Khi bị vết thương không quá nặng, nhiều người lựa chọn cách tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số sai lầm trong chăm sóc lại khiến vết thương sưng to và không thể hồi phục được. “Cần làm gì khi vết thương hở bị sưng?” chắc chắn là băn khoăn không chỉ của một người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi đó.
I. Nguyên nhân khiến vết thương hở bị sưng?
Bình thường, khi bị thương, cơ thể sẽ có cơ chế tự chữa lành. Quá trình này của cơ thể bao gồm một loạt các giai đoạn phức tạp nối tiếp nhau. Dưới đây là 4 giai đoạn của quá trình lành vết thương:
- Giai đoạn cầm máu: vết thương chảy máu sẽ hoạt hóa tiểu cầu và các yếu tố đông máu. Chúng tác động lên mao mạch nhỏ hình thành cục máu đông, ngăn chặn sự chảy máu.
- Giai đoạn viêm: Khi có tổn thương tế bào, cơ thể kích hoạt phản ứng miễn dịch gọi là viêm. Các tế bào bạch cầu đến vết thương thực bào để làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn. Biểu hiện của viêm là vết thương sưng, nóng, đỏ, đau. Các biểu hiện này là bình thường sẽ biến mất sau 1- 2 ngày.
- Giai đoạn tăng sinh: Tăng sinh nguyên bào sợi và hình thành các mô liên kết mới khép miệng vết thương.
- Giai đoạn tái tạo: Cơ thể sản sinh thêm collagen để tái cấu trúc lại vết thương, có thể để lại sẹo.
Như vậy, nếu vết thương hở bị sưng trong vài ngày đầu thì không cần quá lo lắng. Điều đó biểu hiện hệ miễn dịch đang hoạt động tốt để tiêu diệt vi khuẩn và kích thích lành thương nhanh chóng.
Nhưng nếu vết thương sưng tấy kéo dài từ 4 – 6 ngày thì bạn nên cẩn trọng. Đây có thể là dấu hiệu vết thương của bạn đã bị nhiễm trùng.
Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng vết thương hở
Nguyên nhân vết thương bị nhiễm trùng có thể do:
- Chăm sóc, vệ sinh vết thương chưa đúng cách.
- Lựa chọn dung dịch sát khuẩn chưa bao trùm được hết tác nhân nhiễm khuẩn.
- Dụng cụ y tế, băng gạc và tay chưa được tiệt trùng.
➤ Xem thêm: 6 bước sát trùng vết thương đúng cách tại nhà.
II. Những dấu hiệu nguy hiểm của vết thương hở cần lưu ý
Như đã biết, việc vết thương sưng tấy kéo dài và không có dấu hiệu xẹp xuống có thể do nhiễm trùng. Lúc đó bạn cần xem xét các dấu hiệu khác để xác định chắc chắn và tìm cách xử lý.
- Vết thương đỏ và phù nề kéo dài: Các dấu hiệu này cũng xuất hiện sớm do phản ứng viêm của cơ thể. Nhưng nếu chúng kéo dài hoặc tăng lên nhiều ngày sau đó thì chính biểu hiện viêm do nhiễm trùng.
- Cảm giác đau đớn tăng lên: thông thường cảm giác đau sẽ giảm dần theo thời gian. Cảm giác đau do quá trình viêm giải phóng ra các chất trung gian hóa học. Đau đớn tăng dần là dấu hiệu viêm ngày càng nghiêm trọng.
- Sưng hạch: có thể là dấu hiệu vi khuẩn xâm nhập.
- Chảy dịch mủ có màu, mùi hôi thối: Dấu hiệu chắc chắn vết thương đã bị nhiễm trùng. Nếu kéo dài có thể gây hoại tử.
- Sốt: là biểu hiện của phản ứng viêm toàn thân. Tùy theo mức độ vết thương có thể dẫn đến sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu có biểu hiện sốt cao kèm mệt mỏi vào thời điểm cố định trong ngày thì phần lớn là dấu hiệu vết thương đã trở nặng.
Chảy mủ là dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng
➤ Tham khảo: Những dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng của Viện Y học Ứng dụng Việt Nam
III. Cách giảm sưng vết thương hở an toàn
1. Đối với vết thương hở bị sưng do phản ứng cơ thể
- Tốt nhất, bạn nên để yên và chúng sẽ tự khỏi. Nếu quá sưng và đau có thể uống thuốc giảm đau, kháng viêm.
