Những ngày gần đây, nhiều cha mẹ hoang mang, lo lắng trước sự bùng phát của dịch tay chân miệng. Để phòng bệnh hiệu quả cho trẻ, cha mẹ nên nắm rõ về những con đường lây lan của bệnh.
Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng
Hình ảnh minh họa bàn tay tổn thương do bệnh tay chân miệng
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi 2 chủng virus đường ruột là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra nhất ở các em nhỏ dưới 5. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp.
Ba con đường lây lan của bệnh tay chân miệng
Do nguyên nhân gây bệnh là từ virus đường ruột nên bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa. Virus có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra ngoài môi trường thông qua nước bọt, phỏng nước hay phân.
Nếu không biết xử lý đúng cách, chúng sẽ bám dính và tồn tại trên các bề mặt tiếp xúc. Khi trẻ chạm tay lên các bề mặt mang mầm bệnh rồi mút tay, cắn móng tay, virus dễ dàng đi vào cơ thể trẻ.
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất
Ngoài ra, virus còn có thể đi vào thức ăn, nguồn nước của người. Người lành khi ăn phải đồ ăn, thức uống mang virus sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm.
Hiểu được con đường lây bệnh sẽ giúp cha mẹ phòng bệnh cho con hiệu quả nhất.
Cần làm gì để phòng bệnh tay chân miệng cho con?
Từ các con đường lây của bệnh tay chân miệng, cha mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng các biện pháp:
- Rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Dạy trẻ bỏ tật mút tay, cắn móng tay.
- Cho trẻ ăn chín, uống sôi.
- Vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên
- Giữ nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ.
- Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách sử dụng Lợi khuẩn Imiale
Những dấu hiệu cảnh báo con đã bị tay chân miệng
Trên thực tế, tay chân miệng là bệnh rất dễ lây lan. Do vậy, dù đã thực hiện những biện pháp phòng tránh, con vẫn có nguy cơ bị lây bệnh từ những trẻ khác. Cha mẹ cần theo dõi sát tình trạng con để nhận biết sớm các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Triệu chứng điển hình của bệnh xuất hiện ở tay, chân và miệng
Bệnh tay chân miệng thường diễn biến qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn ủ bệnh
Thường kéo dài 3-7 ngày. Trẻ chưa có bất kỳ dấu hiệu gì ở giai đoạn này nên rất khó để nhận biết.
Giai đoạn khởi phát
Thường kéo dài 1-2 ngày. Trẻ có các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy. Các triệu chứng này cũng thường gặp ở các bệnh khác, nên không thể giúp cha mẹ xác định rõ tình trạng bệnh của con.
Giai đoạn toàn phát
Diễn ra trong 3 – 10 ngày. Ở giai đoạn này, trẻ mới bắt đầu có những dấu hiệu điển hình của bệnh:
- Loét miệng: Vết loét thường đỏ hay có dạng phỏng nước, đường kính 2-3 mm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi. Do miệng đau nên trẻ thường bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc, miệng chảy nhiều nước bọt.
- Phát ban dạng phỏng nước: Phát ban xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Trong vòng 7 ngày, phát ban sẽ lui dần và có thể để lại vệt thâm ở trên da.
- Sốt nhẹ
- Nôn
Nếu sốt cao và nôn quá nhiều, trẻ có nguy cơ gặp phải nhiều biến chứng trên thần kinh, tim mạch, hô hấp.
Giai đoạn lui bệnh
Trong 3-5 ngày cuối cùng, trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng nặng.
Tại thời điểm nhạy cảm, khi số lượng trẻ bị tay chân miệng đang tăng lên chóng mặt, cha mẹ không được chủ quan khi con xuất hiện những dấu hiệu bệnh đầu tiên ở giai đoạn toàn phát. Việc chữa trị kịp thời giúp con nhanh khỏi bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.
Cần làm gì khi con bị mắc bệnh tay chân miệng?
Đến nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy vậy, nếu con chẳng may mắc bệnh, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng mà nên bình tĩnh làm theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Bệnh sẽ được đẩy lùi sau 7-10 ngày nếu cha mẹ chăm sóc trẻ theo 3 nguyên tắc sau:
Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau
Paracetamol là lựa chọn thường dùng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ bị tay chân miệng
Trước đó, cha mẹ cần tham khảo ý kiến dược sĩ để được tư vấn dùng thuốc đúng cách. Tránh không cho trẻ uống thuốc quá liều để không gặp các biến chứng nguy hiểm như tổn thương gan…
Kiểm soát các vết loét miệng, phát ban
Tuy nhiên, lựa chọn được dung dịch sát khuẩn hiệu lực mạnh, nhưng vẫn an toàn với trẻ nhỏ là không dễ dàng. Cồn và oxy già gây xót khi sử dụng và làm chậm hình thành tổ chức hạt, khiến tổn thương chậm lành. Xanh methylen và povidone iod gây nhuộm màu da, niêm mạc, dính bẩn lên quần áo, đồ dùng.
Hiện nay, Dizigone là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ kháng khuẩn ion. Sau gần 4 năm lưu hành, Dizigone đã nhận được sự tin tưởng của hàng ngàn bệnh nhân trong lĩnh vực chăm sóc các tổn thương da.
Bộ sản phẩm chăm sóc da cho trẻ bị tay chân miêng
Để tăng tốc độ phục hồi của phát ban, dung dịch Dizigone nên được dùng cùng với kem Dizigone Nano Bạc. Bằng cơ chế sát khuẩn hoàn toàn mới, Dizigone Nano Bạc giúp x3 khả năng tiêu diệt mầm bệnh. Bên cạnh đó, thành phần lô hội, tràm trà,… trong kem duy trì độ ẩm phù hợp cho da, tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương nhanh lành.
Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone cho vết loét miệng, phát ban của trẻ
- Cho trẻ súc miệng 3-4 lần/ngày bằng dung dịch Dizigone.
- Pha loãng dung dịch Dizigone 5 lần với nước ấm để tắm hàng ngày cho trẻ. Lau/xịt dung dịch trực tiếp lên vết phát ban da 3-4 lần/ngày. Đợi dung dịch khô, thoa kem Dizigone Nano Bạc.
Chăm sóc dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ có một hệ miễn dịch khỏe mạnh để mau khỏi bệnh. Nó phải được cân bằng trên cả 4 nhóm chất: tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, nên cho trẻ ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, nhất là những loại giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. Tăng cường uống nước mỗi ngày cũng là cách hiệu quả để tăng cường thải độc, giúp bệnh mau khỏi.
Trẻ bị tay chân miệng nên được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường đề kháng
Do bị tổn thương trong khoang miệng nên trẻ thường gặp khó khăn trong ăn uống. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý một số điều khi cho trẻ ăn:
- Nấu thức ăn thật nhuyễn, mềm, đủ chất, làm lỏng thức ăn để trẻ dễ ăn hơn. Với rau củ quả, cũng cần nấu nhuyễn cho trẻ.
- Phải làm nguội thức ăn rồi mới cho trẻ ăn.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ vì trẻ bị đau miệng nên mỗi bữa sẽ không ăn được nhiều.
- Khi cho ăn, tránh để thìa chạm vào vết loét trong miệng trẻ.
- Sau khi ăn xong, cần cho trẻ súc miệng sạch sẽ hoặc lau sạch miệng.
Nếu trẻ có dấu hiệu nôn nhiều, co giật hay gặp các biến chứng về tim mạch, thần kinh, hô hấp, cha mẹ cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách phòng và điều trị bệnh, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Tham khảo: Bệnh tay chân miệng ở trẻ em, Hướng dẫn chẩn đoán – điều trị bệnh tay chân miệng
Nguyễn thị thanh hoà đã bình luận
Con e 4thag tay chan miệng mà giờ ha sốt co nen uống paracetamol với brufen k
Ngọc Minh đã bình luận
Chào bạn! Paracatemol và ibuprofen là những thuốc hạ sốt dùng được cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các thuốc này khi dùng cho trẻ em đều phải tính liều theo cân nặng và không được quá mức liều tối đa quy định để tránh tác dụng phụ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho con, bạn nên đưa con đi khám tại cơ sở y tế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp.
Bên cạnh việc dùng thuốc hạ sốt, bạn cần chú ý vệ sinh các vết loét, phát ban trong miệng và trên da con. Bộ sản phẩm Dizigone chuyên dụng cho tay chân miệng sẽ là lựa chọn phù hợp nhất trong trường hợp này.
Để được tư vấn kỹ hơn, bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 9482. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe.