Hắc lào ở chân là bệnh gây nên bởi nấm, có thể do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với mầm bệnh. Đặc điểm của bệnh là khá dễ lây lan và có nguy cơ tái phát cao. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách chữa hắc lào ở chân dứt điểm và hiệu quả.
I. Nhận biết triệu chứng bệnh hắc lào ở chân
Bệnh hắc lào ở chân thường biểu hiện với những vùng da phát ban hình tròn màu hồng đỏ, có nhiều kích thước khác nhau. Các vết này thường xuất hiện ở mu bàn chân, kẽ ngón chân, một số khác ở bắp chân và đùi. Hắc lào ở chân thường gây ngứa và đôi khi ngứa rát. Trong một số trường hợp hắc lào xuất hiện ở kẽ chân còn khiến chân có mùi hôi. Ngoài ra, có thể có nhiều dấu hiệu khác như:
- Vùng da tổn thương có viền ngoài sẫm màu hơn so với phía trong.
- Có vảy bên trong vết phát ban, có thể có nhiều mụn nước nhỏ.
- Các mảng da hơi gồ lên nhẹ, sần sùi.
- Các vòng da lan rộng hoặc chồng chéo lên nhau.
- Nếu người bệnh cào gãi nhiều, da có thể bị phồng rộp, tấy đỏ.
Đặc biệt, cảm giác ngứa có thể tăng lên khi người bệnh tham gia các hoạt động khiến chân đổ nhiều mồ hôi hơn.
II. Bốn hình thái của hắc lào ở chân
1. Hình thái bong vảy
- Lòng bàn chân đỏ, bong vảy nhiều.
- Có thể bong vảy thành từng đám nhỏ hoặc tràn lan cả lòng bàn chân.
- Thường bị 1 bên chân, sau lan dần sang 2 bên.
- Gây ngứa ít.
2. Hình thái viêm kẽ
- Thường gặp ở kẽ ngón 3-4 của bàn chân.
- Bệnh hay xuất hiện trên vận động viên, người thường xuyên luyện tập kéo dài do đi giày nhiều.
- Tổn thương đỏ, nứt, chảy mủ trắng.
- Người bệnh đau và ngứa nhiều.
3. Hình thái tổ đỉa
- Mụn nước nằm sau dưới da, khó vỡ.
- Khi vỡ, mụn nước để lại bề mặt tổn thương lỗ chỗ, ngứa nhiều và đau.
4. Hình thái viêm móng
- Móng nổi lên những đám trắng ở phần bờ ngoài hoặc bờ bên.
- Qua thời gian móng sẽ dày lên, màu vàng bẩn, dễ gãy.
III. Nguyên nhân gây hắc lào ở chân
Thủ phạm chính gây ra bệnh hắc lào là do các loại nấm thuộc nhóm Dermatophytes. Chúng có kích thước rất nhỏ, sống kí sinh trên da và trong các môi trường ẩm ướt. Trên châm, 2 chủng nấm gây bệnh thường gặp nhất là Trichophyton rubrum và Trichophyton mentagrophytes. Ngoài ra, Epidermophyton floccosum cũng có thể là một tác nhân gây bệnh.
Có nhiều nguyên nhân khiến người bệnh nhiễm nấm, có thể kể đến như:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Tiếp xúc với động vật nhiễm nấm.
- Dùng chung đồ dùng hay tiếp xúc với các đồ vật, bề mặt mà người nhiễm nấm chạm vào.
- Lây nhiễm nấm từ môi trường xung quanh – những nơi ô nhiễm, không vệ sinh và ẩm thấp.
Một số đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm hắc lào ở chân là:
- Người có hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu.
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
- Bệnh nhân có mạch máu ngoại biên (mạch máu nhỏ).
- Phụ nữ thích làm móng
- Người sống trong môi trường ô nhiễm, ẩm thấp.
IV. Hắc lào ở chân có nguy hiểm không?
Trên thực tế, các chuyên gia da liễu khẳng định rằng hắc lào ở chân không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nó lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số ảnh hưởng lớn nhất có thể kể đến như:
1. Ảnh hưởng tâm lý, khiến người bệnh khó chịu
Điều bất tiện nhất mà hắc lào gây nên cho người bệnh chính là cảm giác ngứa ngáy. Những cơn ngứa có thể kéo dài dai dẳng, đôi khi ngứa rát, khiến người bệnh bứt rứt khó chịu không yên. Thậm chí, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, có thể khiến người bệnh chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
2. Gây mất thẩm mỹ làn da
Hắc lào ở chân tạo nên các vết đốm trên da có màu sắc khác biệt với vùng da còn lại. Tổn thương lâu ngày còn khiến cho vùng da này bị chàm hóa. Bên cạnh đó, nếu không điều trị đúng cách và chăm sóc cẩn thận, các vùng da tổn thương có thể để lại sẹo, thâm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ.
