Mụn viêm nang lông là tổn thương da liễu có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Nếu không xử lý đúng cách, mụn có thể để lại sẹo làm bạn mất tự tin. Vậy cần làm gì để loại bỏ mụn an toàn, hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.
I. Mụn viêm nang lông là gì?
Mụn viêm nang lông là tình trạng nhiễm khuẩn ở các nang lông, thường bắt nguồn từ bệnh viêm nang lông có từ trước.
Bốn dấu hiệu nhận biết mụn viêm nang lông:
- Mụn mọc ở ngay chính giữa nang lông.
- Nốt đỏ hoặc phát triển thành bọc mụn.
- Bọc mụn màu trắng đục, có mủ và thường dễ vỡ, gây chảy máu.
- Bệnh nhân cảm giác khó chịu, ngứa, đau.
Tất cả vùng da có lông đều có thể xuất hiện mụn viêm nang lông, đặc biệt là những vùng da chịu sự cọ xát, tắc nghẽn, thường đổ mồ hôi như cổ, mặt, vùng dưới cánh tay, lưng và trước ngực, mông, đùi,…
II. Nguyên nhân xuất hiện mụn viêm nang lông
Mụn viêm nang lông có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:
- Do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus): Đây là mầm bệnh phổ biến nhất gây ra mụn viêm nang lông. Vi khuẩn này luôn có sẵn trên da để chực chờ thời cơ gây bệnh. Khi gặp điều kiện thuận lợi như trầy xước hoặc vết thương hở, chúng sẽ xâm nhập và gây mụn. Một số vi khuẩn gram âm như Klebsiella, Enterobacter và Proteuscũng có thể là thủ phạm của mụn trên da mặt, niêm mạc mũi và các vùng lân cận.
- Do “bồn tắm nước nóng”: Nước ở các bồn tắm hơi hay bể bơi nhân tạo thường chứa thành phần là clo và có pH thuận lợi để trực khuẩn mủ xanh phát triển. Chúng gây mụn tròn, đỏ, có mủ quanh nang lông và gây ngứa chỉ sau vài ngày tiếp xúc. Mụn sẽ nặng hơn nếu loại nước này tiếp xúc và tồn đọng trên da trong thời gian quá dài.
- Do nấm Malassezia furfur(còn được gọi là Pityrosporum ovale): Thường biểu hiện dưới dạng các nốt mẩn đỏ ngứa trên ngực, vai hoặc lưng.
- Do bít tắc lỗ chân lông: khi tiếp xúc với các sản phẩm bôi ngoài da hoặc vệ sinh kém, mặc quần áo quá chật,…
III. Cách xử lý mụn viêm nang lông hiệu quả
1. Biện pháp làm sạch da bị mụn tại nhà
Bước làm sạch da rất quan trọng và đem đến nhiều tác dụng trong xử lý mụn viêm, cụ thể như:
- Loại bỏ hết bụi bẩn, bã nhờn và tế bào chết.
- Tránh bít tắc lỗ chân lông, giúp da luôn được thông thoáng.
- Giúp các sản phẩm trị mụn có thể thấm tốt qua da.
Với vùng da mặt, nên rửa mặt với các sản phẩm thích hợp cho da mụn. Rửa mặt bằng nước ấm giúp lỗ chân lông giãn ra để đẩy tạp chất trong da ra ngoài sau đó dùng nước lạnh để rửa làm se khít lỗ chân lông. Với các vùng da khác, có thể làm sạch bằng sữa tắm thích hợp và tẩy da chết định kỳ 1-2 lần/ tuần.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng nước muối sinh lý để làm sạch da bằng cách đơn giản sau đây:
- Dùng bông thấm một lượng nước muối vừa đủ, thoa đều lên da, đặc biệt vùng da bị mụn viêm,
- Giữ khoảng 2 phút sau đó rửa lại với nước ấm.
- Nước muối sinh lý là dung dịch an toàn. Tuy nhiên do nhược điểm làm khô da nên không sử dụng quá 2 lần/ngày.
2. Cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da
Sau khi làm sạch da cần bổ sung thêm dưỡng chất để da khỏe mạnh hơn. Sử dụng thảo dược thường an toàn cho da, vừa cung cấp vitamin và khoáng chất, vừa có hiệu quả trong điều trị mụn viêm.
Một số thảo dược có thể sử dụng tại nhà để cung cấp dưỡng chất:
- Nha đam: trong phần thịt trong có chứa nhiều vitamin, khoáng chất, đặc biệt là các saponin và acid hữu cơ có khả năng kháng khuẩn, chống viêm. Bạn có thể sử dụng nha đam kết hợp với sữa chua không đường làm kem bôi hàng ngày.
- Lá trầu không: có khả năng kháng khuẩn, bổ sung vitamin, se khít lỗ chân lông, ngăn thâm sẹo ở vùng tổn thương. Có thể giã nát lá trầu để lấy nước thoa lên vùng da bị mụn hoặc đun lấy nước để tắm.
- Tinh dầu tràm trà: khả năng kháng khuẩn cao, ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Lưu ý trước khi sử dụng nên pha loãng với nước ấm để tránh gây kích ứng da.
- Nước hoa hồng: có khả năng cân bằng pH da, giữ ẩm, se khít lỗ chân lông hiệu quả.
3. Sử dụng các chất sát khuẩn tại chỗ
Một số chất sát khuẩn có hiệu quả trong xử lý mụn viêm như:
- Benzoyl peroxide (2% – 10%) dùng 2 lần/ ngày.
- Dung dịch hypochlorite (3% – 5%).
Tuy nhiên các chất sát khuẩn vẫn còn một số nhược điểm sau:
- Phổ kháng khuẩn hẹp, không đảm bảo tiêu diệt tất cả các vi sinh vật có thể gây hại.
- Các chất sát khuẩn thường gây đau, xót da, làm chậm quá trình lành da.
Để khắc phục nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn truyền thống, bạn có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Dizigone. Dung dịch sát khuẩn Dizigone áp dụng công nghệ kháng khuẩn ion EMWE từ châu Âu với nhiều ưu điểm vượt trội:
Cách xử lý mụn viêm nang lông với dung dịch sát khuẩn Dizigone:
- Rửa hoặc xịt trực tiếp Dizigone vào khu vực có mụn.
- Để nguyên tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
- Mỗi ngày có thể sử dụng từ 2 đến 3 lần để đảm bảo hiệu quả sát khuẩn.
4. Kháng sinh điều trị mụn viêm nang lông
Do nguyên nhân chính gây mụn viêm nang lông là vi khuẩn nên có thể dùng kháng sinh tại chỗ hoặc kháng sinh đường uống để xử lý mụn viêm.
- Kháng sinh tại chỗ:
Bác sĩ kê đơn kháng sinh tại chỗ khi số lượng mụn viêm còn ít. Bôi trực tiếp trên vùng có mụn. Kháng sinh tại chỗ có thể gây viêm da tiếp xúc, khô, ngứa chỗ bôi.
- Kháng sinh đường uống:
Khi mụn viêm lan rộng, xuất hiện triệu chứng viêm hạch hoặc viêm mô tế bào phải dùng kháng sinh đường uống kết hợp thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc kháng sinh đường uống bao gồm phản ứng dị ứng, rối loạn thần kinh hoặc tâm thần và tiêu chảy.
IV. Những lưu ý khi xử lý mụn viêm nang lông tại nhà
Trong quá trình điều trị mụn viêm nang lông, cần hết sức lưu ý những điều sau đây:
- Tuyệt đối không nặn mụn: Khi nặn mụn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và để lại sẹo thâm. Việc nặn mụn còn khiến quá trình tái tạo da chậm lại, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
- Tránh dùng cùng lúc nhiều loại sản phẩm trị mụn vì có thể gây tương tác trong quá trình sử dụng làm tình trạng mụn nặng thêm.
- Bảo vệ da khỏi bụi bẩn, hóa chất, sử dụng mỹ phẩm an toàn, che chắn cho da cẩn thận. Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV.
Mụn viêm nang lông có thể khỏi nếu bạn biết cách xử lý kịp thời. Đừng để mụn làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sắc đẹp. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y tế.