Chàm sữa bội nhiễm là tình trạng chàm sữa tiến triển cấp độ nặng. Trong đó, vi khuẩn và các mầm bệnh tấn công vào vùng da chàm, gây lên những thương tổn nghiêm trọng trên da. Để nhận biết và xử lý chàm sữa bội nhiễm hiệu quả, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh qua bài viết dưới đây.
I. Triệu chứng của chàm sữa bội nhiễm
Chàm sữa bội nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều hơn so với chàm sữa thông thường. Mức độ tổn thương nặng hơn, ngứa rát nhiều hơn, gây nhiều nỗi lo hơn cho cha mẹ.
Từ chàm sữa cấp tính, những nốt mẩn đỏ, nhỏ, hơi ngứa, tiến triển thành các mụn nước li ti. Khi trẻ gãi, mụn nước dễ vỡ ra. Các mảng chàm này dễ bị bội nhiễm. Ở giai đoạn này, chàm sữa trên da bé sẽ có những biểu hiện:
- Da khô căng, đỏ rát, sưng viêm. Da dày và cao lên hơn bình thường. Trên vết chàm có dấu hiệu bong tróc các mảng da.
- Vết chàm có nơi bị vỡ ra, chảy máu, chảy dịch. Dịch vàng lỏng sệt chảy ra, đóng thành cục trên da.
- Trẻ ngứa hơn, phản xạ gãi, cọ mặt vào gối tăng hơn. Bé quấy khóc về đêm nhiều và chán ăn.
- Tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm. Các vết chàm lan rộng ra nhiều vùng khác trên cơ thể. Đặc biệt, trẻ có bị sốt từ trên 38 trở lên. Tùy vào diễn biến bệnh và sức đề kháng của trẻ, sốt có thể cao hơn gây co giật và nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Sau bội nhiễm nếu không điều trị kịp thời, da trẻ càng dễ gia tăng bội nhiễm nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm khác: Tụ cầu vàng, liên cầu, các xoắn khuẩn, virus Herpes, nấm Candida… Trường hợp trẻ được điều trị kịp thời, nhưng không vệ sinh, điều trị sẹo hợp lý, các vết chàm bội nhiễm có thể để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Đặc biệt các vết chàm lớn ở mặt, cổ, tay, chân có thể khiến trẻ tự ti về ngoại hình sau này.
II. Chàm sữa bội nhiễm gây bởi những nguyên nhân gì?
Chàm sữa bội nhiễm xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này có thể chia thành hai loại: trực tiếp và gián tiếp.
1. Nguyên nhân trực tiếp
Từ khi bắt đầu bị chàm sữa, bé luôn cảm thấy ngứa rát vùng chàm. Thói quen gãi ngứa vô tình làm trầy xước, chảy máu vết chàm. Việc cọ da vào gối, vào giường cũng tạo ra hậu quả tương tự. Đây là cơ hội cho vi khuẩn, virus, vi nấm xâm nhập.
Trẻ dễ bị viêm da cơ địa, sức đề kháng thường kém hơn trẻ bình thường. Khi vết thương hở, hệ miễn dịch của cơ thể không đủ chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài. Triệu chứng viêm, nhiễm trùng dễ xảy ra và diễn biến nặng.
Trong quá trình điều trị chàm sữa khô, trẻ được kê thuốc bôi corticoid để giảm triệu chứng viêm ở các vết chàm. Corticoid gây tăng tiết bã nhờn bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, thuốc gây bào mòn da, làm mất đi hàng rào bảo vệ da, da dễ bội nhiễm khuẩn.
2. Nguyên nhân gián tiếp
Trên nền vết chàm hở, sự chủ quan của phụ huynh cũng có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn như:
- Thói quen thơm, hôn trẻ.
- Không cắt móng tay cho trẻ thường xuyên.
- Để trẻ chơi ở những nơi nền đất, nơi bụi bẩn hay chơi với chó mèo.
III. Các bước chăm sóc vùng da chàm sữa bội nhiễm hiệu quả
Chàm sữa bội nhiễm nếu không chăm sóc điều trị kịp thời bệnh càng trầm trọng. Các bước chăm sóc da chàm sữa bội nhiễm cơ bản giống chàm sữa khô.
1. Dùng thuốc chống viêm
Các thuốc chống viêm corticoid với kem tác dụng tại chỗ hoạt tính thấp Cortisol, Hydrocortison, prednisolon. Trong trường hợp chàm nặng, bác sĩ có thể kê thuốc uống tác dụng toàn thân, liều mỗi lần từ 5-7 ngày, theo dõi sát.
Bản chất thuốc là dẫn chất nhóm glucocorticoid có tính chất ức chế miễn dịch, ức chế phản ứng viêm. Đối với bệnh chàm sữa, thuốc có tác dụng giảm đỏ rát, giảm viêm sưng. Điều trị bằng Corticoid, da trẻ sẽ trở lại hồng hào, bớt ngứa rát, khó chịu.
