“Do chân bị viêm nang lông nặng nên mình tự ti nhiều lắm. Quanh năm suốt tháng chẳng bao giờ dám mặc váy, nhìn chị em xúng xính khoe chân mà mình tủi thân.” – Tâm sự của chị Hà cũng chính là nỗi buồn chung mà nhiều người đang gặp phải. Mong muốn lớn nhất của chị lúc này là tìm ra cách xử lý viêm nang lông tại nhà dứt điểm, hiệu quả nhanh nhất.
I. Hiểu rõ nguyên nhân gây viêm nang lông
Để loại bỏ viêm nang lông, chị em cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh. Đúng như tên gọi, viêm nang lông là tình trạng lỗ chân lông bị viêm do các vi sinh vật ngoại lai chiếm đóng. Xét nghiệm vi sinh tại chỗ chỉ ra hai vi khuẩn gây viêm thường gặp nhất là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh. Ngoài ra, nấm và virus cũng là hai tác nhân phổ biến gây bệnh:
- Nấm: Trichophyton rubrum hoặc Malassezia folliculitis (Pityrosporum folliculitis).
- Virus Herpes simplex: gây viêm nang lông vùng quanh miệng.
Tuy vậy, nhiều người lại có thắc mắc rằng: Tại sao mình vệ sinh cơ thể sạch sẽ, vi sinh vật hoàn toàn không có cơ hội tấn công nhưng vẫn bị viêm nang lông mãi không khỏi? Lý giải cho điều này, các nghiên cứu y học đã chỉ ra nhiều dạng viêm nang lông không phải do vi sinh vật:
- Giả viêm nang lông: Do tình trạng cạo râu, lông, gây tình trạng lông chọc thịt. Dạng viêm nang lông này thường gặp ở vùng cằm của nam giới. Ngoài ra, nó cũng xuất hiện trên chân, tay của những người có thói quen cạo lông dài ngày.
- Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan: Đây là dạng viêm nang lông bệnh lý, xuất hiện trên người bệnh suy giảm miễn dịch.
- Viêm nang lông tiếp xúc: Phổ biến trong cộng đồng người tiếp xúc nhiều với dầu nhớt như thợ máy móc, thợ sửa chữa…
- Viêm nang lông Decalvans: chưa rõ nguyên nhân chính xác, thường để lại triệu chứng viêm vùng da đầu và làm tóc rụng vĩnh viễn.
Viêm nang lông do vi sinh vật có thể xử lý dễ dàng thông qua làm sạch, sát khuẩn. Viêm nang lông do các nguyên nhân khác thường khó tác động hơn, đòi hỏi kết hợp điều trị để đạt hiệu quả tốt nhất.
II. Các yếu tố thúc đẩy viêm nang lông thêm nặng
Bên cạnh các nguyên nhân chính ở trên, viêm nang lông còn có thể nặng thêm bởi rất nhiều yếu tố như: mặc quần áo quá chật; cạo, nhổ lông; ra mồ hôi nhiều; dùng mỹ phẩm chứa corticoid hay chất gây kích ứng…Đây là những sai lầm thường gặp của nhiều chị em trong quá trình chăm sóc sắc đẹp. Muốn loại bỏ được viêm nang lông, cần khắc phục triệt để các sai lầm đó.
Nhiều bệnh lý cũng là thủ phạm thúc đẩy tình trạng viêm nang lông phát triển. Bộ Y tế chỉ ra 5 bệnh nền thường gặp nhất ở người bị viêm nang lông:
- Béo phì
- Tiểu đường
- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
- Suy thận, chạy thận nhân tạo
- Thiếu máu do thiếu sắt (với những trường hợp viêm nang lông mạn tính).
Trước quá nhiều yếu tố tác động như vậy, viêm nang lông luôn là bài toán khó có lời giải. Năm 2015, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn điều trị viêm nang lông. Theo đó, hy vọng trị viêm nang lông tại nhà triệt để không còn là mong ước xa vời.
III. Ba bước xử lý viêm nang lông tại nhà hiệu quả nhanh
1. Làm sạch vùng da bị viêm bằng dung dịch sát khuẩn
Làm sạch da là nguyên tắc cơ bản nhất trong điều trị viêm nang lông. Khi tiêu diệt các vi sinh vật, nguyên nhân gây viêm được loại bỏ, giúp da phục hồi nhanh chóng. Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, vùng da bị viêm nang lông nên được làm sạch bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Dung dịch được lựa chọn cần đáp ứng đủ các yêu cầu:
- Sát khuẩn mạnh: hiệu quả trên cả các chủng vi khuẩn, virus và nấm.