- Tuyệt đối không được chườm đá lạnh vào miệng vết thương hở.
- Duy trì vệ sinh và sát trùng vết thương hàng ngày bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp.
2. Đối với vết thương hở bị sưng do nhiễm trùng nhẹ: hơi sưng đỏ, đau nhức kéo dài trên 4 ngày
Quan trọng nhất là tiêu diệt tác nhân vi khuẩn gây nhiễm trùng. Cần lựa chọn dung dịch sát khuẩn phù hợp để sát trùng vết thương, với các tiêu chí:
- Phổ kháng khuẩn rộng bao trùm được vi khuẩn gây nhiễm trùng.
- Tác dụng nhanh, mạnh.
- An toàn, không đau xót.
- Không ảnh hưởng quá trình lành thương tự nhiên.
Dizigone – dung dịch sát khuẩn thỏa mãn các tiêu chí lý tưởng
Bộ sản phẩm Dizigone xử lý hiệu quả vết thương hở
Dung dịch sát khuẩn Dizigone áp dụng công nghệ khoa học khử trùng hiện đại từ Châu Âu EMWE. Cơ chế kháng khuẩn khác biệt thông qua sự hoạt động của các ion oxi hóa. Sản phẩm được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo nên sử dụng.
Để hỗ trợ khả năng bảo vệ, tái tạo vết thương làm mát da giảm sưng, có thể sử dụng thêm kem Dizigone Nano Bạc. Sản phẩm áp dụng công nghệ nano bạc siêu phân tử với các chiết xuất thảo dược thiên nhiên: chiết xuất Lô hội, chiết xuất Cúc La Mã và tinh dầu Tràm trà. Kem Nano Bạc giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm dịu nhanh chóng, dưỡng ẩm, kích thích lành da, hạn chế sẹo.
Hiệu quả của bộ đôi Dizigone trên vết thương hở
Xem thêm phản hồi của khách hàng và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết thương hở qua Shopee:
➤ Xem thêm: Bí quyết sử dụng dung dịch sát khuẩn vết thương đúng chuẩn
3. Đối với vết thương hở bị sưng do nhiễm trùng nặng
Khi các triệu chứng sưng đau nghiêm trọng kéo dài kèm dịch dịch mủ màu, mùi hôi và sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
IV. Cần kiêng gì khi vết thương hở bị sưng?
Khi bị viêm sưng cần hạn chế một số thực phẩm có thể kích hoạt quá trình viêm nặng hơn: đồ chiên rán, bánh mì trắng, đường, thịt xông khói, sữa nguyên kem… Hạn chế một số thực phẩm có thể ảnh hưởng đến sự tái tạo da, dễ để lại sẹo: Rau muống, thịt bò, trứng,…
Không nên hút thuốc lá: Nicotin và các chất hóa học khác trong thuốc lá, thuốc lào, xì gà có thể gây chậm quá trình lành vết thương.
Thay vào đó nên đưa vào chế độ ăn nhiều thực phẩm có lợi như:
- Các loại rau củ, hoa quả giàu vitamin: kích thích quá trình lành vết thương.
- Thực phẩm có khả năng kháng khuẩn, chống viêm: nghệ, tỏi, gừng,…
➤ Xem thêm: Chăm sóc vết thương hở nên kiêng gì?
Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về cách xử trí khi vết thương bị sưng để bạn có thể ứng phó khi gặp phải. Mọi thắc mắc cần giải đáp về cách chăm sóc vết thương hở và sản phẩm Dizigone xin liên hệ HOTLINE 1900 9482.
Hướng dẫn chăm sóc vết thương hở tại nhà:
Hoài đã bình luận
E bị ngã xe vết thương vào phần mắt cá chân đến hôm nay là 2 ngày sưng và đau nhức.ko biết có ảnh hưởng gì ko ạ. Và có cần phải đi chiếu chụp k?
Ngọc Minh đã bình luận
Chào bạn, đau nhức là phản ứng bình thường khi bị có tổn thương. Tuy vậy, mắt cá chân là khu vực có xương lồi nên nếu đau nhức quá nhiều, có biểu hiện sưng to thì bạn nên đi chiếu chụp để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Đồng thời, bạn cần sát khuẩn tổn thương ngoài da bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để tránh nhiễm trùng cho vết thương. Với vết thương này, Dizigone là lựa chọn phù hợp nhất nhờ nhiều ưu điểm:
– Khả năng sát khuẩn mạnh.
