Hiện nay, Việt Nam có khoảng 5 triệu người bị tiểu đường. Trong số đó, khoảng 4 – 10% bệnh nhân sẽ gặp phải biến chứng loét bàn chân. Chăm sóc loét bàn chân bệnh tiểu đường không phải là quá khó. Tuy nhiên, nếu không biết làm đúng cách, loét có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, buộc người bệnh phải cắt cụt chi.
Hiểu về bệnh lý bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Định nghĩa bàn chân đái tháo đường
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bàn chân đái tháo đường là bàn chân của bệnh nhân đái tháo đường với vết loét, nhiễm trùng và/hoặc phá hủy mô sâu, kết hợp với bất thường thần kinh và các mức độ khác nhau của bệnh mạch máu ngoại biên ở chi dưới.
Bàn chân bị loét của bàn chân bệnh tiểu đường
Các giai đoạn của loét bàn chân bệnh tiểu đường
Biến chứng loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường diễn biến qua 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Bệnh nhân than phiền hay bị tê chân, dễ mỏi chân, nhưng chưa đến mức cần phải đi khám bệnh.
- Giai đoạn 2: Bệnh nhân bị đau ngắt quãng, đau khi đi lại. Đau ở chân thường do tắc nghẽn động mạch đùi. Đau ở đùi lại do tắc nghẽn động mạch chậu.
- Giai đoạn 3: Bệnh nhân đau chân ngay cả khi nghỉ ngơi, đau nặng và liên tục, thường đau vào ban đêm. Đau không đỡ kể cả khi dùng thuốc giảm đau.
- Giai đoạn 4: Bệnh nhân bị hoại thư. Chỉ một chấn thương nhỏ, loét hay nhiễm trùng quanh móng cũng dẫn đến hoại thư. Đau liên tục kéo dài.
Nguyên nhân gây loét bàn chân bệnh tiểu đường
Lượng đường trong máu cao
- Đường huyết cao gây xơ vữa, tắc hẹp các động mạch ở chân. Do đó, máu không mang được oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi tế bào. Khả năng miễn dịch của cơ thể giảm, nếu gặp vết thương ở bàn chân sẽ rất khó tự chữa lành.
Tổn thương thần kinh ngoại biên
- Đường huyết cao không được kiểm soát dẫn đến tổn thương thần kinh. Bệnh nhân bị mất cảm giác, bao gồm cả cảm giác đau. Do đó, bệnh nhân không chú ý đến các vết thương, vết cắt ở bàn chân. Tình trạng này kéo dài gây nên viêm nhiễm, lở loét.
Hệ miễn dịch bị suy yếu
- Đường huyết cao ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, bổ thể. Hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, vết loét bàn thân chậm lành, tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường sẽ tăng nguy cơ gặp biến chứng loét bàn chân nếu có kèm các yếu tố sau:
- Mắc các bệnh ngoại biên: bệnh thần kinh ngoại biên, bệnh mạch máu ngoại biên.
- Mắc bệnh đái tháo đường trong thời gian dài, kiểm soát đường huyết kém.
- Mắc các bệnh về xương khớp: bệnh thần kinh xương khớp, giới hạn vận động xương khớp.
- Bệnh nhân có tiền sử loét bàn chân hoặc đoạn chi trước đó.
- Chấn thương: bảo vệ chân kém, đi chân trần, để vật lạ trong giày…
- Dị dạng bàn chân: đầu xương bàn chân nhô ra, ngón chân hình búa, bàn chân cong vòm, dị dạng móng…
Phương pháp chữa loét bàn chân bệnh tiểu đường
1. Kiểm soát tốt đường huyết
Kiểm soát đường huyết là bước quan trọng nhất trong chữa loét bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường. Duy trì đường huyết ổn định giúp giảm các biến chứng thần kinh và biến chứng động mạch ngoại biên. Nó cũng giúp máu lưu thông tới bàn chân tốt hơn, tăng khả năng đề kháng và tự chữa lành của cơ thể.
2. Hạn chế áp lực lên vết loét
Áp lực đè ép lên vết loét làm mạch máu ở đó bị tắc hẹp. Máu không thể lưu thông bình thường, không mang đủ oxy, chất dinh dưỡng tới nuôi các tế bào. Đồng thời, quá trình vận chuyển các thành phần bạch cầu của hệ miễn dịch bị gián đoạn, khiến vết loét lâu lành hơn.
Do vậy, giảm áp lực lên vết loét là bước cần thiết phải thực hiện. Nó giúp máu lưu thông tốt hơn, đồng thời giảm các cơn đau do loét gây ra.
Các cách giảm áp lực lên vết loét bàn chân cho bệnh nhân đái tháo đường:
- Cho bệnh nhân sử dụng nạng hoặc giày có đệm.
