Nấm miệng là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân hen phế quản. Nó gây nhiều bất tiện khi ăn uống, nói chuyện và sinh hoạt hàng ngày. Phòng ngừa nấm miệng không phải quá khó ở bệnh nhân hen phế quản. Chú ý những điều sau, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những đốm trắng này.
I. Vì sao người bệnh hen phế quản cần phòng ngừa nấm miệng?
Hen phế quản là bệnh lý viêm đường hô hấp mạn tính và thường không thể chữa khỏi. Người mắc bệnh hen phải dùng suốt đời 2 loại thuốc: thuốc cắt cơn hen và thuốc kiểm soát hen. Trong đó, thuốc kiểm soát hen là loại thuốc phải dùng đều đặn hàng ngày.
Thuốc kiểm soát hen thường dùng nhất là các corticoid dạng hít (một loại thuốc chống viêm đường hít) . Corticoids ngăn ngừa hen bằng cách làm ức chế miễn dịch, giảm đáp ứng viêm gây co thắt phế quản.
Tuy hiệu quả điều trị hen tuyệt vời nhờ việc giảm đáp ứng quá mức của hệ miễn dịch, corticoid cũng gây nên không ít ảnh hưởng tiêu cực. Khi hệ miễn dịch suy giảm hoạt động chức năng, mầm bệnh có cơ hội sinh trưởng và phát triển.
Do corticoid hít được dùng qua đường miệng, nên khoang miệng là nơi nhạy cảm, dễ bị tổn thương nhất. Đây là nơi cư trú của hàng triệu vi khuẩn và đặc biệt là nấm candida albicans. Bình thường, chủng nấm này không gây hại cho cơ thể do bị kìm hãm bởi các lợi khuẩn và các đại thực bào của hệ miễn dịch. Dưới tác động của corticoid, số lượng và khả năng hoạt động đại thực bào giảm đi đáng kể. Nấm candida có cơ hội phát triển mạnh mẽ và gây ra bệnh nấm miệng trên người.
II. Làm thế nào để nhận biết nấm miệng?
Nấm miệng có thể ít biểu hiện triệu chứng ở những giai đoạn đầu phát triển. Sau khi đã tăng sinh tới số lượng lớn, nó mới thể hiện ra bằng các dấu hiệu:
- Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc vàng nhạt giống phô mai ở lưỡi, má, amidan, lợi hoặc môi.
- Chảy máu khi bị cào xước hoặc chà sát nhẹ, đặc biệt khi ăn những thức ăn thô ráp.
- Đau nhức hoặc nóng rát khoang miệng
- Cảm giác như ngậm bông trong miệng
- Khô da, nứt nẻ khóe miệng
- Khó nuốt.
- Mất vị giác, ăn không ngon, vị giác bị thay đổi, không còn cảm nhận được mùi vị đích thực.
Dấu hiệu điển hình của nấm miệng
Nếu không điều trị kịp thời, tổn thương có thể lan vào thực quản hoặc ống tiêu hóa, gây ra:
- Đau hoặc khó nuốt.
- Cảm giác thức ăn bị kẹt trong cổ họng hoặc giữa ngực.
- Sốt nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản.
- Nấm tạng (nếu để tình trạng kéo dài quá lâu)
>>> Xem bài viết: Những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị nấm miệng
III. Cách phòng ngừa nấm miệng cho bệnh nhân hen phế quản
Theo các chuyên gia y tế, súc miệng ngay sau khi dùng corticoid là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nấm miệng cho người hen phế quản. Súc miệng giúp loại bỏ phần thuốc thừa dính trên niêm mạc miệng. Đồng thời, nó còn tiêu diệt nấm trong khoang miệng, bù đắp cho sự thiếu hụt của hệ miễn dịch.
Súc miệng là bước không thể thiếu sau mỗi lần dùng thuốc corticoid để phòng ngừa nấm miệng
Dung dịch sát khuẩn được dùng để súc miệng nên được cân nhắc kỹ càng. Nó vừa cần diệt nấm hiệu quả, nhưng cũng phải an toàn với lớp niêm mạc mỏng manh của miệng. Nấm miệng đã gây đau đớn cho người mắc, dung dịch sát khuẩn tốt nhất không gây thêm cảm giác xót khi sử dụng. Nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện để tìm ra giải pháp lý tưởng nhất cho nấm miệng.
Dung dịch kháng khuẩn Dizigone cho hiệu quả kháng khuẩn, kháng nấm mạnh mẽ, nhanh chóng, an toàn
Cuối cùng, Dizigone được lựa chọn là giải pháp an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân hen phế quản nhờ các ưu điểm:
- Hiệu quả vượt trội sau những lần đầu sử dụng. Giảm cảm giác đau sưng đỏ vùng miệng. Tiêu diệt 100% nấm Candida albicans gây bệnh trong khoang miệng. Tác dụng nhanh, diệt nấm chỉ trong vòng 30s. Hiệu quả diệt nấm vượt trội đã được chứng minh qua thử nghiệm QUATEST1
- Không độc hại với cơ thể, đặc biệt là niêm mạc miệng. Cơ chế sát khuẩn tương tự miễn dịch tự nhiên nên an toàn, không gây kích ứng. Tìm hiểu thêm về cơ chế tác dụng Dizigone tại đây
- Không gây đau xót khi súc miệng. Do Dizigone có pH trung tính, không làm khô, rát miệng khi sử dụng.
- Không gây đề kháng, tác dụng vẹn nguyên sau nhiều lần sử dụng.
Để ngừa nấm miệng hiệu quả, người bệnh hen nên súc miệng với Dizigone bằng cách: súc miệng sau khi dùng corticoid, giữ dung dịch trong khoang miệng ít nhất 30 giây, không cần súc lại bằng nước.
Thử nghiệm Quatest 1 và phiếu công bố sản phẩm
IV. Cách điều trị nấm miệng cho bệnh nhân hen phế quản
Nếu không chú ý phòng ngừa, nấm miệng phát triển và gây nhiều bất tiện cho người bệnh.
Khi nấm miệng mới xuất hiện ít và chỉ trong khoang miệng, có thể tự xử lý tại nhà bằng cách súc miệng với dizigone.
Nếu nấm phát triển nặng hơn, người bệnh phải đi khám bác sĩ để được kê thuốc phù hợp. Tùy tình trạng nấm, có thể dùng thuốc theo các dạng: viên ngậm và viên uống.
Thuốc điều trị nấm miệng
Viên ngậm clotrimazole được dùng khi nấm vẫn còn trong khoang miệng, chưa lan toàn thân.
Viên uống fluconazole thường được kê khi nấm lan xuống thực quản hoặc toàn thân. Itraconazole được sử dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc bệnh nhân HIV. Amphotericin B là thuốc dùng cho trường hợp nấm miệng rất nặng.
Khi dùng thuốc trị nấm, nên đi kèm súc miệng hàng ngày bằng Dizigone để đạt hiệu quả nhanh nhất. Ngoài ra, có thể bổ sung lợi khuẩn probiotics bằng cách ăn sữa chua, giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh của cơ thể và tăng cường hiệu quả điều trị.