Theo kết quả điều tra của Tổ Chức Chăm Sóc Răng Miệng Hoa Kỳ, ước tính khoảng 85% người trưởng thành cần nhổ răng khôn. Nhổ răng khôn gây nhiều đau đớn, đôi khi khiến người bệnh phải nằm viện. Bên cạnh đó, người bệnh phải đối mặt với một biến chứng khác cũng vô cùng nguy hiểm: nhiễm trùng sau nhổ răng khôn.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn là quá trình can thiệp, bóc tách nướu để bộc lộ răng khôn nằm sâu dưới hàm. Bất kỳ ai nhổ răng khôn cũng đều phải chịu tổn thương nhất định trên cung hàm.
Nhổ răng khôn có nguy cơ nhiễm trùng rất cao
Niêm mạc miệng xuất hiện kẽ hở là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Chúng dễ dàng gây nhiễm trùng hơn khi đi kèm các yếu tố:
- Môi trường nhổ răng khôn không được khử trùng, máy móc, thiết bị nhổ răng không vô trùng, khiến vi khuẩn lây lan.
- Răng khôn nằm quá sâu, khi nhổ phải rạch nướu nhiều, tạo nhiều cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập.
- Vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn không đúng cách.
Nhiễm trùng tại vị trí nhổ răng khôn được gọi là viêm ổ răng.
Dấu hiệu nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
Nếu gặp tình trạng nhiễm trùng, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu viêm ổ răng như:
- Sốt
- Đau nhức không thuyên giảm
- Chảy máu răng kéo dài, có thể đến 48 giờ
- Hôi miệng
- Sưng má
Đau và sưng má là 2 triệu chứng điển hình của nhiễm trùng răng khôn
Để phân biệt rõ hơn, viêm ổ răng còn được chia thành 2 loại:
- Viêm ổ răng khô: Thường xuất hiện ở ngày thứ 2-3 sau khi nhổ răng. Cục máu đông bị lệch khỏi vết mổ, không che phủ được vị trí bị tổn thương. Xương hàm bị trơ ra, không có mủ, mùi hơi khó chịu. Viêm kéo dài đến vài tuần, khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi.
- Viêm ổ răng có mủ: Đau nhẹ hơn viêm ổ răng khô. Người bệnh bị sốt, lợi sưng to phủ kín ổ răng. Chỗ sưng thường có mủ hay các hạt rớm máu. Vùng cổ, sau tai… có thể nổi hạch.
>>> Xem bài viết: Viêm lợi trùm ở trẻ nhỏ hết bay sau 24h
Giải pháp xử lý nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
1. Giảm đau nhờ chườm đá lạnh
Đá lạnh giúp làm co các mao mạch, giảm chảy máu tại ổ răng. Đồng thời, nó cũng giúp làm dịu, giảm các giác đau nóng do viêm gây ra.
Chườm đá giảm đau, giảm sưng hiệu quả
2. Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng khôn
Ngay sau khi nhổ răng khôn, người bệnh vẫn phải tiến hành vệ sinh răng miệng như bình thường. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải mềm sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
Kể cả khi miệng còn đau dau nhổ răng, vẫn cần đánh răng bình thường
- Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ những mảnh thức ăn thừa ở kẽ răng. Tuyệt đối không để sót thức ăn thừa làm nguồn nguyên liệu cho vi khuẩn phát triển.
- Uống nhiều nước để giữ khoang miệng luôn ẩm, không bị khô và nứt nẻ.
3. Chế độ ăn uống phù hợp với bệnh nhân nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
- Người nhổ răng khôn chỉ nên ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ nuốt như cháo, sữa. Tuyệt đối không ăn đồ quá cứng, phải nhai nhiều dễ gây tổn thương khoang miệng. Ngoài ra, những thức ăn cứng dễ để lại mảnh vụn thừa sâu trong kẽ răng và khó lấy ra.
- Trong 1 tuần đầu sau nhổ răng, nên kiêng những thức ăn có vị cay nóng, quá chua hoặc quá mặn. Nói không với đồ uống có cồn như bia, rượu, cider.
4. Khi nhiễm trùng sau nhổ răng khôn, cần thường xuyên súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn
Dung dịch sát khuẩn Dizigone đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Với cơ chế kháng khuẩn ion tự nhiên (với các chiến binh có thế oxy hóa cao như HClO, ClO–, OH*, …,) Dizigone cho hiệu quả nhanh và mạnh, nhưng vẫn đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hiện nay, Dizigone là lựa chọn hàng đầu tại rất nhiều bệnh viện và phòng khám nha khoa trên toàn quốc.
Dung dịch Dizigone – giải pháp ngăn ngừa nhiễm trùng sau nhổ răng khôn hiệu quả
Hiệu quả diệt khuẩn của Dizigone đã được chứng minh tại thử nghiệm QUATEST 1 (do Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 đảm nhiệm). Với thời gian ngắn ngủi 30s, Dizigone tiêu diệt 100% các vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
Kết quả thử nghiệm tại Quatest 1 – Bộ Khoa học công nghệ
5. Dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng sau nhổ răng khôn
Khi nhiễm trùng ổ răng gây đau kéo dài và những biện pháp trên không có hiệu quả, cần đi khám nha khoa ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau (nếu cần).
Thuốc kháng sinh cần thiết cho trường hợp viêm ổ răng nặng
Trường hợp viêm ổ răng có mủ, có thể cần tiến hành thủ thuật y tế. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, nạo sạch ổ nhiễm trùng để lấy hết mủ và những thành phần còn sót lại sau khi nhổ răng.
Nhi đã bình luận
Thua bac si hiện h e đau nhức rang cùng h phải lmm sa ạ . Cơn dau quá dữ dội hơn mọi lần