Loét tỳ đè thường xuất hiện ở những bệnh nhân nằm liệt lâu ngày, bị hạn chế vận động. Đây là nguyên nhân làm kéo dài thời gian nằm viện và tăng chi phí điều trị của người bệnh. Chữa vết loét cho người liệt luôn gặp nhiều trở ngại vì nhiều nguyên nhân:
- Sức đề kháng kém, khả năng phục hồi tổn thương da của người bệnh suy giảm
- Lưu thông máu bị cản trở do nằm liệt, không giúp tái tạo và nuôi dưỡng vùng da bị loét
- Khó giảm áp lực tỳ đè lên vết loét vì khó thay đổi tư thế cho người bệnh.
Để chữa vết loét tỳ đè cho người liệt hiệu quả – kinh tế nhất, hãy tìm hiểu bài viết sau đây.
I. Nguyên nhân gây ra loét tì đè ở người liệt
Loét tỳ đè là kết quả của quá trình mô da, mô cơ bị đè ép lâu ngày bởi sức nặng của cơ thể. Áp lực đó làm các mạch máu dưới da tắc hẹp, cản trở lưu thông máu và vận chuyển dinh dưỡng đi nuôi tế bào. Quá trình này kéo dài khiến tế bào suy kiệt, chết đi trên diện rộng và hình thành lở loét.
Bên cạnh đó, vết loét tỳ đè của người liệt còn nặng thêm bởi lực ma sát. Trong quá trình di chuyển, thay đổi tư thế, lực ma sát có thể gây ra những vết trầy trợt trên làn da vốn mỏng manh, dễ bị thương tổn của người bệnh. Chỉ từ một vết trầy da nhỏ, vết loét sẽ lan rộng rất nhanh nếu không được xử lý sớm.
Vết loét tỳ đè khó kiểm soát hơn ở những bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ gây loét. Những yếu tố đó có thể là:
- Tổn thương tuần hoàn ngoại vi: do các bệnh tim mạch như suy tim, tăng huyết áp; bệnh mạch máu như xơ vữa động mạch, bệnh động mạch ngoại biên…
- Hệ miễn dịch suy giảm: do mắc các bệnh nền mạn tính như HIV, đái tháo đường, lupus ban đỏ…
- Tuổi cao: Người bệnh trên 65 tuổi có khả năng bị loét cao hơn nhóm đối tượng dưới 65 tuổi – theo nghiên cứu của Stottes (1988).
- Dinh dưỡng kém: Thiếu hụt năng lượng để sống và hoạt động khiến cơ thể khó khăn trong việc chữa lành các tổn thương da.
- Béo phì: Người béo phì phải chịu áp lực tỳ đè lớn hơn bình thường, dễ mắc nhiều bệnh ảnh hưởng tới tuần hoàn của mạch máu.
II. Dấu hiệu loét tỳ đè ở bệnh nhân nằm liệt lâu ngày
Dấu hiệu đầu tiên của loét tỳ đè là những vùng da thâm tím hoặc đỏ ửng ở khu vực thường xuyên bị đè ép. Tùy theo tư thế nằm/ngồi của người bệnh, vị trí có nguy cơ loét cao sẽ thay đổi:
- Với người bệnh nằm ngửa: thường loét ở vùng xương cùng cụt, gót chân, khuỷu tay, vai, đầu.
- Với người bệnh nằm nghiêng: thường loét ở tai, vai, hông, đầu gối, mắt cá chân
- Với người bệnh ngồi liệt: loét ở bả vai, mông, gót chân, bàn chân.
Ngoài sự thay đổi màu sắc, vùng da đang loét có thể nóng hoặc lạnh bất thường. Khi ấn vào, màu thâm tím/đỏ không thay đổi sang màu trắng mà vẫn duy trì.
