Vết loét bàn chân là biến chứng phổ biến và nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Những vết loét này do nhiều yếu tố bất lợi tác động nên rất khó để lành. Do đó, bệnh nhân tiểu đường cần hiểu và chăm sóc vết loét đúng cách. Vết loét sẽ mau lành, tránh bội nhiễm, tránh tổn thương nặng hơn.
Chăm sóc vết loét bệnh nhân tiểu đường
1. Tại sao vết loét bàn chân tiểu đường thường khó lành ?
Những nguyên nhân gây ra vết loét cũng chính là những nguyên nhân khiến vết loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường khó lành.
1.1. Hệ miễn dịch suy giảm làm vết loét khó lành
- Khi dòng máu đến khu vực bàn chân giảm, bạch cầu đa nhân trung tính và đại thực bào – những tế bào miễn dịch tự nhiên không thể đến vết loét tiêu diệt vi sinh vật. Hệ miễn dịch tại vết loét không hoạt động, vi khuẩn, virus, nấm có cơ hội phát triển làm mất cân bằng hệ vi sinh. Tình trạng nhiễm trùng càng trở nên nặng, lâu dần gây hoại tử tế bào vùng bị loét.
1.2. Dinh dưỡng đến vùng bị loét giảm
- Dòng máu đến bàn chân giảm, dinh dưỡng cung cấp cho hoạt động tái tạo tế bào biểu mô, tế bào hạt, mô liên kết giảm. Điều này làm chậm quá trình hồi phục của vết loét.
- Vi sinh vật phát triển mạnh, lấy đi dinh dưỡng của tế bào lành, của những tế bào da non mới sinh ra. Trong khi các tế bào mới này cần nhiều dinh dưỡng để hoạt động tái tạo diễn ra. Việc lành vết loét sẽ khó khăn hơn.
1.3. Nồng độ đường trong máu cao làm vết loét khó lành
- Lượng đường trong máu cao là môi trường dinh dưỡng thuận lợi để vi sinh vật sinh sôi, phát triển tại khu vực loét. Chính việc bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát được lượng đường trong máu, vết loét càng khó lành.
1.4. Tổn thương thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường
- Bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh nhân không cảm nhận được cảm giác đau cũng khiến cho vết loét lâu lành. Những vết xước mới được hình thành do cảm giác va chạm vào đồ vật không được nhận diện. Vết loét có thể bị rách và xước càng sâu nếu bệnh nhân không quan sát và chăm sóc thường xuyên
2. Cách chăm sóc vết loét bệnh nhân tiểu đường mau lành
2.1 Làm sạch vết loét tiểu đường hàng ngày.
- Sử dụng xà phòng và nước để làm sạch vết loét hằng ngày. Không sử dụng oxy già hoặc ngâm vết thương trong bồn tắm. Điều này có thể làm giảm khả năng chữa lành và làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng của bạn. Các thuốc sát khuẩn thông thường gây đau, xót và ảnh hưởng đến khả năng chữa lành vết thương.
- Bệnh nhân cần thăm khám bác sĩ nếu vết loét có biểu hiện: chảy máu, nhiễm trùng, xuất hiện mủ hoặc đốm đen hoại tử. Tuyệt đối không tự ý cắt, lọc bỏ các đốm đen hoại tử nếu chưa được bác sĩ hướng dẫn trước đó.
2.2 Hạn chế áp lực lên vết loét, đặc biệt là vết loét bàn chân .
- Vết loét bị tì đè nhiều sẽ lâu lành. Áp lực đè lên vết loét làm giảm lưu thông máu đến vết loét và vết loét lâu lành. Bệnh nhân có thể phải sử dụng nạng. giày có đệm. Hạn chế di chuyển, va chạm lên vết loét. Điều này còn làm giảm các cơn đau do vết loét ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân.
2.3 Kiểm soát tốt lượng đường trong máu
- Kiểm soát lượng đường trong máu chặt chẽ giúp cơ thể chữa lành vết loét nhanh hơn. Đường máu cao làm tăng nguy cơ các biến chứng phát triển. Đặc biệt là biến chứng thần kinh và biến chứng động mạch ngoại biên, Biến chứng làm giảm lưu thông máu đến các bộ phận trên cơ thể. Giảm khả năng đề kháng và tự chữa lành của cơ thể.
2.4 Sử dụng kháng sinh khi có nhiễm trùng
- Nhiễm trùng nhẹ đến trung bình với viêm mô tế bào cục bộ có thể được chữa trên cơ sở ngoại trú bằng kháng sinh đường uống như cephalexin, amoxicillin với clavulanate kali, moxifloxacin hoặc clindamycin. Các kháng sinh nên được bắt đầu sau khi nuôi cấy tìm vi khuẩn.
Lưu ý: tuyệt đối không sử dụng kháng sinh bừa bãi. Thăm khám bác sĩ để lựa chọn kháng sinh phù hợp.
2.5 Chăm sóc vết loét bệnh tiểu đường bằng dung dịch sát khuẩn hàng ngày
Trong quá trình chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường, dung dịch sát khuẩn đóng vai trò hết sức quan trọng. Tác dụng chính của dung dịch sát khuẩn là tiêu diệt những vi sinh vật có trong ổ loét. Việc tiêu diệt này cần nhanh chóng và hiệu quả cao trên phổ rộng các loại vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, bào tử.
