Chàm sữa là bệnh viêm da mạn tính ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số trẻ sau một hoặc nhiều đợt chàm sữa tái phát, da xuất hiện các vết sẹo nâu đen, thậm chí có trẻ có sẹo rỗ, sẹo lồi. Số khác sau khi vết chàm bay hết thì da hồng hào không có hiện tượng gì. Vậy nguyên nhân sự khác biệt này do đâu? Chàm sữa có thực sự để lại sẹo không?
I. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm sữa
Chàm sữa là bệnh viêm da dị ứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân được biết đến nhiều nhất là do di truyền. Bố mẹ từng bị thì 80% con cái sinh ra mắc phải. Ngoài ra, nguyên nhân khác còn có các tác nhân gây bùng phát bệnh: xà phòng, đồ len, lông thú, thức ăn, thời tiết, ẩm mốc,..
2. Triệu chứng bệnh
Tùy từng trẻ, bệnh có biểu hiện khác nhau:
- Giai đoạn 1: Da nổi mẩn đỏ, ngứa.
- Giai đoạn 2: Da mẩn đỏ, xuất hiện mụn nước li ti thành vùng lớn. Da khô đỏ, căng rịt, mạch máu nhỏ nổi rõ.
- Giai đoạn 3: Vết mụn nước vỡ ra, bội nhiễm có thể xảy ra. Da khô đỏ, tróc da, da cao dày lên, có chảy mủ vàng lỏng, đóng vảy trên da.
Trẻ quấy khóc, hay cọ người, mặt vào gối giường, chán ăn. Khi bội nhiễm, trẻ có thể sốt vừa đến cao gây co giật nguy hiểm. Chàm sữa thường xuất hiện tại các vị trí:
- Mặt, cổ, đầu gáy
- khuỷu tay, cổ tay
- Mặt sau gối, đùi, mắt cá chân, bàn chân.
II. Chàm sữa có để lại sẹo không?
Các trường hợp trẻ mắc chàm sữa để lại sẹo là trường hợp mụn nước vỡ ra, bội nhiễm sau chàm. Do chàm sữa gây ngứa, thói quen gãi vô tình làm vỡ mụn nước. Trên nền da có tổn thương hở, quá trình lên da non sẽ để lại sẹo. Bội nhiễm chàm sữa càng làm da tổn thương nặng hơn, lan rộng hơn. Sẹo to hơn, khó chữa hơn.
Tùy vào mức độ nghiêm trọng vết chàm hở có bị bội nhiễm nặng hay không mà da bé có thể để lại sẹo khác nhau:
Sẹo thâm:
- Sẹo thâm là các vết thâm nâu đen hoặc nâu vàng kích thước to nhỏ không đều.
- Đây là loại sẹo thường gặp nhất do chàm sữa gây ra.
- Chúng nằm rải rác trên da do chàm sữa tái phát nhiều lần để lại.
- Sẹo sẽ tự mờ dần nhưng lâu mất, gây ảnh hưởng thẩm mỹ.
Sẹo rỗ:
- Do mụn nước mọc liên tiếp tại một vị trí khiến da không kịp tái tạo.
- Sẹo lõm xuống thấp hơn bề mặt da, gây mất thẩm mỹ.
- Đây là dạng sẹo ít gặp, nhưng đôi khi cũng xảy ra trên một số trẻ có cơ địa sẹo rỗ.
Sẹo lồi:
- Trẻ mắc chàm sữa hiếm để lại loại sẹo này.
- Tuy nhiên, quá trình lên da non xử lý không tốt lại dễ hình thành sẹo lồi.
- Giống như sẹo lõm, sẹo lồi cũng không tự mất đi mà cần điều trị.
Không phải trẻ nào mắc chàm sữa cũng để lại sẹo. Nhưng để bé không bị sẹo do bệnh chàm sữa, cha mẹ cần áp dụng ngay các biện pháp ngăn ngừa các vết mụn nước vỡ, bội nhiễm chàm xảy ra: Chống viêm, chống nhiễm khuẩn, dưỡng ẩm kem trị sẹo…
III. Biện pháp ngăn ngừa sẹo chàm sữa
Sẹo để lại trên da gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, học tập sau này của trẻ. Vậy nên, các biện pháp điều trị, ngăn ngừa sẹo do chàm sữa để lại rất được các mẹ chú ý.
1. Chống viêm
Chống viêm là biện pháp điều trị triệu chứng chính của bệnh chàm sữa. Các thuốc chống viêm nhóm corticoid có hoạt tính yếu như: Hydrocortison, prednisolon, methylprednisolon… dạng kem bôi hay dạng thuốc uống.
Kem bôi thường bôi 2 lần sáng tối sau rửa mặt hoặc tắm rửa. Thuốc uống liều trong thời gian ngắn 1-2 viên/ 5- 7 ngày. Tác dụng ức chế phản ứng viêm và ức chế miễn dịch của corticoid giúp làm giảm các triệu chứng mẩn đỏ, sưng viêm. Thuốc làm dịu đỏ rát, ngứa ngáy, giúp trẻ thoải mái, dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, Corticoid lại có nhiều cơ chế tác dụng đến các chức năng bộ phận khác.
- Trẻ dùng lâu kem bôi Corticoid có thể bào mòn da, da mỏng đi sau một thời gian. Mạch máu nổi rõ trên da. Da đỏ, có hiện tượng tích nước nhiều nơi.
- Khi dùng đường toàn thân, corticoid có nguy cơ suy thượng thận cấp cao.
- Corticoid ức chế miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, vi nấm gây bệnh hơn. Da dùng corticoid mỏng, yếu hơn. Sẹo dễ hình thành hơn.
