Khi có vết thương, vết loét, nhiều người lựa chọn đặt niềm tin vào những miếng cao dán đông y. Bệnh nhân sử dụng cao dán đông y với hy vọng sẽ được chữa lành thương nhanh chóng – theo lời quảng cáo hoa mỹ của người bán. Thế nhưng cao dán vết thương có thực sự hiệu quả như vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
I. Chữa thương bằng cao dán đông y – niềm tin của nhiều người
Vài năm trở lại đây, cao dán đông y trở thành sản phẩm quen thuộc trong lĩnh vực chăm sóc vết thương, vết loét. Với thế mạnh là một quốc gia có nền y học cổ truyền phát triển, ngày càng có nhiều loại cao dán đông y ra đời, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh.
Cao dán đông y thường được giới thiệu tới khách hàng bằng những ưu điểm:
- Dễ sử dụng, không cần nhân viên y tế
- Không gây mất máu, đau đớn cho người bệnh.
- Không cần sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị
- Quá trình phục hồi nhanh
- Không tốn kém chi phí
Đánh trúng vào tâm lý “chỉ muốn khỏi nhanh nhưng lại ngại đi bệnh viện, ngại tốn kém” của nhiều người,.cao dán đông y thu hút được số lượng khách hàng vô cùng đông đảo. Không chỉ vậy, lợi ích dễ nhìn ra của nó là ngay lập tức.che đi những tổn thương da bị lở loét, hoại tử. Đây gần như là một liều thuốc an thần,.giúp người bệnh tạm thời quên đi cảm giác đau đớn, khó chịu.
II. Dùng cao dán đông y có thực sự đem lại hiệu quả?
Cụ Đinh – Tây Ninh là một trường hợp điển hình cho việc chữa loét bằng cao dán đông y. Do tuổi cao, sức yếu, phải nằm liệt giường lâu ngày nên vùng xương cụt của cụ xuất hiện vết loét khá rộng. Nhờ dán cao, vùng hoại tử của vết loét ngay lập tức không còn mùi khó chịu. Con cháu ai cũng tấm tắc khen ngợi và háo hức mong chờ hiệu quả thực sự của cao dán.
Tuy nhiên, sau một tuần sử dụng cao dán, vết loét của cụ C không hề đỡ hơn mà ngày càng thêm nặng. Tổn thương dần ăn sâu vào các lớp da, chảy rất nhiều máu, mủ vàng và tỏa mùi hôi kinh khủng mỗi lần thay cao dán. Cho đến khi đưa cụ đi bệnh viện và nhận lại những lời chỉ trích gay gắt từ bác sĩ, người nhà mới hiểu được: Hóa ra, dùng cao dán đông y là sai lầm nghiêm trọng! Khi dán chúng lên vết loét hở, tổn thương không hề được cải thiện mà sẽ càng trầm trọng hơn
Hình ảnh vết loét rất nặng sau khi dùng cao dán đông y – chia sẻ của chị Kim Nhẫn, Đà Nẵng
Các chuyên gia y tế phân tích 5 nguyên nhân khiến cao dán đông y dùng cho người bị loét chính là “lợi bất cập hại”:
1. Cao dán đông y không đảm bảo vô khuẩn
“Vết thương mau lành nhất là vết thương không bị nhiễm khuẩn” – Bác sĩ Ngô Đức Hùng, bệnh viện Bạch Mai chia sẻ. Vì vậy, mọi sản phẩm dùng cho vết thương, vết loét phải được đảm bảo vô khuẩn. Nó là yêu cầu cơ bản để hạn chế tối đa khả năng vi khuẩn xâm nhập và gây bội nhiễm lên vết loét.
Cao dán đông y không đảm bảo tiêu chuẩn vô khuẩn
Trên thị trường, hầu hết cao dán đông y lại không đảm bảo được yêu cầu cơ bản ấy. Được tạo nên từ các loại dược liệu không đủ “sạch”, trải qua nhiều công đoạn chế biến kém vệ sinh, cao dán đông y chứa nhiều vi khuẩn có hại. Nếu để chúng tiếp xúc trực tiếp lên tổn thương da, vết loét dễ bị nhiễm trùng và khó để lành lại.
2. Cao dán đông y chưa được chứng minh hiệu quả – an toàn
Thành phần chính của cao dán đông y là các dược liệu tự nhiên được bào chế theo “bí kíp gia truyền”. Các dược liệu này đều chưa được nghiên cứu khoa học đầy đủ và chi tiết. Việc sử dụng chúng trong khám chữa bệnh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian. Do đó, cao dán đông y thường ít có hiệu quả hoặc phát huy hiệu quả rất chậm.
Với những người bệnh có tổn thương da cần được xử lý sớm, việc trông đợi vào tác dụng của cao dán đông y khiến người bệnh bỏ lỡ “thời điểm vàng” trong điều trị. Tổn thương không được sát khuẩn và chăm sóc đúng cách sẽ tốn rất nhiều thời gian để chữa lành.
3. Cao dán đông y tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển
Hình ảnh minh họa vi khuẩn kỵ khí
Khi bịt kín vết loét bằng cao dán đông y, oxy không khí mất khả năng tiếp xúc với vùng da bị loét. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn kỵ khí – loài sinh vật ưa sống trong môi trường thiếu oxy phát triển mạnh mẽ. Vết loét bị bội nhiễm vi khuẩn kỵ khí sẽ có những dấu hiệu:
- Có mùi thối đặc biệt
- Da phồng lên do vi khuẩn sinh hơi
- Có dấu hiệu hoại tử da
- Xuất hiện giả mạc
Vi khuẩn kỵ khí đặc biệt nguy hiểm và rất khó để tiêu diệt. Vì vậy, nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc loét da là không được băng vết loét quá chặt, hạn chế nguy cơ vi khuẩn kỵ khí phát triển. Việc dùng cao dán đông y đi ngược hoàn toàn lại nguyên tắc này, vì vậy không giúp vết loét cải thiện mà ngày càng nặng thêm.
4. Cao dán đông y gây ứ dịch rỉ viêm tại vết loét
Trong quá trình tự chữa lành tổn thương, cơ thể tiết ra rất nhiều dịch rỉ viêm để “dọn dẹp” các tác nhân lạ, làm sạch ổ loét. Chất dịch này cần được loại bỏ bằng cách lau rửa hàng ngày bằng băng gạc sạch.
Cao dán đông y dính chặt lên da và không có khả năng thấm hút. Vì vậy, dịch rỉ viêm không thể thoát ra khỏi ổ loét và ứ đọng trong thời gian dài. Lượng dịch tăng lên mỗi ngày gây bí tắc, đau đớn cho người bệnh và tạo ra mùi khó chịu cho vết loét.
5. Cao dán đông y làm xô lệch cấu trúc da, tổn thương mô hạt
Sau mỗi lần thay cao dán đông y, da thường bị kéo xước, thậm chí chảy máu do dính quá chặt. Mô hạt mới hình thành lại bị tổn thương, khiến vết loét không thể lên da non một cách tự nhiên. Quá trình thay miếng dán mới như vậy liên tục giống như một vòng tuần hoàn ác tính, khiến loét da không thể lành lại được.
III. Năm bước chăm sóc vết thương hở đúng cách
Cao dán đông y hoàn toàn không phải là giải pháp chăm sóc vết thương hở an toàn. Theo các chuyên gia y tế, 5 bước chăm sóc vết thương cơ bản phải bao gồm:
1. Rửa tay sạch sẽ trước khi thao tác
Bàn tay là bộ phận hoạt động chính của cơ thể, thường phải tiếp xúc với nhiều đồ vật. Vì vậy, đây cũng là nơi mang nhiều mầm bệnh và dễ dàng mang chúng lây nhiễm sang các khu vực khác.
Rửa tay trước khi chăm sóc vết thương
Trước khi chăm sóc vết thương, cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Đây là bước cần thiết để hạn chế nguy cơ đưa vi khuẩn tới vết loét và gây nhiễm trùng.
2. Làm sạch và sát khuẩn vết thương
Dựa trên nguyên tắc đó, làm sạch và sát khuẩn được coi là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc vết thương.
Các tiêu chí lựa chọn dung dịch sát khuẩn cho vết thương hở:
- Phổ kháng khuẩn rộng: tiêu diệt được các loại mầm bệnh bao gồm cả vi khuẩn, nấm, bào tử
- Không gây xót và kích ứng
- Không làm tổn thương và ảnh hưởng tới sự hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợi (các yếu tố quan trọng trong quá trình lành vết thương)
- Hiệu quả nhanh: đảm bảo tiêu diệt vi khuẩn trong khoảng thời gian tiếp xúc ngắn
Trong tài liệu “3 phút sơ cứu”, bác sĩ Hùng cũng khuyến cáo người bệnh: oxy già và cồn 70% làm chậm hình thành tổ chức hạt, nên chú ý khi sử dụng hàng ngày.
