thấm nước, mồ hôi và da trẻ thường xuyên ẩm,…
Những hiểu biết cơ bản về chàm sữa với trẻ là rất cần thiết cho người chăm sóc trẻ. Từ những hiểu biết này mà bố mẹ có những phương pháp hỗ trợ cải thiện, giúp trẻ mau lành bệnh.
II. Chàm sữa có nguy hiểm không?
Chàm sữa có nguy hiểm không là câu hỏi làm bố mẹ bé khá lo lắng. Vì những bệnh khi bé mắc phải có thể ảnh hưởng rất nặng tới tình trạng hiện tại và có thể có những di chứng sau khi bé lớn lên.
Đối với chàm sữa đây là một bệnh không quá nặng với trẻ. Tuy nhiên nếu không có những xử trí hợp lý và khoa học có thể gây nhiễm khuẩn, loét, để lại sẹo và một số biến chứng khác.
1. Trong thời gian bệnh của trẻ
Chàm sữa thường tự khỏi sau 18-24 tháng. Tỷ lệ khỏi ở trẻ đến 70%. Còn lại 30% trẻ diễn biến dai dẳng. Cách chăm sóc của bố mẹ bé ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lành bệnh của bé.
Một trong những diễn biến nặng của bé ở giai đoạn này là nhiễm khuẩn tại các vị trí mụn nước. Nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn:
- Sức đề kháng của trẻ sơ sinh thường yếu. Khả năng chống lại sự xâm nhập của các tác nhân từ bên ngoài không đủ dẫn tới phát sinh chàm và dễ bị nhiễm khuẩn tại vết thương.
- Mụn nước vỡ tạo vết thương hở kèm dịch tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập, phát triển gây hại cho trẻ. Đây là nguyên nhân chính bội nhiễm.
- Do vệ sinh kém: điều kiện vệ sinh kém hoặc xử lý mụn nước ở trẻ không hợp lý cũng gây nên nhiễm khuẩn, virus, nấm tại vị trí tổn thương.
Vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập và phát triển làm những vết mụn nước đã vỡ trên da bé lâu lành. Nếu lượng độc tố từ vi khuẩn lớn trẻ có thể dẫn tới sốt, loét, mưng mủ tại vị trí tổn thương,…
2. Khi trẻ lớn
Thống kê còn cho thấy 30-50% trẻ mắc viêm da cơ địa (chàm sữa) khi lớn lên sẽ mắc thêm những dị ứng khác như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
III. Cách chăm sóc trẻ khi bị chàm sữa
1. Cách ly bé khỏi các tác nhân gây kích thích
- Với trẻ đang bú mẹ thì mẹ hạn chế ăn những thực phẩm như hải sản (cua, ghẹ,..), nhộng,…
- Vệ sinh môi trường xung quanh trẻ: làm sạch bụi bẩn, lông chó, mèo,…; thường xuyên giặt chăn, ga, gối,…
- Hạn chế để trẻ tiếp xúc với hoá chất, mỹ phẩm, quần áo len, dạ, da, đồ chơi cao su, nhựa không rõ nguồn gốc,..
- Lưu ý khi tắm bé: tránh tắm nước quá nóng, tắm lâu, sử dụng xà phòng chứa chất tẩy mạnh.
2. Vệ sinh da cho bé
Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh da, thay tã để đảm bảo da bé luôn khô thoáng. Vệ sinh vùng da chàm bằng dung dịch kháng khuẩn để phòng ngừa vi khuẩn và mầm bệnh trên da gây chàm bội nhiễm. Dung dịch kháng khuẩn Dizigone là dung dịch được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp này. Với công nghệ kháng khuẩn ion vượt trội, Dizigone đáp ứng đầy đủ tiêu chí của dung dịch kháng khuẩn lý tưởng:
3. Dưỡng ẩm cho da bé
Bên cạnh vệ sinh da, bé cũng cần được dưỡng ẩm da hàng ngày. Dưỡng ẩm cho da giúp giảm khô rát, ngứa ngáy, giúp trẻ thoải mái hơn. Đồng thời việc này thúc đẩy quá trình tái tạo lại da. Mẹ bé có thể lựa chọn sản phẩm dành riêng cho da trẻ nhạy cảm. Những sản phẩm có thể dùng ở dạng dầu dưỡng, thuốc mỡ,kem bôi da có chứa thành phần lành tính từ thiên nhiên kết hợp với các loại vitamin A,B,C,E,… như kem Dizigone nano bạc nên được ưu tiên sử dụng. Ngoài ra, bố mẹ thường xuyên cắt móng, đeo bao tay cho trẻ, hạn chế để trẻ cào, gãi da.
>>> Xem bài viết: 10 loại kem bôi chàm sữa cho bé an toàn và hiệu quả nhất
4. Sử dụng thuốc chống nhiễm khuẩn, chống viêm
Thuốc được sử dụng có thành phần chủ yếu là kháng sinh, corticoid, kháng histamin. Những thuốc này sử dụng cho trẻ nhỏ cần được sự chỉ định của bác sĩ. Bố mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng cho bé, đặc biệt là kháng sinh.
Chàm sữa là bệnh mạn tính, kéo dài dai dẳng ở trẻ. Bệnh sẽ không gây nguy hiểm nếu bố, mẹ hay người chăm sóc trẻ thực hiện tốt những biện pháp đã được khuyến khích như trên. Mong rằng bài viết này có thể giải đáp được những thắc mắc và hỗ trợ các bố mẹ trong cuộc chiến chống lại bệnh tật cùng với bé nhà mình. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.