Vùng da ở mũi là nơi tiết nhiều bã nhờn, tích tụ rất nhiều bụi bẩn. Đây cũng là nơi vi khuẩn tập trung và phát triển nhiều nhất. Đó là lý do vì sao mà thường xuất hiện mụn bọc ở mũi. Mụn bọc ở mũi không chỉ gây đau nhức, mất thẩm mỹ. Nếu không điều trị kịp thời có thể trở thành sẹo lõm.
1. Mụn bọc ở mũi là gì?
Mụn bọc ở mũi bản chất là mụn viêm. Mụn có kích thước lớn, nhân mụn nằm sâu bên trong, thường chứa nhiều mủ. So với các loại mụn thông thường thì mụn bọc gây đau nhức, sưng tấy và mất thẩm mỹ hơn nhiều.
Trong giai đoạn bị mụn, nếu không chăm sóc cẩn thận, mụn có thể bị vỡ ra và lây lan sang các vùng khác trên mặt. Mụn bọc ở mũi nếu không điều trị kịp thời và có phương pháp điều trị đúng thì thường để lại sẹo lỗ và vết thâm trên mũi.
Mụn bọc ở mũi có kích thước lớn và gây đau nhức
2. Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi
Muốn điều trị được mụn bọc ở mũi thì việc đầu tiên bạn cần làm là loại bỏ nguyên nhân. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn, dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:
2.1. Do rối loạn nội tiết
Trong giai đoạn dậy thì, sinh nở hay đầu mỗi chu kỳ kinh nguyệt…nồng độ hormon tăng cao gây rối loạn nội tiết tố. Điều này kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nhất là vùng mũi. Ngoài ra, lỗ chân lông vùng này cũng to hơn, do đó rất dễ hình thành mụn bọc.
2.2. Do căng thẳng, stress kéo dài
Căng thẳng, stress kéo dài cũng là nguyên nhân thường gặp gây mụn bọc. Bởi tình trạng này diễn ra hàng ngày sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến hình thành mụn. Đặc biệt, khi bạn đã tìm rất nhiều cách mà vẫn không điều trị khỏi mụn, càng lo lắng thì mụn lại mọc càng nhiều.
Căng thẳng, stress cũng là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da nhanh chóng. Vì vậy, bạn hãy luôn sống tích cực, lạc quan, yêu đời để làn da luôn được trẻ hóa.
Căng thẳng stress khiến mụn bọc dễ hình thành
2.3. Do vệ sinh da mặt không đúng cách
Vệ sinh da mặt là bước quan trọng nhất trong việc hạn chế mụn. Tuy nhiên, bạn rửa mặt không thường xuyên hay rửa quá nhiều lần đều khiến cho lỗ chân lông bị viêm, từ đó hình thành mụn bọc.
Cách rửa mặt hiệu quả nhất đó là rửa 2 lần mỗi sáng và tối với sữa rửa mặt phù hợp với da của bạn. Bạn cũng nên tẩy trang mỗi tối trước khi đi ngủ để làm sạch sâu bên trong. Nếu da bạn là da nhờn thì nên chọn loại sữa rửa mặt kiềm dầu và hạn chế sử dụng mỹ phẩm.
Vệ sinh da mặt sai cách gây mụn mủ ở mũi
2.4. Do thói quen chạm tay lên mặt
Bàn tay luôn là nơi tiếp xúc với nhiều vi khuẩn và bụi bẩn. Ấy vậy mà, thói quen xấu chạm tay lên mặt lại gặp ở hầu hết mọi người. Đặc biệt, khi da mặt bị mụn, bạn càng có xu hướng chạm tay vào mặt để sờ hoặc nặn để loại bỏ những cái mụn “đáng ghét” ấy. Đây là thói quen xấu bạn cần bỏ ngay nhé. Bởi điều này sẽ làm lỗ chân lông bít tắc và mụn lây lan nhanh hơn.
2.5. Do chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
Chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da. Khi bạn nạp quá nhiều đồ dầu mỡ, cay nóng, các chất kích thích sẽ khiến cho làn da nổi mụn. Ngược lại, chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh và hoa quả giúp cho làn da của bạn mịn màng, tươi trẻ.