Khi tiến triển nặng hơn, những mảng màu da bất thường có thể phồng rộp và hơi ướt. Sau khi vỡ, vết rộp lan rộng rất nhanh và có thể ngay lập tức ăn sâu xuống nhiều lớp da, niêm mạc. Tốc độ phát triển của loét nhanh chóng như vậy là bởi thương tổn thường xuất phát từ trong, sau đó mới bộc lộ ra ngoài. Nếu quan sát thông thường, chỉ thấy lớp da bên ngoài đổi màu, nhưng các mô bên dưới có thể đã bị phá hủy nghiêm trọng. Vì vậy, chỉ có thể đánh giá mức độ vết loét khi lớp da bên ngoài đã bong ra.
III. Các giai đoạn của loét tì đè ở người liệt và nguyên tắc chữa trị
1. Giai đoạn 1
Loét tỳ đè giai đoạn 1 là những tổn thương nhẹ, chỉ ảnh hưởng tới lớp da bên ngoài.
Triệu chứng đặc trưng:
- Đau, rát, ngứa tại vùng tổn thương
- Xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường: da có thể săn chắc hơn hoặc mềm mỏng hơn; khi sờ thấy ấm hoặc lạnh.
- Da ửng đỏ hoặc thâm tím, thường khó nhận biết với những người có làn da sẫm màu. Khi ấn tay vào, màu da không chuyển sang trắng mà vẫn duy trì thâm đỏ. Đây là dấu hiệu của việc thiếu máu tới khu vực này.
Nguyên tắc điều trị:
- Giảm áp lực tỳ đè cho người bệnh: xoay trở tư thế thường xuyên sau mỗi 1-2 giờ; sử dụng đệm khí, đệm nước.
- Lau rửa vùng da tổn thương 3-4 lần/ngày bằng dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng. Một số gợi ý cho người bệnh là: Dizigone, Chorhexidine, Povidone Iod.
- Xây dưng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng; chú trọng vào việc bổ sung chất đạm, vitamin A và C, khoáng chất sắt và kèm; uống nhiều nước.
Thời gian cần để hồi phục: Loét giai đoạn 1 sẽ biến mất sau trong khoảng 1 -2 tuần nếu được phát hiện sớm và chăm sóc cẩn thận.
2. Giai đoạn 2
Tổn thương vượt qua lớp da trên cùng, ảnh hưởng tới lớp niêm mạc bên dưới.
Triệu chứng đặc trưng:
- Da bị bóc tách tạo thành vết thương hở hoặc phồng rộp lên như vết bỏng.
- Vùng da loét sưng, nóng, đỏ, gây đau đơn nhiều cho người bệnh.
- Vết loét có thể chảy dịch trong hoặc chảy mủ xanh, vàng.
Nguyên tắc điều trị:
- Áp dụng 3 nguyên tắc như của giai đoạn 1
- Cần vệ sinh vết loét thường xuyên hơn, khoảng 2-3 tiếng/lần bằng dung dịch kháng khuẩn.
- Nếu vết loét gây đau nhiều, nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kê thuốc giảm đau.
- Băng vết loét nhẹ nhàng bằng băng hydrocolloid hoặc băng gạc ẩm để che chắn khỏi lực ma sát và vi khuẩn bên ngoài xâm nhập..
Thời gian cần để hồi phục: 1 – 2 tháng
3. Giai đoạn 3
Tổn thương ăn sâu dưới da và dưới da, làm lộ ra cả mô mỡ
Triệu chứng điển hình:
- Vết loét có dạng hình miệng núi lửa, bên trong rất sâu và có thể bốc mùi hoại tử
- Có dấu hiệu nhiễm trùng nếu không chăm sóc đúng cách: vùng loét xung quanh nóng đủ, tiết nhiều dịch và mủ vàng.
- Trên bề mặt vết loét có thể bị bao phủ bởi vảy đen hoại tử hoặc màng mủ vàng dày đặc.
Nguyên tắc điều trị:
- Cần loại bỏ vảy đen, mủ vàng trên vết loét trước khi trước hiện các bước chăm sóc về sau.
- Bắt buộc phải rửa vết loét 2-3 tiếng/lần bằng dung dịch kháng khuẩn để kiểm soát không viêm, nhiễm trùng.
- Dùng kháng sinh cho trường hợp nhiễm trùng toàn thân.