Corticoid cũng gây nhiều tác dụng không mong muốn trong điều trị. Nếu dùng kem bôi lâu, da bé mỏng đi, lộ các mạch máu dưới da. Nếu dùng đường uống trẻ có thể gặp tác dụng không mong muốn nguy hiểm như suy thượng thận cấp, hội chứng Cushing. Vì vậy, cha mẹ không tự ý mua thuốc về dùng cho con khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
2. Vệ sinh da bằng dung dịch sát khuẩn
Bội nhiễm ở chàm sữa có thể do cả vi khuẩn, virus và nấm không chỉ có vi khuẩn . Biện pháp làm sạch loại bỏ cả 3 tác nhân này là sử dụng các dung dịch sát khuẩn. Dung dịch sát khuẩn phổ biến trên thị trường là Cồn, Povidon iod, Oxy già, nước muối sinh lý, Dizigone… Trong đó, lựa chọn đáp ứng đủ tiêu chí an toàn, dịu nhẹ và hiệu quả cho bé là dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
Cách sử dụng Dizigone để vệ sinh da cho bé bị chàm sữa: Thấm dung dịch ra bông để lau vùng da chàm 2-3 lần/ngày. Mỗi lần lau trong khoảng 1-2 phút, không cần rửa lại bằng nước.
3. Dùng thuốc kháng sinh
Một số bé bội nhiễm chàm sữa ở mức nặng. Dung dịch sát khuẩn không tiêu diệt hoàn toàn ổ vi khuẩn, da còn viêm đỏ nặng. Trường hợp này bác sĩ sẽ chỉ định kê thêm kháng sinh đường uống.
Kháng sinh sử dụng cho chàm sữa bội nhiễm thường là các cephalosporin thế hệ 1, liều từ 7-10 ngày. Các cepha thế hệ 1 diệt vi khuẩn Gram (+) như tụ cầu vàng, liên cầu.
Kháng sinh tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn nhưng không diệt được vi nấm, virus và có nhiều tác dụng phụ: buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiêu hóa… Vì thế, cha mẹ không tự ý cho bé dùng kháng sinh khi chưa được bác sĩ chỉ định.
4. Dưỡng ẩm da
Da khô thiếu ẩm là dấu hiệu của hàng rào bảo vệ da đang yếu đi. Bước dưỡng ẩm giúp cân bằng, tái tạo hàng rào đó. Độ ẩm da phù hợp cũng giúp vết chàm dịu nhanh hơn.
Các sản phẩm dưỡng ẩm hiện nay không chỉ cung cấp độ ẩm mà còn bổ sung nhiều Vitamin quan trọng cho da như Vitamin A, E, D. Nhờ đó, da bé sáng mịn hồng hào, giảm vết thâm sẹo do chàm sữa để lại.
Mẹ có thể tham khảo các kem dưỡng ẩm an toàn với làn da bé như: Vaseline, Dexeryl, Aveeno, Johnson baby, Dizigone nano bạc…
Với các bé chàm sữa tái phát thường xuyên, mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé kể cả không có bệnh để đảm bảo da bé luôn đủ độ ẩm. Kem dưỡng ẩm bôi 2 lần/ ngày sáng tối một thời gian sau sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
>>> Xem bài viết: 10 loại kem bôi chàm sữa cho bé an toàn và hiệu quả nhất.
5. Cách ngăn ngừa chàm sữa bội nhiễm tái lại
Triệu chứng bệnh cũng như hậu quả mà chàm sữa bội nhiễm có thể xảy ra nguy hiểm hơn nhiều chàm sữa khô. Vậy nên các bậc phụ huynh cần có các biện pháp ngăn ngừa chàm sữa bội nhiễm tái diễn trở lại:
- Chăm sóc da bằng dưỡng ẩm thường xuyên giúp da bé luôn mềm mại, giảm bớt nguy cơ bùng phát bệnh.
- Khi trẻ bị chàm sữa trở lại, Cách tốt nhất là điều trị và chăm sóc da sớm nhất có thể. Điều trị dứt điểm triệu chứng khi còn trong giai đoạn chàm sữa khô.
- Chàm sữa là bệnh viêm da cơ địa tái nhiễm nhiều lần cho đến khi trẻ lớn dần lên thì tự hết. Vậy nên, nếu trẻ đã và đang bị chàm sữa bội nhiễm, cha mẹ cần tìm hiểu, trao đổi với bác sĩ để hiểu biết thêm về bệnh và cách phòng tránh cũng như phối hợp điều trị.
Những lưu ý trong sinh hoạt:
- Xà phòng tắm, vệ sinh với thành phần lành tính cho bé.
- Hạn chế tắm nước quá nóng cho trẻ.
- Quần áo, chăn gối của trẻ dùng loại mềm mại không chất liệu len thô ráp.
- Tránh nhà ẩm mốc, nơi bụi bẩn, hạn chế trẻ tiếp xúc chó mèo.
- Thay đổi khẩu phần ăn của trẻ và mẹ (cho con bú) tránh các thành phần gây dị ứng đi qua sữa mẹ.
Chàm sữa bội nhiễm là bệnh viêm da cơ địa tiến triển nặng. Biểu hiện bệnh không chỉ đơn thuần là mụn mẩn đỏ li ti mà là những mảng chàm đỏ rộng lớn, căng rít, chảy mủ chảy máu. Khi hiểu được điều này, cha mẹ có thêm kinh nghiệm chăm sóc da bé, xử trí chàm sữa bội nhiễm một cách an toàn, nhanh, hiệu quả, tránh nguy cơ để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về chàm sữa, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.