Loét do tì đè ở bệnh nhân nằm liệt có những mức độ nặng nhẹ khác nhau, cần đánh giá đúng mức độ của vết loét để có cách xử lý phù hợp. Khi được chăm sóc và xử lý đúng, các vết loét sẽ dần thu nhỏ, phục hồi nhanh và kiểm soát được các nguy cơ biến chứng từ loét do tì đè.
Phân loại mức độ loét do tì đè
Loét do tì đè được phân làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 và 2 có thể dựa vào những biểu hiện bên ngoài để đánh giá, mức độ 3 và 4 cần được khám chuyên sâu hơn. Dựa vào các mức độ phân loại này để có biện pháp chăm sóc phù hợp nhất cho người bệnh.
- Giai đoạn 1: Da còn nguyên vẹn, đỏ da không ép trắng được ở một vùng khu trú thường trên một lồi xương. Người có da đậm màu có thể không nhìn thấy làm trắng được, màu da có thể khác với vùng xung quanh. Các vết ban đỏ lâu ngày là biểu hiện của các lớp biểu bì, hoặc thậm chí các lớp hạ bì bị ảnh hưởng. Giai đoạn này da không bị hở nhưng bị viêm.
- Giai đoạn 2: Mất một phần lớp bì, biểu hiện là loét hở nông với đáy vết loét màu đỏ hồng, không đóng vảy (tế bào chết màu vàng đục). Biểu hiện ở giai đoạn này cũng có thể là một phỏng nước chứa đầy huyết thanh còn nguyên vẹn hay bị vỡ/ hở ra. Giai đoạn này da bị hở đến lớp thượng bì hoặc lớp bì.
- Giai đoạn 3: Mất mô toàn bộ lớp da. Có thể thấy mô mỡ dưới da nhưng không lộ xương, gân hay cơ. Có thể có lớp vảy nhưng không lấp đầy mô bị mất. Có thể bao gồm đường hầm và lỗ dò. Giai đoạn này vết loét lan đến lớp mỡ dưới da. Nhìn hình dáng bên ngoài vết thương không thể hiện được dấu hiệu tổn thương cũng như độ sâu của vết thương.
- Giai đoạn 4: Mất toàn bộ mô da và dưới da, làm lộ gân hay cơ. Có thể có lớp vảy hoại tử màu vàng đục hay eschar chiếm ở một số phần của đáy vết thương. Tình trạng loét ở giai đoạn này có thể là thường xuất hiện đường hầm hay lỗ dò. Giai đoạn này vết loét lan đến cơ hoặc xương, hoặc có thể xảy ra loét ngầm dưới da.
4 giai đoạn của loét tỳ đè
Xem bài viết thuốc bôi loét tỳ đè
Chăm sóc loét do tì đè dựa trên mức độ
- Trong chữa và chăm sóc loét do tì đè ở bệnh nhân nằm liệt, dựa vào từng mức độ vết loét mà có phương thức chăm sóc khác nhau. Đối với các tổn thương giai đoạn 3 và 4, có thể cần phải can thiệp phẫu thuật dựa theo đánh giá của bác sĩ. Đối với các vết loét giai đoạn 1 và giai đoạn 2, chăm sóc vết thương thường là bảo tồn, không cần phẫu thuật.
- Khi chăm sóc bệnh nhân bị loét do tì đè, người nhà nên ghi nhớ 3 nguyên tắc chăm sóc bảo tồn: giảm áp lực đè ép gây ra loét, tăng lưu thông máu và làm sạch vết loét, tái tạo da.
- Người nhà khi chăm sóc cho bệnh nhân cần chú ý việc giảm áp lực cho vùng da bị tỳ đè như tránh nằm giường quá cứng, 1-2 giờ cần thay đổi tư thế nằm cho bệnh nhân. Cần kê các gối mềm ở các vị trí phù hợp cho mỗi tư thế nằm của bệnh nhân.
Người nhà cần chú ý chăm sóc cho bệnh nhân loét tỳ đè
- Nên xoa bóp thường xuyên cho người bệnh để tăng lưu thông máu. Tuy nhiên khi xoa bóp cần đặc biệt chú ý, nhất là giai đoạn đầu, không nên xoa bóp ở khu vực da không được khuyến cáo để tránh vết loét thêm trầm trọng.
- Đặc biệt, khi chăm sóc cho người bệnh bị loét do tì đè, người nhà nên chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ thân thể cho người bệnh, nhất là các vết loét cần được vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ ổ nhiễm khuẩn. Đây là bước quan trọng nhất trong chữa, quyết định thành công của quá trình xử lý vết loét do tì đè.
- Vết loét do tì đè nếu để lâu không xử lý đúng cách có thể gây loét rộng và khó giải quyết. Tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách, sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp, vết loét sẽ nhỏ lại từ từ, và lên mô non, lành da.
- Khi vệ sinh cho người bệnh bị loét do tì đè, dung dịch sát khuẩn cần được lựa chọn kĩ. Dung dịch sát khuẩn hiệu quả tốt sẽ giúp vết loét phục hồi nhanh và không gây đau đớn cho người bệnh. Trong các loại vệ sinh sát khuẩn trên thị trường hiện nay, dung dịch Dizigone được lựa chọn sử dụng nhiều trong y tế, đặc biệt là chăm sóc cho bệnh nhân bị loét do tì đè.
Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn chuyên biệt trong chăm sóc loét tỳ đè
- Dung dịch sát khuẩn Dizigone có khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp làm sạch vết loét, ngăn ngừa nhiễm trùng nhanh chóng. Theo kết quả nghiên cứu tai Quatest 1 – Bộ KHCN, Dizigone có thể diệt sạch 100% vi khuẩn, nấm trong vòng 30s. Hơn nữa, Dizigone còn thúc đẩy quá trình khép miệng vết loét nhờ tác động tới 2 yếu tố nguyên bào sợi và tế bào hạt.
- Khi sử dụng dung dịch Dizigone, người bệnh luôn an tâm vì không chỉ giúp làm lành nhanh vết loét, dung dịch này còn có rất nhiều lợi điểm khác như: rất dịu nhẹ, không xót, không màu giúp vùng da được vệ sinh luôn sạch sẽ, không bị ố màu. Chính vì vậy, Dizigone là sản phẩm số 1, hàng đầu được các bác sĩ chuyên khoa lựa chọn trong phòng ngừa, chăm sóc và vệ sinh vết loét cho các bệnh nhân nằm liệt lâu ngày.
- Để kéo dài hiệu quả kháng khuẩn của Dizigone và giúp vết loét nhanh lành hơn nữa, bạn có thể kết hợp sử dụng Gel kháng khuẩn Dizigone Nano Bạc.
Dizigone & Dizigone Nano Bạc – Bộ đôi “vàng” giúp vết loét nhanh lành, hạn chế sẹo
Liên hệ ngay HOTLINE: 19009482 để được tư vấn các vấn đề chăm sóc cho bệnh nhân nằm liệt từ Dược sĩ Dizigone nhé. Dizigone sẽ tư vấn miễn phí và giải đáp tận tình nhất các vấn đề bạn còn băn khoăn.
Cẩm nang chăm sóc bệnh nhân bị loét tì đè do nằm liệt lâu ngày: