Bất cứ ai có bệnh tiểu đường đều phải đối mặt với nguy cơ bị loét bàn chân. Trong số những người từng phát triển một vết loét, sẽ có một số trường hợp phải cắt cụt chi dưới. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sự phát triển của một vết loét bàn chân có thể phòng ngừa được. Vết loét bàn chân là bước đầu của biến chứng thần kinh do đái tháo đường. Nếu không được chữa kịp thời, người bệnh có thể phải đoạn chi (cắt cụt chân) để ngăn ngừa vết loét hoại tử lan rộng.
Nguyên nhân gây loét chân do bệnh đái tháo đường
- Trong bệnh đái tháo đường, vết loét được hình thành do nhiều yếu tố. Chẳng hạn như mất cảm giác ở bàn chân, tuần hoàn máu kém, dị tật ở chân, thời gian mắc bệnh. Người mắc bệnh tiểu đường lâu năm bị biến chứng thần kinh mất đi cảm giác đau, nóng, lạnh, nên dễ bị tổn thương bàn chân.
- Mặt khác, sự kết hợp của biến chứng mạch máu làm vết thương chậm liền. Đường máu cao làm giảm sức đề kháng của cơ thể và là môi trường thích hợp để vi khuẩn phát triển. Như vậy, có thể thấy vòng xoáy bệnh lý thần kinh mạch máu và nhiễm trùng là nguyên nhân gây loét bàn chân.
Các dấu hiệu nhận biết vết loét bàn chân tiểu đường
- Vết loét bàn chân không khó phát hiện. Chúng thường có màu đỏ, hình phễu giống như một cái miệng núi lửa. Bạn có thể thấy các vết loét bàn chân thường xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc trên đầu ngón chân. Xung quanh các vết loét, da sẽ bị dày lên và chai lại. Nếu nhìn vào trong một vết loét rất nặng, độ sâu của nó có thể cho bạn thấy được cả gân và xương!
- Với những người không bị tổn hại dây thần kinh chân, loét chân sẽ khiến họ cảm nhận được nỗi đau đớn khủng khiếp. Nếu các dây thần kinh không báo hiệu được vết loét, bệnh nhân có thể sẽ không nhận ra mình bị biến chứng.
- Điều này đặc biệt nguy hiểm ở người tàn tật hoặc người lớn tuổi, khả năng nhận thức bị suy giảm. Những người chăm sóc các bệnh nhân này cần đặc biệt lưu ý. Khi chân đỏ lên, sưng hoặc chảy mủ, có mùi hôi thì cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được chữa kịp thời.
Cách chăm sóc và chữa vết loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
chữa các triệu chứng vết loét bàn chân tiểu đường
- Bệnh nhân tiểu đường bên cạnh việc. chữa loét bàn chân vẫn phải chú ý kiểm soát đường huyết trong máu. Cải thiện khả năng hoạt động của tế bào bạch cầu bằng cách. kiểm soát chế độ ăn và nếu cần thiết thì phải tiêm Insulin tạm thời. Bệnh nhân có thể cân bằng điện giải trong máu bằng cách bổ sung nước điện giải Oresol. Việc chữa các bệnh lý đi kèm góp phần khiến. tình trạng loét thuyên giảm và nhanh lành hơn.
Bảo vệ vết loét tiểu đường
- Nếu vết loét nặng và diện tích loét rộng, bạn nên băng lại bằng lớp gạc. mỏng nhằm bảo vệ thương tổn khỏi vi khuẩn có trong không khí. và thay băng hằng ngày như một vết thương thông thường. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân có những vết loét nặng nghiêm trọng thì. nên hạn chế đi lại để tránh tạo áp lực và hạn chế va chạm, xây xát khiến vết loét bị tổn thương nhiều hơn. Ngoài ra, những vết loét nhỏ nên để thông thoáng sẽ lành lại nhanh hơn.
Làm sạch vết loét bàn chân hằng ngày
- Bạn phải loại bỏ phần mô chết bằng cách cắt hay gọt đi để vết phần mô chết không lan rộng. Sau đó rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn an toàn để loại bỏ bớt vi. khuẩn gây hoại tử vết loét và thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.
- Từ những phần mô chết có thể đem xác định lọai vi khuẩn gây hoại tử. Từ đó định hướng chữa đúng cách. Lưu ý, bạn không nên vệ sinh vết loét bằng dung dịch sát khuẩn gây kích. ứng da hoặc có khả năng tổn thương mô lành như oxy già mà. chỉ cần vệ sinh vết loét bằng dung dịch sát khuẩn lành tính.
- Khi vết loét của bệnh nhân tiểu đường đã nhiễm trùng nặng và sâu vào xương, cơ. Lúc này điều bắt buộc là phải cắt chi nếu không sẽ gây. nguy hiểm tính mạng bệnh nhân do nhiễm trùng máu. Đoạn chi (cắt cụt chân) là biện pháp cuối cùng để. chữa loét bàn chân ở bệnh nhân tiêu đường.
- Đây là biện pháp mà không bệnh nhân nào mong muốn. Chính vì vậy, để không phải đi tới bước đường cùng là đoạn chi. Bệnh nhân nên chú ý nhận biết sớm và chữa vết loét tiểu đường ngay từ. khi bệnh còn nhẹ bằng cách thường xuyên kiểm tra bàn. chân và vệ sinh sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn an toàn không gây kích ứng da. Bệnh nhân có thể sử dụng dung dịch sát trùng Dizigone để phòng cũng như chữa vết loét bàn chân tiểu đường.
Hình ảnh sản phẩm Dizigone
Tại sao nên sử dụng Dizigone để chăm sóc vết loét tiểu đường
Chăm sóc vết loét bàn chân tiểu đường là công việc hằng ngày. Chăm sóc đúng cách sẽ giúp vết loét nhanh lành và giảm biến chứng cắt cụt chi. Dizigone là dung dịch phù hợp cho vết loét tiểu đường nhiều ưu điểm vượt trội.
- Diệt được nhiều loại mầm bệnh: Dizigone diệt khuẩn bằng các thành phần hoạt tính như HClO, ClO-, HO*… tương tự như cơ chế đại thực bào của hệ miễn dịch tự nhiên. Vì thế phổ tác dụng rất rộng: Vi khuẩn cả Gram(+) và Gram(-), vi nấm.
- Tác dụng nhanh: Dizigone diệt khuẩn hiệu quả chỉ sau 30 giây tác dụng.
- An toàn: Dizigone tác dụng nhẹ nhàng lên da, không gây xót, không đau, không gây kích ứng.
- Ưu việt khi sử dụng ở những người có vết thương: Dizigone không gây tổn thương tới yếu tố hạt và không gây độc nguyên bào sợi-những yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình lành vết thương và giúp vết thương lành một cách tự nhiên.