- Hạn chế di chuyển, va chạm lên vết loét…
3. Làm sạch vết loét bằng dung dịch sát khuẩn
- Làm sạch vết loét giúp loại bỏ các mô hoại tử, tiêu diệt những vi sinh vật có trong ổ loét. Nhờ đó, nó giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vết loét, gây biến chứng bội nhiễm.
- Sau khi rửa sạch, cần băng vết loét bằng băng gạc. Băng gạc giúp duy trì môi trường ẩm và kiểm soát tình trạng tiết dịch rỉ viêm, thúc đẩy loét nhanh lành hơn. Đồng thời, nó còn che chắn cho vết loét tránh bị ma sát với các yếu tố bên ngoài, gây đau cho người bệnh.
3 bước làm sạch và bằng vết loét:
- Rửa sạch vết loét: Rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý. Dùng nhíp đã khử trùng qua thuốc sát khuẩn để loại bỏ các dị vật nếu có.
- Rửa hoặc lau vết loét bằng dung dịch sát khuẩn: Không nên dùng các sản phẩm chứa cồn hay povidine iod vì gây đau, xót, nhuộm màu da và chậm lành vết loét.
- Băng vết loét: Băng vết loét cẩn thận, hạn chế để vết loét tiếp xúc với môi trường
4. Dùng kháng sinh khi có nhiễm trùng
- Khi có nhiễm trùng, có thể dùng các kháng sinh đường uống như: cephalexin, amoxicilin, moxifloxacin hoặc clindamycin.
- Tuyệt đối không sử dụng kháng sinh bừa bãi. Chỉ dùng thuốc khi có kê đơn của bác sĩ.
Dizigone – Hiệu quả vượt trội trong chữa loét bàn chân bệnh tiểu đường
- Hiện nay, rất nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng các dòng sản phẩm kháng khuẩn ion cho vết loét. Đại diện cho dòng sản phẩm này ở Việt Nam – Dizigone có những ưu điểm vượt trội trên vết loét bàn chân bệnh đái tháo đường:
Sát khuẩn mạnh mẽ, nhanh chóng làm sạch ổ loét
- Dizigone tiêu diệt được rất nhiều loại vi sinh vật. Kết quả nghiên cứu tại Quatest 1 (Bộ Khoa học công nghệ) về hiệu suất tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh cho thấy: dizigone có khả năng tiêu diệt được các chủng vi sinh vật: Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, E. coli, Salmonella, Listeria monocytogenes, Enterococcus faecalis, Shigella, Candida albicans, Aspergillus niger.
Dizigone – sản phẩm của công nghệ kháng khuẩn ion
- Nhờ vậy, dizigone giúp vết loét sạch sẽ, không bội nhiễm. Sự hoại tử tế bào da do vi sinh vật tấn công sẽ được giảm bớt. Vết loét được đảm bảo trong khu vực an toàn, rất mau lành.
Nhanh lành vết loét, hạn chế tạo sẹo
- Dizigone tiêu diệt 100 % vi sinh vật chỉ trong vòng 30 giây, theo thử nghiệm QUATEST 1 – Bộ khoa học công nghệ.
Giấy chứng nhận kết quả kiểm nghiệm dizigone tại Quatest 1 – Bộ KHCN
- Lượng vi sinh vật bị tiêu diệt càng nhiều, nồng độ vi khuẩn trong vết thương càng thấp. Khi đó, hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể có thể dễ dàng tiêu diệt nốt những vi khuẩn còn sót lại, giúp vết loét mau lành, không để lại sẹo.
Không gây đau, xót khi sử dụng
- Dizigone có pH trung tính từ 6.5 – 8,5 nên an toàn cho da nhạy cảm, không gây xót và cũng không tổn thương tế bào lành.
- Dizigone không chứa chất hóa học độc hại (không chứa cồn, không chứa acid base mạnh), không phá hủy tế bào hạt, mô liên kết mới tái tạo. Điều này rất quan trọng cho việc lành vết thương. Khi tế bào hạt và mô liên kết không bị tác động, quá trình lành vết thương diễn ra một cách tự nhiên và mau chóng.
Không màu, sạch sẽ, tiện dụng
- Dizigone trong suốt, không màu, không gây nhuộm màu da và làm dính các vệt màu lên quần áo, chăn màn.
- Ngoài ra, nhờ không gây nhuộm màu nên người bệnh có thể dễ dàng theo dõi tiến triển của vết loét. Từ đó sẽ có phương hướng chữa phù hợp hơn.
Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng
- Dizigone được sản xuất từ công nghệ EMWE – kháng khuẩn ion. Nguyên liệu đầu vào chỉ gồm muối và nước.
- Thành phần của dizigone hoàn toàn không chứa kháng sinh nên an toàn tuyệt đối, không gây đề kháng các vi sinh vật. Nhờ vậy, hiệu quả được duy trì sau nhiều lần sử dụng.
Dung dịch kháng khuẩn dizigone hiện đã có mặt tại 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép và bác sĩ tin dùng. Gọi ngay Hotline 1900 9482 để được tư vấn với chuyên gia.