Da nổi nhiều mụn nhưng không xử lý đúng cách có thể để lại sẹo rỗ trên mặt. Vì vậy, chăm sóc da mụn là việc rất quan trọng đối với những người đang gặp vấn đề về mụn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được nguyên tắc và các bước xử lý mụn hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình chăm sóc da mụn đúng cách tại nhà trong bài viết dưới đây.
I. Đặc trưng da mụn và nguyên tắc chăm sóc cơ bản
Bạn có thể gặp nhiều tình trạng mụn khác nhau như mụn đầu đen, mụn trứng cá, mụn bọc, mụn mủ,… Tuy nhiên, đặc trưng cơ bản của da mụn là bít tắc lỗ chân lông. Hiện tượng này là do chất bẩn, bã nhờn, tế bào chết tích tụ lại làm che lấp lỗ chân lông. Nếu bạn bị mụn viêm, trên da còn có sự xuất hiện của vi khuẩn. Ngoài ra, da mụn thường có bề mặt sần sùi, kém mịn màng. Da rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi thoa mỹ phẩm.
Chính vì điều này, việc chăm sóc da mụn cũng phức tạp hơn. Bạn cần kiên trì và tuân theo các nguyên tắc chăm sóc cơ bản sau đây:
- Làm sạch da đúng cách: loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn gây mụn.
- Sử dụng sản phẩm trị mụn phù hợp: làm xẹp nốt mụn, gom cồi mụn và loại bỏ nhân mụn.
- Dưỡng ẩm cho da: thúc đẩy quá trình phục hồi da, hạn chế tiết dầu và giảm kích ứng khi dùng sản phẩm trị mụn.
- Thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt để tăng sức đề kháng cho da, giảm hoạt động của tuyến bã nhờn.
Nếu tình trạng mụn không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc này để điều trị mụn tại nhà. Tuy nhiên, trong trường hợp mụn viêm nặng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc da mụn hiệu quả và an toàn.
II. 4 bước chăm sóc da mụn hiệu quả tại nhà
Trong quá trình chăm sóc da mụn tại nhà, bạn nên thực hiện 4 bước sau đây:
1. Làm sạch da
Làm sạch da là bước quan trọng giúp loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn trên da. Không chỉ vậy, làm sạch da đúng cách còn giúp ngăn ngừa mụn tái phát.
1.1. Các bước làm sạch da
Thông thường, làm sạch da gồm 2 bước tẩy trang và rửa mặt. Kể cả khi bạn không trang điểm thì việc tẩy trang vẫn rất cần thiết. Các thành phần trong nước tẩy trang sẽ giúp loại bỏ lớp kem chống nắng, kem dưỡng trên da mà sữa rửa mặt không lấy đi hết được.
1.2. Tiêu chí lựa chọn dung dịch kháng khuẩn
Bạn nên chọn sản phẩm dịu nhẹ, pH khoảng 5,5. Do da mụn rất nhạy cảm, không sử dụng được các chất làm sạch mạnh, có tính kiềm.
Mặc dù các sản phẩm tẩy trang và rửa mặt làm sạch khá tốt. Tuy nhiên, do tính chất dịu nhẹ nên sản phẩm này không thể loại bỏ hết vi khuẩn gây mụn. Do đó, bạn cần sử dụng dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh vùng da mụn để hạn chế tình trạng mụn viêm sưng đỏ và nhiễm trùng. Dung dịch kháng khuẩn phù hợp cho da mụn phải đảm bảo tiêu chí:
- Không chứa cồn.
- Tác dụng nhanh, mạnh, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn như P. acnes.
- Thành phần lành tính, dịu nhẹ, không gây kích ứng da.
- Không làm tổn thương mô hạt, không cản trở quá trình phục hồi da mụn.
- Không màu, không gây mất thẩm mỹ khi bôi lên mặt.