3. Có thể lan rộng, dễ gây bội nhiễm
Đối với bệnh hắc lào nói chung hay hắc lào ở chân nói riêng, khả năng lây lan rộng là rất cao do các tế nào nấm kí sinh có thể nhanh chóng sinh sôi, phát triển. Trong trường hợp người bệnh gãi, cào nhiều có thể gây tổn thương vùng da bị bệnh, khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập dẫn đến bội nhiễm.
V. Hắc lào ở chân – cách nào chữa dứt điểm?
1. Dùng thuốc kháng nấm
- Thuốc kháng nấm dạng kem bôi: Các loại thuốc được dùng phổ biến là ketoconazol, miconazol, econazol,… Các thuốc này sẽ giúp ức chế hoạt động của vi nấm và làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu mà bệnh gây ra.
- Thuốc kháng nấm đường uống: Khi các tổn thương da lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn, thuốc kháng nấm đường uống sẽ được chỉ định. Việc kết hợp thuốc uống với thuốc bôi sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Các thuốc griseofulvin, fluconazol, itraconazol,… là các thuốc đường uống thường xuyên được sử dụng.
Với các thuốc kháng nấm, trong quá trình điều trị cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh dùng thuốc với liều cao trong thời gian kéo dài vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
>>> Xem bài viết: 9+ thuốc bôi hắc lào hiệu quả nhất
2. Giải pháp xử lý hắc lào ở chân với bộ sản phẩm Dizigone
Dizigone là bộ sản phẩm chuyên dụng để xử lý hắc lào được các chuyên gia da liễu khuyên dùng. Với bản chất là dung dịch kháng khuẩn ion, Dizigone có khả năng tiêu diệt vi nấm lên đến 100% chỉ trong vòng 30 giây.
So với các thuốc trị hắc lào thông thường, Dizigone có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng tiêu diệt nấm sợi nhanh chóng, mạnh mẽ
- An toàn, lành tính nhờ kháng khuẩn, kháng nấm theo cơ chế tương tự hệ miễn dịch tự nhiên.
- Không kích ứng da, không gây đau xót.
- Không tác dụng phụ, dùng được cho mọi đối tượng
- Đã được kiểm định chất lượng bởi Bộ Khoa học Công nghệ.
Bên cạnh đó, khi kết hợp sử dụng kem Dizigone Nano bạc, khả năng sát khuẩn có thể tăng lên gấp 3 lần. Ngoài ra, kem Dizigone Nano bạc giúp dưỡng ẩm, giảm ngứa và kích thích tái tạo ta, giúp tổn thương nhanh chóng hồi phục.
Cách sử dụng bộ sản phẩm Dizigone xử lý hắc lào ở chân
- Lau, rửa kỹ vùng da bị hắc lào ở chân bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone.
- Để dung dịch khô tự nhiên và thoa một lớp kem Dizigone Nano bạc.
- Thực hiện 3-4 lần/ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
VI. Cách ngăn ngừa hắc lào ở chân tái phát
Hắc lào vốn dĩ rất dễ lây lan và tái phát. Người đã từng mắc bệnh thậm chí có thể bị lại nếu bị nhiễm nấm do lây từ người bệnh khác. Do đó, phòng ngừa lây nhiễm và tái phát hắc lào là điều vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa hắc lào lây lan, tái phát:
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân, quần áo với người khác.
- Hạn chế mặc quần áo quá ôm sát, chật hay quẩn áo ẩm ướt.
- Lựa chọn loại xà phòng tắm hay sữa tắm phù hợp với tính chất làn da.
- Tắm rửa thường xuyên, giữ cơ thể sạch sẽ và khô ráo.
- Vệ sinh sạch sẽ cho chó, mèo và các thú cưng khác để tránh lây nhiễm.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác, thông báo cho những người tiếp xúc gần để giảm thiểu lây nhiễm.
- Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học. Tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
——————————–
Trên đây là những thông tin bạn càn biết về hắc lào ở chân và cách xử lý bệnh dứt điểm, an toàn và hiệu quả. Bệnh hoàn toàn có thể được đẩy lùi khi xử lý kịp thời và chăm sóc cẩn thận, đúng cách. Nếu muốn tìm hiểu thông tin hay cần tư vấn về tình trạng hắc lào ở chân, hãy liên hệ ngay HOTLINE 1900 9482 để được các chuyên gia giải đáp.
Nguồn tham khảo: mayoclinic.org