– Hiệu quả nhanh
– Không gây xót khi sử dụng.
– Không làm tổn thương mô mới hình thành.
Bạn nên xử lý sớm cho vết thương này để giảm đau và nhanh chóng đi lại được bình thường. Để được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc và sửu dụng sản phẩm Diziogne, gọi ngay đến hotline 1900 9482.
Ut đã bình luận
Vet thuong e bi nhiem trung va e da den benh vien mo lay nhiem trung ra ve nha den nay 3 ngay van chua het sung ..thi e bi gi ạ thua bac si
Phương Thanh đã bình luận
Tối qua ngủ dậy con thấy hơi nhức chân trái cũng tưởng là dằm nên đã gấp ra nhưng lâu lâu vẫn còn nhức mỗi khi con nghiêng chân qua phải nên con đã mua thuốc uống vậy có sao k ạ!?
Phương Thanh đã bình luận
Lâu lâu e mới nhức chứ không phải nhức hoài
Duyên đã bình luận
Em bị tét khá sâu ngay giữa ngón chân út và kề út, đã may cách đây 3 ngày, ngày đầu may xong thì không sưng, nhưng đến ngày thứ 2 thứ 3 thì sưng tím hết bàn chân luôn ạ mặc dù đã uống thuốc . Là có bị sao không ạ.
Nguyễn Duy Phog đã bình luận
Cô ơi cháu bàn chân cháu bị vết thương làm xưng vs mủ đau nhức giờ làm sao cô
Trường Giang đã bình luận
Cho em hỏi là chân em lúc trước bị thương đã lành lại nhưng hiện tại vẫn bị sưng trong khi các vết thương đã lành
Tường Vy đã bình luận
Bác sỉ cho con hỏi , chân con bị tai nạn bị gãy ngón út với vết thương cũng trên ngón út khâu 3 mũi + với vết thương trên mu bàn chân khâu cũng 3 mũi, nay đã trải qua 5 tuần vết thương cũng gần lành, chân thì hơi sưng. Mỗi lần kê chân lên cao thì chân gần như là bình thường nhưng tập đi thì máu nó dồn xuống chân rất nhìu làm tím cả bàn chân có cảm giác như kiến bò khắp mu bàn chân. Cho hỏi bác sỉ đó là tình trạng của bệnh gì ạ. Con cảm ơn bác sỉ.
Thái Văn Công đã bình luận
Thưa bác sĩ, em bị kính đâm vào đầu gối phải vá lại. 2 – 3 ngày đầu vùng xung quanh đầu gối có sưng và đau, mỗi ngày em đều thực hiện thay băng vết thương. Nay đã 6 ngày xung quanh vết thương vẫn còn sưng nhưng ấn vào không còn thấy đau nữa ạ. Xin hỏi bác sĩ đều này có gì hại không ạ.
Huyền đã bình luận
Bạn đi bệnh viện xem sao, mà giờ bạn đỡ chưa, mình đang bị giống bạn😭cho xin review ạ😿
Huyền đã bình luận
Bạn đỡ chưa, đi khám bác sĩ đi, mình đang bị giống bạn nè😭
hai yen đã bình luận
tôi bị tông xe máy vêt thuong khâu đã gần khỏi khô và hơ ngữa quanh vùng vêt thưong. nhưng nêu đi lại chaan vân phù nề mà k đâu coa sao k bác sỹ . tôi xin cảm oqn
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Nếu vết thương đã được xử lý, hiện tại đã khô và chuyển sang giai đoạn lành thương mà chân có hơi phù nề (không có dịch, không có mủ ở trong) thì không sao bạn nhé. Trường hợp sưng và đau nhức nên đi kiểm tra lại. Tốt nhất vẫn dùng dung dịch kháng khuẩn lau vệ sinh đều đặn hàng ngày kết hợp với chế độ dinh dưỡng hơp lý để nhanh khỏi nhé.
Chúc bạn sức khoẻ !
Trinh đã bình luận
Con e bị kính cắt đức đầu gói vết thương đã lành cắt chỉ khô mài không bị đỏ gì hết mà nó bị phù sưng có sau không ạ
Dược sĩ Hồng Vũ đã bình luận
Chào bạn.
Bạn liên hệ số 0964619482 đồng thời gửi hình ảnh vết thương để được chuyên gia tư vấn cụ thể nhé.
Chúc bạn sức khoẻ !