Hiện nay, trên thị trường chỉ có dung dịch kháng khuẩn Dizigone đáp ứng được các tiêu chí khắt khe này. Nhờ áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE, Dizigone có cơ chế kháng khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên, hiệu quả cao và an toàn cho da mụn.
Bạn có thể áp dụng cách chăm sóc da mụn với Dizigone như sau:
- Làm sạch da bằng nước tẩy trang và sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Đổ dung dịch Dizigone ra bông tẩy trang, sau đó lau toàn bộ vùng mặt và cổ. Để dung dịch khô lại tự nhiên, không cần rửa lại bằng nước.
- Dùng sản phẩm rửa mặt 2 lần/ngày và tẩy trang 1 lần vào buổi tối kết hợp với Dizigone.
>>> Xem thêm: Bộ sản phẩm Dizigone – kháng khuẩn vượt trội
2. Cân bằng da
Sau bước làm sạch, da thường có cảm giác hơi khô. Do trong quá trình rửa mặt, một phần độ ẩm trên da cũng bị mất đi làm thay đổi pH da. Vì vậy, bạn cần dùng sản phẩm như toner hoặc xịt khoáng để cân bằng da. Khi da trở lại trạng thái bình thường sẽ dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng toner hay xịt khoáng. Vì hầu hết các sản phẩm thường chứa cồn khô, dễ gây kích ứng cho da mụn. Đối với da mụn, những loại toner và xịt khoáng chứa thành phần thiên nhiên được ưa chuộng hơn. Do chiết xuất tự nhiên tương đối an toàn với da nhạy cảm nhưng cũng đem lại hiệu quả không kém gì chất hóa học.
Sử dụng toner và xịt khoáng đúng cách:
- Toner: thoa ngay sau khi rửa mặt khi da mặt còn ẩm. Chỉ sử dụng tối đa 2 lần/ngày.
- Xịt khoáng: nên dùng sau toner để tăng cường độ ẩm cho da. Ngoài ra, bạn có thể dùng xịt khoáng khi nào cảm thấy da có dấu hiệu khô căng, rát nhẹ, đặc biệt khi vừa đi nắng về.
3. Dùng sản phẩm trị mụn
Đây là bước quan trọng khi chăm sóc da mụn. Vai trò của các sản phẩm trị mụn bao gồm: chống tiết bã nhờn, chống sừng hóa cổ nang lông và tiêu diệt vi khuẩn. Có thể phân loại các nhóm sản phẩm trị mụn như sau:
3.1. Benzoyl peroxide
Tác dụng chính: Tiêu diệt vi khuẩn do phổ tác dụng rộng. Hoạt chất này làm giảm đáng kể số lượng vi khuẩn P.acnes và các acid béo tự do ở tuyến bã nhờn. Ngoài ra, benzoyl peroxide còn có tác dụng chống viêm, giảm sưng và tiêu nhân mụn.
Nồng độ thích hợp: 2,5 – 10%.
Loại da phù hợp: Da mụn đầu đen, mụn đầu trắng (dùng 2,5%), mụn nặng như mụn viêm, mụn mủ, mụn bọc (dùng từ 5% trở lên).
Tác dụng phụ: Gây khô da và tăng nhạy cảm với ánh sáng.
Lưu ý khi sử dụng:
- Bôi sản phẩm vào buổi tối để giảm nhạy cảm ánh sáng.
- Chỉ dùng để chấm mụn do gây khô da. Bạn có thể thoa cả mặt nếu bị mụn toàn bộ khuôn mặt.
- Có thể kết hợp với kháng sinh clindamycin hoặc erythromycin nếu có nhiễm khuẩn nặng.
Sản phẩm gợi ý: CeraVe Acne Foaming Cream Cleanser (4%), Paula’s Choice 2.5% Benzoyl Peroxide,…
3.2. Hoạt chất tẩy tế bào chết AHA/BHA
Tác dụng chính: Tẩy da chết, giảm hoạt động tuyến bã nhờn. Ngoài ra, AHA giúp giảm thâm mụn và BHA có tác dụng chống viêm.