3. Dưỡng ẩm, phục hồi vết thương
Vết thương đủ ẩm sẽ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh chóng, tự nhiên. Ngoài ra, nó còn giúp vùng da tại vết thương không bị dính quá chặt vào băng gạc. Nhờ đó, quá trình thay băng hàng ngày trở nên dễ dàng hơn, ít gây ảnh hưởng tới cấu trúc da còn non yếu.
4. Băng vết thương
Hình ảnh minh họa vết thương được băng
Băng gạc tạo lớp rào chắn để ngăn cản tổn thương tiếp xúc với các tác nhân có hại từ bên ngoài. Quá trình băng vết thương phải đảm bảo các yêu cầu:
- Băng gạc phải vô khuẩn.
- Băng không quá kín để giảm nguy cơ vi khuẩn kỵ khí phát triển
- Băng không quá chặt để tránh gây đau, tắc hẹp mạch máu và cản trở lưu lượng máu đến vết thương.
- Cần thay băng hàng ngày hoặc khi băng bị ướt, bẩn
5. Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng
Bốn dấu hiệu nhiễm trùng cần được lưu ý:
- Vết thương sưng tấy lan ra xung quanh, đau nhiều
- Vết thương không liền, chảy dịch đục, có thể có mùi hôi
- Thay đổi màu sắc miệng vết thương
- Bệnh nhân sốt, mệt mỏi
Trong quá trình chăm sóc, xử lý vết thương hở tại nhà cần đặc biệt quan tâm đến các dấu hiệu nhiễm trùng. Cách xử lý khi có dấu hiệu nhiễm trùng là đến ngay cơ sở y tế để được cứu chữa kịp thời.
>>> Xem bài viết: 7 mẹo chăm sóc vết thương hở hiệu quả tại nhà
IV. Bộ sản phẩm Dizigone – lựa chọn tối ưu cho vết thương, vết loét
Bộ sản phẩm chăm sóc vết thương hở của Dizigone đang được tin dùng bởi hàng ngàn người bệnh. Sau hậu quả nặng nề bởi vết thương hở, cụ Đinh cũng được sử dụng Dizigone như là một giải pháp “cứu cánh” cuối cùng. Nhờ có Dizigone, vết loét của cụ đã có những tiến triển tích cực.
Những tiến triển đầu tiên sau khi sử dụng bộ sản phẩm Dizigone
1. Bộ sản phẩm chăm sóc vết thương Dizigone gồm những gì?
Bộ sản phẩm chăm sóc vết thương của Dizigone
Dung dịch Dizigone là sản phẩm của người Việt, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ EMWE đến từ Châu Âu. Hiệu quả của Dizigone dựa trên HClO – chất sát khuẩn tự nhiên mà cơ thể tạo ra trong đáp ứng miễn dịch. Nhờ vậy, Dizigone cho tác dụng sát khuẩn nhanh và mạnh, nhưng vẫn an toàn tuyệt đối cho người dùng.
Khi dùng cùng dung dịch Dizigone, kem Dizigone Nano Bạc giúp x3 lần hiệu quả sát khuẩn, đảm bảo vết thương được làm sạch trong thời gian dài. Bên cạnh đó, các thành phần bạc hà, lô hội, D-panthenol trong kem có khả năng dưỡng ẩm rất ưu việt. Nhờ vậy, tổn thương da giữ được độ ẩm phù hợp, đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
2. Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone cho vết thương hở
- Lau/rửa/xịt vết thương bằng dung dịch Dizigone 3-4 lần/ngày. Giữ nguyên dung dịch trên vết thương tối thiểu 30s. Không cần rửa lại bằng nước.
- Đợi dung dịch Dizigone khô lại, thoa kem Dizigone Nano Bạc. Chú ý không thoa kem khi vết thương còn chảy mủ, chảy dịch.
Phản hồi của người nhà bệnh nhân sau khi sử dụng bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét tỳ đè
Xem thêm phản hồi thực tế và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone qua shopee:
Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về chăm sóc vết thương hở, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.