Corticoid có hại nhiều hơn lợi. Vậy nên, thuốc chỉ được dùng khi bác sĩ chỉ định điều trị. Cha mẹ tuyệt đối không mua sử dụng tùy ý cho trẻ để tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra.
2. Chống nhiễm khuẩn
2.1. Sử dụng dung dịch kháng khuẩn
Thông thường, để tránh nhiễm khuẩn trong bệnh chàm sữa, trẻ chỉ cần được sát khuẩn da bằng dung dịch kháng khuẩn là đủ. Sát khuẩn hiệu quả với chàm sữa thông thường là sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn: Cồn, oxy già, Povidon iod, Dung dịch Dizigone…
Các vết thương ngoài da dùng dung dịch sát khuẩn có thể rửa trôi 100% các tác nhân gây bệnh: vi khuẩn, virus, nấm, bụi bẩn… Thành phần gồm các chất có tính sát khuẩn mạnh, phổ diệt khuẩn rộng, ngăn cản sự phát triển, lan rộng của tác nhân. Trong đó, dung dịch sát khuẩn Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội hơn các dung dịch sát khuẩn thông thường:
- Tác dụng kháng khuẩn nhanh và mạnh.
- Không chứa thành phần kích ứng da, không gây đau xót khi sử dụng.
- Cơ chế diệt khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên,
- Không gây đề kháng khi dùng lâu dài cho bé.
- Không làm cản trở quá trình lành da tự nhiên, giảm nguy cơ hình thành sẹo.
2.2. Kháng sinh
Trong các trường hợp chàm sữa bội nhiễm nặng, dung dịch sát khuẩn không xử lý triệt để được, bác sĩ sẽ kê thêm kháng sinh trong điều trị. Kháng sinh dùng cho trẻ dưới dạng kem bôi hay thuốc uống. Kem bôi có thể kết hợp cùng thành phần corticoid. Các kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 1 được chỉ định điều trị chàm sữa. Liều dùng: 1 viên/ 7-10 ngày.
Kháng sinh có nhiều tác dụng không mong muốn. Trẻ dễ gặp phải tình trạng đề kháng kháng sinh nếu phụ huynh sử dụng sai liều, sai chỉ dẫn bác sĩ.
>>> Xem bài viết: Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị chàm sữa nặng
3. Kem trị sẹo
Những vết thâm, vết rỗ hay sẹo lồi gây mất thẩm mỹ. Vết sẹo lớn không sử dụng kem trị sẹo thì sẹo sẽ theo bé đến khi trưởng thành, gây tự ti ngoại hình.
Kem trị sẹo thường chứa các thành phần panthenol, acid salicylic, các tinh chất Lô hội, rau má, trà xanh… Các chất có công dụng bạt sừng, tái tạo da mới, tăng sản sinh collagen bảo vệ da. Các loại kem trị sẹo mẹ có thể tìm hiểu trên thị trường như: Dermatix, Hiruscar, Dizigone nano bạc…
Cách sử dụng kem trị sẹo:
- Kem sử dụng trong quá trình da lên da non. Sau khi tắm xong, lau khô vết sẹo, bôi cho trẻ để sẹo nhanh mờ, giảm lồi.
- Kết hợp sử dụng dung dịch sát khuẩn và kem nano bạc Dizigone, kết quả cho thấy hiệu quả vượt trội vừa sát khuẩn, trị sẹo hoàn hảo vừa dưỡng ẩm da.
4. Kem dưỡng ẩm
Chàm sữa khiến da trẻ khô căng, khiến trẻ ngứa nhức. Bước dưỡng ẩm không chỉ bổ sung độ ẩm mà còn giúp da bé nhanh lành, giảm đỏ rát, ngứa ngáy, khó chịu.
Thành phần kem chủ yếu là các dưỡng chất chiết xuất tự nhiên như yến mạch, sữa tươi, sữa chua, cúc vạn thọ, cám gạo…Kem chứa nhiều vitamin A,D, E, acid hyaluronic, ceramide… làm mềm da, bổ sung ẩm, đồng thời giúp da bé trắng hồng giảm thâm sẹo. Mẹ có thể chọn mua các loại kem Vaseline, nano bạc Dizigone, johnson baby,…
Với dưỡng ẩm, mẹ nên bôi sáng tối để da bé luôn mềm mịn, bớt ngứa rát, giúp bé thấy thoải mái. Kem dùng được cho bé cả khi vết chàm bay hết để da bé luôn đủ độ ẩm.
5. Những lưu ý khi điều trị sẹo chàm sữa
Ngoài các biện pháp ngăn ngừa sẹo chính, cha mẹ nên chú ý trong sinh hoạt cần quan tâm như:
- Khẩu phần ăn chứa rau muống, các loại thịt bò, gà, hải sản, trứng gà… khiến quá trình lên da non chậm lại dễ để lại sẹo hơn.
- Điều trị chàm sữa ngay từ giai đoạn chàm sữa khô để giảm nguy cơ vết chàm hở vi khuẩn có thể xâm nhập.
- Hạn chế tắm nước nóng, sử dụng quần áo chất liệu cotton, loại bỏ các tác động gia tăng tái phát chàm sữa.
- Dưỡng ẩm da thường xuyên cho bé giúp duy trì sự khỏe mạnh của làn da.
Chàm sữa có thể không để lại sẹo nhưng nếu cha mẹ chủ quan để tình trạng trầm trọng, bội nhiễm xảy ra, nguy cơ sẹo rất cao. Để ngăn ngừa sẹo do chàm sữa gây ra, phụ huynh cần có hướng xử trí kịp thời, an toàn và đúng cách cho bé. Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về chàm sữa, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.