Nồng độ thích hợp:
- AHA: 2 – 15%.
- BHA: 0,5 – 10%.
Tinh chất Paula’s Choice Skin Perfecting 8% AHA Gel
Loại da phù hợp:
- AHA: da khô hoặc hỗn hợp thiên khô.
- BHA: da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu.
Tác dụng phụ: kích ứng da (nổi mẩn đỏ, ngứa rát, khô da, bong tróc) và tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
Lưu ý khi sử dụng:
- Dùng từ nồng độ thấp đến cao và dùng 1 – 2 lần/tuần khi mới bắt đầu sử dụng.
- Dùng BHA vào buổi tối, AHA vào buổi sáng, không nên kết hợp đồng thời.
Sản phẩm gợi ý: Cosrx AHA 7 Whitehead Power Liquid, Paula’s Choice Skin Perfecting 2% BHA Liquid.
3.3. Retinoids
Tác dụng chính: Tiêu nhân mụn, ngăn chặn hình thành mụn và chống viêm. Đồng thời, retinoids còn giúp tăng cường collagen, chống lão hóa cho da.
Có 2 dạng retinoids được dùng là sản phẩm bôi ngoài da hoặc dùng đường uống trong trường hợp mụn nặng.
Nồng độ thích hợp:
- Retinoids bôi ngoài da: tretinoin, adapalene hoặc retinol với nồng độ 0,025 – 1% tùy từng sản phẩm.
- Retinoids uống – isotretinoin: phụ thuộc vào tình trạng mụn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho người bệnh.
Loại da phù hợp: Mọi loại da, trừ da quá nhạy cảm.
Tác dụng phụ: khô da, đỏ da, kích ứng, bong tróc vảy, nhạy cảm với ánh sáng. Tác dụng này có thể xuất hiện khi mới sử dụng hoặc trong suốt quá trình điều trị mụn.
Lưu ý khi dùng:
- Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú, phụ nữ có chuẩn bị mang thai. Do retinoids gây ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi, đặc biệt khi dùng đường uống.
- Không dùng isotretinoin cho trẻ dưới 16 tuổi hay kết hợp với tetracyclin.
Sản phẩm gợi ý: Differin Adapalene 1%, Klenzit C, Klenzit MS.
3.4. Acid azelaic
Tác dụng chính: Ngăn chặn hình thành nhân mụn và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
Nồng độ thích hợp: 20%.
Loại da phù hợp: Mọi loại da.
Tác dụng phụ: Ngứa và cảm giác bỏng da khi bôi.
Lưu ý khi dùng:
- Nên phối hợp thuốc trong trường hợp mụn nặng dai dẳng kéo dài
- Không phối hợp với hoạt chất chứa retinoid hoặc kháng sinh nhóm cyclin.
Sản phẩm gợi ý: Derma forte, Megaduo gel.
3.5. Kháng sinh
Tác dụng chính: Tiêu diệt vi khuẩn gây mụn P.acnes kết hợp chống viêm do ức chế hóa ứng động bạch cầu trung tính.
Loại kháng sinh và nồng độ sử dụng:
- Kháng sinh bôi ngoài da: thường dùng clindamycin 1% hoặc erythromycin 3% phối hợp với benzoyl peroxide 5%.
- Kháng sinh dùng toàn thân: doxycyclin, tetracyclin hoặc nhóm macrolid (erythromycin). Liều dùng phụ thuộc tình trạng mụn.
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa (erythromycin), tăng nhạy cảm với ánh sáng (nhóm cyclin), khô da (clindamycin).
Lưu ý khi dùng: chỉ sử dụng kháng sinh khi có đơn của bác sĩ. Bạn không được tự ý dùng, bỏ thuốc vì có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc.
Sản phẩm gợi ý: Klenzit C.
>>> Xem thêm: Gel trị mụn Klenzit C: 6 điều cần biết để sử dụng hiệu quả
3.6. Nhóm thuốc điều hòa hormon nội tiết
Đây là nhóm thuốc được sử dụng trong trường hợp nổi mụn do rối loạn nội tiết tố. 2 loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là :
- Thuốc tránh thai: norgestimate, norethindrone, drospirenone dùng 21 ngày hoặc 28 ngày.
- Thuốc kháng androgen: spironolactone.
Tác dụng phụ: Gây ra các vấn đề tim mạch như huyết khối, hạ huyết áp,…
Lưu ý: Chỉ dùng thuốc sau khi khám và được chẩn đoán bị mụn nội tiết tố. Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
4. Dưỡng ẩm, phục hồi da
Để kết thúc các bước chăm sóc da mụn, bạn cần dưỡng ẩm cho da. Việc duy trì độ ẩm thích hợp sẽ hạn chế hoạt động của tuyến bã nhờn. Từ đó, lượng bã nhờn sẽ ít đi, giảm tình trạng bít tắc lỗ chân lông và sinh mụn. Đồng thời, dưỡng ẩm cũng giúp quá trình phục hồi da diễn ra nhanh hơn và giảm bớt hiện tượng khô da khi dùng các sản phẩm trị mụn.
Bạn cần xác định loại da của mình để có thể chọn kem dưỡng ẩm cho phù hợp. Với da dầu, bạn nên chọn dưỡng ẩm có kết cấu dạng gel hoặc lotion để không bị bí da. Ngược lại với da khô, cần sử dụng dạng cream với nhiều chất dưỡng ẩm để có thể bù lại lượng ẩm đã mất đi.
Ngoài chọn lựa theo kết cấu sản phẩm, bạn cũng cần quan tâm tới các thành phần dưỡng ẩm. Một số chất có khả năng dưỡng ẩm tốt nhưng thường dễ gây nổi mụn cần tránh như: lanolin, iso myristate, dầu khoáng,… Thay vào đó, bạn có thể chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên với các thành phần như nha đam, hoa cúc, chiết xuất rau má, rau diếp cá, rễ cam thảo,…
Gợi ý một số loại kem dưỡng ẩm phù hợp cho da mụn: Dizigone nano bạc, Laneige Water Bank, Clinique,…
>>>Xem thêm: Mình đã hết 90% mụn viêm nặng chỉ sau 1 tuần
III. Những điều nên làm và không nên làm khi chăm sóc da mụn
Để việc chăm sóc da mụn hiệu quả hơn, bạn cần chú ý những điều sau:
1. Những điều nên làm
1.1. Chườm đá giảm sưng
Cách này áp dụng với trường hợp mụn sưng, mụn bọc chưa vỡ. Nhiệt độ lạnh sẽ làm mụn bớt sưng đỏ. Lưu ý: Không dùng đá chườm trực tiếp lên nốt mụn. Bạn chỉ nên chườm từ 1 – 3 phút. Nếu chườm lâu có thể gây kích ứng da mụn.
1.2. Dùng tinh dầu tràm trà
Sử dụng cách này có hiệu quả với mụn viêm. Vì tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn, giảm sưng nhanh chóng và ngăn ngừa mụn tái phát. Tuy nhiên, bạn cần pha loãng tinh dầu để sử dụng. Do tinh dầu nguyên chất có thể gây kích ứng, xót da khi sử dụng.
1.3. Thay đổi chế độ ăn uống
Khi bị mụn, bạn nên ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, hạt ngũ cốc có chứa chất oxy hóa tốt cho da mụn như: bắp cải, bơ, hạt dẻ, dưa chuột, rau má, rau diếp cá. Bạn nên chọn ăn cá, thịt trắng thay cho thịt đỏ.
Bạn cũng nên uống từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm cho da. Ngoài nước lọc, các loại trà thảo mộc như trà kim ngân, atiso cũng sẽ giúp thanh nhiệt, thải độc tố ra ngoài cơ thể.
Cách chế biến đồ ăn cũng rất quan trọng. Món luộc, hấp sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hóa và hạn chế hấp thu dầu mỡ hơn.
1.4. Thay đổi chế độ sinh hoạt
Stress, căng thẳng là một trong những yếu tố khiến mụn mọc nhiều hơn. Vì vậy, bạn cần tránh để cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi thường xuyên. Hay tập thể dục đều đặn và thư giãn khi có thể. Ngoài ra, giấc ngủ cũng rất quan trọng. Bạn nên đi ngủ sớm, hạn chế dùng thiết bị công nghệ trước khi đi ngủ.
2. Những điều không nên làm
2.1. Nặn mụn, đưa tay lên mặt
Nặn mụn tại nhà không đúng thời điểm và không đúng kỹ thuật có thể khiến da bị tổn thương. Đồng thời, nặn mụn sai cách không lấy hết được nhân mụn sẽ dễ khiến ổ mụn bị nhiễm khuẩn và để lại sẹo lõm.
2.2. Bôi kem đánh răng
Thành phần flo và bạc hà trong kem đánh răng có tác dụng làm mát, giảm sưng đi rất nhiều. Một số kem đánh răng còn chứa baking soda hoặc hydroperoxide, triclosan là những chất có thể giúp khô cồi mụn nhanh hơn. Vì vậy, nhiều người thường truyền tai nhau về cách trị mụn này.
Tuy nhiên bôi kem đánh răng khi chăm sóc da mụn là việc làm hoàn toàn sai lầm. Kem đánh răng có công dụng làm sạch răng miệng, không thích hợp khi dùng trên da mụn nhạy cảm. Do các thành phần như flo hoặc baking soda rất dễ gây kích ứng da. Hơn nữa, triclosan dù có khả năng kháng khuẩn nhưng không còn được sử dụng nhiều do có nghiên cứu cho rằng triclosan gây ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp. Chính vì thế, bạn tuyệt đối không được sử dụng kem đánh răng để trị mụn.
2.4. Dùng bột aspirin
Aspirin có tác dụng chống viêm tương tự như acid salicylic (BHA). Tuy nhiên, bột aspirin là thuốc dùng đường uống, không được dùng để trị mụn. Nếu sử dụng bột này có thể làm bít tắc lỗ chân lông, khiến quá trình điều trị mụn thất bại.
2.5. Che mụn
Những người bị mụn thường cảm thấy không tự tin khi giao tiếp với người khác. Do vậy, họ thường dùng miếng dán mụn hoặc trang điểm dày để che mụn.
Việc làm này có thể khiến tình trạng mụn tồi tệ hơn do da không được thông thoáng làm quá trình đẩy mụn chậm hơn. Vì thế, bạn cần tránh trang điểm hay dùng các đồ dùng che mụn trong thời gian điều trị.
2.6. Sử dụng mỹ phẩm chứa cồn, hương liệu, dầu khoáng
Dùng mỹ phẩm sai cách là nguyên nhân xuất hiện mụn ẩn nhiều hơn. Các thành phần như cồn, hương liệu, dầu khoáng còn gây kích ứng da, đặc biệt là da mụn nhạy cảm. Do đó khi lựa chọn mỹ phẩm bạn nên tránh những thành phần này.
Trên đây là những bí quyết giúp bạn chăm sóc da mụn đúng cách và hiệu quả tại nhà. Quá trình điều trị mụn thường kéo dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn. Vì vậy, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn chăm sóc da mụn của chuyên gia da liễu. Nếu còn điều gì thắc mắc, bạn hãy gọi tới số HOTLINE: 19009482 để được các dược sĩ Dizigone tư vấn và giải đáp.