Sử dụng dung dịch sát khuẩn với quá trình chăm sóc 3 bước: rửa sạch vết thương, dùng dung dịch sát khuẩn, băng vết thương.
- Rửa sạch vết loét: Đầu tiên rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý. Sau đó, bạn dùng nhíp đã khử trùng qua dung dịch sát khuẩn để loại bỏ các dị vật nếu có.
- Rửa hoặc lau vết loét bằng dung dịch sát khuẩn: Bạn không nên dùng cồn hay Betadine vì chúng gây đau, xót, nhuộm màu da và chậm lành vết thương.
- Băng vết loét: băng vết thương cẩn thận, hạn chế để vết thương tiếp xúc với môi trường. Bạn nên chọn băng hydrocolloid hoặc gạc mỡ để giúp vết thương nhanh lành
Vết loét sau khi được chữa đúng cách
Mỗi ngày, bạn cần thay băng ít nhất 2 lần sáng tối hoặc bất cứ khi nào thấy băng bị ướt hay bẩn. Mỗi lần thay băng mới, bạn hãy lặp lại các bước trên. Nếu vết thương tiến triển xấu xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng (sưng, nóng, đỏ, đau, chảy mủ), hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay.
3. Dizigone – dung dịch sát khuẩn tối ưu giúp vết loét chân tiểu đường mau lành
Dizigone là dung dịch sát khuẩn sử dụng công nghệ EMWE – Kháng khuẩn ion hàng đầu thế giới. Dung dịch Dizigone có đầy đủ các yếu tố tối ưu giúp vết loét chân tiểu đường mau lành. Đây là sự lựa chọn thích hợp để bệnh nhân tiểu đường chăm sóc tốt vết loét bàn chân.
Khi hệ miễn dịch tại vùng bị loét suy giảm, dung dịch sát khuẩn Dizigone sẽ thay thế hệ miễn dịch tự nhiên tiêu diệt vi sinh vật có hại.
3.1. Phổ kháng khuẩn rộng
Tiêu diệt được rất nhiều loại vi sinh vật giúp vết loét sạch sẽ, không bội nhiễm, giảm đáng kể nguy cơ hoại tử vết loét.
Dung dịch kháng khuẩn ion đã được chứng minh qua thử nghiệm QUATEST và rất nhiều thử nghiệm lâm sàng. Phổ rộng và hiệu lực kháng khuẩn rất mạnh.
- Tiêu diệt vi khuẩn vượt trội: Corynebacterium, Staphylococcus epidermidis, Staphylococcus aureus, Streptococcus pyogenes, Acinetobacter baumannii 19606, Escherichia coli 25922, Enterococcus faecalis 29212, Klebsiella pneumoniae 254988, Pseudomonas aeruginosa 27853. Enterococcus faecium, Klebsiella pneumoniae, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus kháng methicillin, Bacillus subtilis, Myroides spp,…
3.2. Hiệu lực kháng khuẩn cao – Thời gian kháng khuẩn nhanh
100 % vi sinh vật bị tiêu diệt chỉ trong vòng 30 giây là kết quả từ thử nghiệm QUATEST 1 – Bộ khoa học công nghệ về khả năng kháng khuẩn của Dizigone. Dung dịch Dizigone có chứa nhiều phân tử có hoạt tính kháng khuẩn vượt trội như: HClO, ClO*, … giúp phá vỡ màng vi sinh vật, tấn công vào protein và nhân chứa ADN, nhanh chóng làm chết mầm bệnh. Đây là cơ chế tương tự như miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Lượng vi sinh vật bị tiêu diệt càng nhiều, nồng độ vi khuẩn trong vết thương càng thấp. Khi đó, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể có thể dễ dàng tiêu diệt nốt những vi khuẩn còn sót lại. Vết loét rất mau lành.
Kết quả Quatest 1 – Bộ KHCN kiểm nghiệm của sản phẩm Dizigone
3.3. Dịu nhẹ, an toàn, nhanh lành vết thương.
- Dizigone có pH trung tính từ 6.5 – 8,5 . An toàn cho da nhạy cảm, không gây xót và cũng không tổn thương tế bào lành
- Dizigone không chứa chất hóa học độc hại ( không chứa cồn, không chứa acid base mạnh) không phá hủy tế bào hạt, mô liên kết mới tái tạo. Việc này rất quan trọng cho việc lành vết thương. Khi tế bào hạt và mô liên kết không bị tác đông, quá trình lành vết thương diễn ra một cách tự nhiên và mau chóng.
Hình ảnh sản phẩm Dizigone
Tìm hiểu thêm trong bài viết 11 yếu tố nguy cơ loét bàn chân bệnh tiểu đường
Trên đây là các biện pháp chăm sóc vết loét ở bệnh nhân tiểu đường. Vết loét tiểu đường không khó chữa nhưng lại gây nên những biến chứng nguy hiểm. Quan trọng hơn cả vẫn là phát hiện các vết thương sớm để có biện pháp và sản phẩm thích hợp, giúp vết loét được chữa kịp thời, tăng cao cơ hội hồi phục vết loét.
Nếu bạn cần tư vấn thêm về chăm sóc vết loét, liên hệ ngay hotline 1900 9482 để gặp Dược sĩ đại học Dizigone.