Thời gian cần để hồi phục: Khoảng 2-4 tháng
4. Giai đoạn 4
Giai đoạn 4 là mức độ loét nghiêm trọng nhất. Nhiều trường hợp đã lộ cả cơ, dây chằng và xương.
Triệu chứng điển hình:
- Vết loét to và sâu
- Da chuyển sang màu đen
- Mủ, dịch nhiều, chảy ra không ngừng trên vết loét; màu xanh, vàng; mùi hôi.
Nguyên tắc điều trị:
- Tích cực lau rửa vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn 2-3 tiếng/lần
- Liên hệ bác sĩ để được tư vấn điều trị tốt nhất: phẫu thuật loại mỏ vùng da hoại tử; làm sạch vết loét bằng các biện pháp: áp lực âm, enzym, khử trùng cơ học…; áp dụng các biện pháp tái tạo da, thúc đẩy lành loét.
Thời gian cần để hồi phục: Nhiều tháng, thậm chí hàng năm.
>>> Bài tham khảo: 4 giai đoạn của loét tỳ đè và cách điều trị
IV. Những điều cần lưu ý khi chữa vết loét cho người liệt
1. Cách loại bỏ mủ dịch và mô hoại tử tại vết loét
Trên vết loét tỳ đè, mủ vàng và mô hoại tử cứng khiến các bước chăm sóc về sau rất khó phát huy tác dụng. Do đó, khi vết loét tồn tại những vật cản này, người chăm bệnh cần loại bỏ chúng càng sớm càng tốt.
Mủ vàng thường dễ được lau sạch qua việc lau rửa, vệ sinh hàng ngày. Với dạng màng biofilm dai và chắc chắn, cần dùng dụng cụ y tế để tách bỏ, cắt lọc.
Mô hoại tử trên vết loét thường cứng, dính chặt và khó bóc tách hơn. Biện pháp xử lý tốt nhất là đưa người bệnh tới cơ sở y tế để thực hiện thủ thuật loại bỏ an toàn. Với người bệnh còn cảm giác đau, cần dùng thuốc giảm đau, gây tê trước khi xử lý vảy hoại tử.
2. Cách giảm áp lực tỳ đè trên vết loét
Giải pháp đơn giản nhất để giảm áp lực tỳ đè cho người bệnh là đổi tư thế nằm cho người bệnh thường xuyên. Cứ mỗi 1-2 tiếng, nên xoay trở người bệnh để da không bị dồn ép quá lâu dưới áp lực lớn. Bên cạnh đó, nên dành thời gian xoa bóp, mát xa nhẹ nhàng cho người bênh để tuần hoàn máu được tốt hơn. Với những vùng đã loét, không nên tác động mạnh để tránh gây đau cho người bệnh.
Áp lực tỳ đè cũng sẽ được giảm nhờ các dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng. Người bệnh loét tỳ đè bắt buộc phải được nằm gối mềm, đệm nước/ đệm khí để vết loét không phải chịu ma sát hay áp lực nhiều. Nếu có điều kiện, nên cho bệnh nhân nằm trên giường di chuyển để dễ dàng thay đổi tư thế hàng ngày.
3. Cách lựa chọn và sử dụng dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh vết loét
Vệ sinh vết loét bằng dung dịch kháng khuẩn là bước chăm sóc có ý nghĩa quan trọng nhất. Khi được đảm bảo sạch sẽ, không viêm, nhiễm trùng, vết loét mới khô se và dần lành lại được.
Dung dịch kháng khuẩn dùng cho vết loét hở phải đảm bảo được 5 yếu tố:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh, hiệu quả nhanh
- Không gây xót, kích ứng da
- Không làm tổn thương mô hạt, cản trở lành thương tự nhiên
- Loại bỏ được màng biofilm – tác động sâu tới ổ loét bên trong
- An toàn, không gây tác dụng phụ
Các dung dịch kháng khuẩn phổ biến nhất là cồn, oxy già, chlorhexidine, povidone iod, Dizigone. Trong đó, cồn và oxy già không được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng vì gây xót và tổn thương mô hạt. Chúng chỉ giúp vết oét sạch khuẩn, nhưng lại không có lợi cho quá trình phục hồi và tái tạo da. Povidone iod và chlorhexidine cho phổ tác dụng rộng hơn, nhưng do bản chất hóa học nên dễ gây kích ứng và tác dụng phụ trên một số đối tượng người bệnh. Qua nghiên cứu và thực tế sử dụng, Dizigone được chứng minh hiệu quả – an toàn cho loét tỳ đè, đảm bảo vết loét lành nhanh chóng – tự nhiên.