- Hiệu quả nhanh: giúp mau chóng cải thiện được tình trạng viêm.
- Có khả năng thấm sâu: xâm nhập tốt vào vùng lỗ chân lông bị viêm để phát huy tác dụng.
- Không gây khô rát, kích ứng: không chứa cồn, không làm mẩn đỏ, nổi thêm mụn mủ trên da.
- An toàn: Không gây tác động có hại khi sử dụng lâu dài, trên diện tích da rộng.
Hầu hết dung dịch sát khuẩn thường gặp hiện nay không đạt được hết các yêu cầu đó. Tại các bệnh viện, phòng khám da liễu, sản phẩm được dùng nhiều nhất là dung dịch chứa acid hypochlorous. Đây được coi là chất sát khuẩn tự nhiên vì hoạt động tương tự cách hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể. Nó cho hiệu quả sát khuẩn nhanh và mạnh nhưng vẫn an toàn tuyệt đối cho da. Với làn da nhạy cảm của người bị viêm nang lông, dung dịch chứa acid hypochlorous là lựa chọn tối ưu nhất. Tại Việt Nam, Dizigone là đại diện duy nhất của dòng sản phẩm này.
Cách làm sạch da bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone:
- Lau/rửa/xịt vùng da bị viêm nang lông bằng dung dịch Dizigone 3-4 lần/ngày.
- Giữ dung dịch trên da tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
2. Dùng thuốc kháng sinh
Kháng sinh được dùng kết hợp sau bước sát khuẩn để tiêu diệt sạch sẽ vi khuẩn gây viêm. Ưu điểm của kháng sinh là duy trì được tác dụng diệt khuẩn kéo dài. Tuy nhiên, liệu trình sử dụng phải được thông qua chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ.
Khi viêm nang lông ở mức độ nhẹ – trung bình, kháng sinh chỉ cần dùng theo đường bôi tại chỗ. Một số kem/thuốc mỡ kháng sinh thường được chỉ định cho viêm nang lông là:
- Kem hoặc mỡ axit fusidic, bôi 1- 2 lần/ngày
- Mỡ mupirocin 2%, bôi 3 lần/ngày
- Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.
- Kem silver sulfadiazine 1%, bôi 1-2 lần/ngày
- Dung dịch erythromycin, bôi 1-2 lần/ngày
- Dung dịch clindamycin, bôi 1-2 lần/ngày
Với người có viêm nang lông mức độ nặng, việc bôi kháng sinh ngoài da là chưa đủ. Hiệu quả diệt khuẩn chỉ đạt được triệt để khi người bệnh dùng thuốc theo đường toàn thân. Các kháng sinh toàn thân phổ biến nhất là: Cloxacillin, Amoxicillin/ clavulanic, Clindamycin, Vancomycin… Các thuốc này sẽ được đưa vào cơ thể qua đường uống, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Thời gian điều trị cho kháng sinh kéo dài khoảng 7 – 10 ngày.
3. Loại bỏ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây viêm nang lông
Bên cạnh việc dùng thuốc và dung dịch sát khuẩn, bạn cần chú ý loại bỏ những yếu tố thúc đẩy viêm phát triển. Trong thời gian điều trị, đây là bước làm không thể thiếu để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Những điều nên làm để hỗ trợ xử lý viêm nang lông tại nhà hiệu quả:
- Hạn chế, nhổ, cạo lông; gãi, chà sát vùng da bị viêm nang lông.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút tốt.
- Hạn chế đổ mồ hôi, giữ da khô thoáng, sạch sẽ; vệ sinh da nếu thấy da ẩm ướt quá lâu.
- Ngưng dùng thuốc/mỹ phẩm gây kích ứng; ngưng dùng corticoid.
- Giảm cân, giảm lượng mỡ thừa trên cơ thể.
- Điều trị và kiểm soát tốt các bệnh lý nền: tiểu đường, suy thận, thiếu máu.
Nếu kết hợp đầy đủ 3 bước làm trên, tình trạng viêm nang lông sẽ được cải thiện nhanh chóng. Làn da nhẵn mịn, không tì vết sẽ sớm quay trở lại khi được chăm sóc đúng cách. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về viêm nang lông, gọi ngay HOTLINE 1900 9482 (trong giờ hành chính), 0964619482 (ngoài giờ hành chính).
Tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu – Bộ Y tế