Giấc ngủ cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc tái tạo làn da. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên thức khuya sẽ khiến da bạn nhanh bị lão hóa, sạm da và nổi mụn.
3. Cách xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà
Mụn bọc ở mũi khiến đau nhức, khó chịu và mất thẩm mỹ đối với những người không may mắc phải nó. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mọi người càng cảm thấy lo lắng, và mụn lại càng mọc nhiều hơn. Vì vậy, biết cách xử lý mụn bọc sẽ giúp bạn nhanh chóng chấm dứt được tình trạng mụn.
Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách xử lý mụn bọc ở mũi tại nhà:
3.1. Trị mụn bọc ở mũi bằng đá lạnh
Đây là phương pháp đơn giản và rẻ tiền nhất để điều trị mụn bọc ở mũi tại nhà. Đá lạnh giúp làm giảm tình trạng đau nhức, sưng tấy do mụn gây ra. Ngoài ra, với nhiệt độ thấp của đá lạnh cũng sẽ giúp se khít lỗ chân lông, hạn chế xuất hiện mụn.
Cách thực hiện:
- Bọc viên đá trong khăn mặt để tránh nhiệt độ quá thấp gây kích ứng da (chú ý khăn và đá phải sạch)
- Chườm đá lên vùng dá bị mụn đến khi đá tan hết
- Duy trì mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp giảm kích thước mụn bọc, giảm sưng tấy
Đá lạnh giúp làm xẹp mụn bọc nhanh chóng
3.2. Trị mụn bọc ở mũi bằng tỏi
Tỏi được biết đến như là một kháng sinh tự nhiên có khả năng chống viêm mạnh. Dùng dịch chiết tỏi bôi lên mụn bọc sẽ làm giảm đáng kể tình trạng sưng viêm.
Cách thực hiện:
- Lấy 2-3 củ tỏi xay nhuyễn và lọc lấy nước.
- Dùng tăm bông chấm dịch chiết tỏi lên nốt mụn bọc.
- Thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ.
3.3. Trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi
Chanh tươi có tác dụng kháng khuẩn mạnh do thành phần có tính acid. Ngoài ra, vitamin C trong chanh giúp làm khô nhân mụn, giúp cho các nốt mụn xẹp xuống nhanh chóng.
Cách thực hiện:
- Vắt lấy nước cốt chanh
- Dùng bông tăm thấm nước cốt chanh và bôi lên nốt mụn bọc
- Thực hiện 2 lần mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất
Khi điều trị mụn bọc ở mũi bằng chanh tươi, bạn nên che chắn kỹ trước khi ra ngoài bởi acid trong chanh khiến da dễ bắt nắng.
4. Xử lý mụn bọc ở mũi với dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Vùng da ở mũi rất nhạy cảm nên không phải loại dung dịch kháng khuẩn nào cũng có thể sử dụng được. Dizigone đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của một loại dung dịch kháng khuẩn xử lý mụn an toàn sau:
- Khả năng làm sạch sâu, nhanh và mạnh, giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng mụn: Dizigone đã được bộ Khoa học và Công nghệ chứng minh khả năng diệt khuẩn 100% chỉ trong 30s.
- Không chứa cồn: Thành phần của Dizigone chỉ bao gồm các chất oxy hóa kháng khuẩn mạnh. Do đó, không gây khô da, kích ứng.
- An toàn tuyệt đối: Dizigone diệt khuẩn theo cơ chế kháng khuẩn ion, do đó rất lành tính với da mụn.
- Thúc đẩy tổn thương da phục hồi tự nhiên: Dizigone giúp làm se các nốt mụn nhanh chóng, không làm cản trở quá trình tái tạo da mới.
Dung dịch sát khuẩn Dizigone
Với những ưu điểm tuyệt vời như trên, Dizigone là lựa chọn tối ưu cho xử lý mụn bọc ở mũi. Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc về cách xử lý mụn viêm, liên hệ ngay HOTLINE 1900 9482.
Đinh thị hồng đã bình luận
Tôi bị mụn gần mũi và toàn mặt thì phải làm gì