Phản hồi của người nhà bệnh nhân sau khi sử dụng bộ sản phẩm Dizigone chăm sóc vết loét tỳ đè
Xem thêm phản hồi thực tế và đặt mua bộ sản phẩm Dizigone qua qua shopee:
>>> Xem bài viết: 6 thuốc bôi loét cho người liệt hiệu quả nhất
Cách sử dụng dung dịch kháng khuẩn để vệ sinh vết loét tỳ đè
- Thấm dung dịch vào bông, dùng kẹp y tế lau kỹ toàn bộ bên trong và bên ngoài vết loét
- Thực hiện 2-3 tiếng/lần để đảm bảo vết loét luôn sạch khuẩn.
4. Cách đẩy nhanh tốc độ hồi phục của vết loét
Nguyên liệu để tăng sinh cơ và tái tạo loét là protein. Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi, bệnh nhân cần được xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhóm chất này. Ngoài ra, có thể xem xét bổ sung protein qua đường truyền tĩnh mạch 2-3 lần/tuần.
Với những vùng loét đã khô se, không còn ướt dịch và đang kéo da non, nên thoa kem dưỡng ẩm để tăng tốc độ lành da. Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy vết loét sẽ lành nhanh hơn khi được duy trì độ ẩm phù hợp. Một số kem dưỡng ẩm được khuyên dùng cho người bệnh: Dizigone Nano Bạc, Vitamin E, Lanolin…
Ngoài ra, y học hiện đại đang thử nghiệm rất nhiều phương pháp mới để thúc đẩy lành loét:
- Kích thích điện.
- Siêu âm tại chỗ.
- Sử dụng các yếu tố tăng trưởng tái tổ hợp.
Khi được nghiên cứu và phát triển hoàn thiện, đây hứa hẹn sẽ trở thành chìa khóa giúp giảm gánh nặng trong chăm sóc và điều trị loét tỳ đè
5. Cách vệ sinh cơ thể cho người nằm liệt bị loét
Việc vệ sinh cơ thể cho người bệnh nằm liệt luôn rất khó khăn. Tuy nhiên, bước chăm sóc này không thể bỏ qua để đảm bảo cơ thể người bệnh sạch sẽ, không dính ướt mồ hôi tạo điều kiện cho loét.
Thay vì việc tắm ướt hàng ngày, có thể lựa chọn hình thức tắm khô cho người bệnh. Sử dụng dầu tắm khô hoặc dung dịch kháng khuẩn để lau rửa toàn bộ cơ thể, đặc biệt là những vùng da nghi ngờ bị loét.
Cách tắm khô cho người liệt bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone:
- Pha loãng dung dịch kháng khuẩn với nước ấm theo tỷ lệ 1:5.
- Thấm dung dịch sau pha loãng để lau rửa toàn bộ cơ thể cho người bệnh.
- Dùng khăn bông lau khô người sau khoảng 30 giây, không cần tắm tráng lại bằng nước.
>>> Xem bài viết: Cách tắm khô cho người nằm liệt tại nhà
Xem video: Cẩm nang chữa trị vết loét cho người liệt.
Bài viết cung cấp đầy đủ những thông tin về cách chữa vết loét cho người liệt. Để được tư vấn và giải đáp thêm về bệnh, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0964619482.
Ngọc Minh đã bình luận
Chào chị, Dizigone là sản phẩm chuyên dụng cho người bệnh loét tỳ đè. Để được tư vấn hơn về cách xử lý vết oét và sử dụng sản phẩm, chị vui lòng gọi vào hotline 0988 410 182 nhé.