Trẻ em là đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất do sức đề kháng còn non yếu, chưa đủ sức chống chọi với mầm bệnh virus. Tuy chỉ là bệnh lành tính và sẽ khỏi nhanh, nhiều em bé có thể gặp biến chứng nguy hiểm nếu lơ là trong việc chăm sóc. Để chữa thủy đậu ở trẻ em đúng cách, chuẩn khoa học, hãy tìm hiểu bài viết dưới đây.
I. Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị thủy đậu
Thủy đậu ở trẻ em khởi phát bằng những dấu hiệu không điển hình:
- Trẻ sốt cao, có thể lên tới 38,3°C – 38,9°C
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc mà chưa rõ nguyên nhân cụ thể.
- Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, thậm chí nôn ói, ọc sữa.
- Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường.
Các triệu chứng này có thể gặp ở rất nhiều căn bệnh ở trẻ nhỏ nên thường không giúp cha mẹ nhận biết bệnh của bé. Với những em bé sơ sinh và chưa biết nói, việc nhận định tình trạng của bé càng trở nên khó khăn hơn.
Thủy đậu ở trẻ em được phát hiện chủ yếu nhờ các nốt phát ban đỏ hay mụn nước trên cơ thể bé. Các nốt này rất ngứa và thường xuất hiện theo thứ tự: thân, bụng, da đầu, mặt; sau đó mới lan khắp toàn thân. Phát ban, mụn nước sẽ mọc rầm rộ trong khoảng 2-4 ngày rồi dừng lại. Kết quả cuối cùng là khoảng 200 – 500 vết mụn sưng ngứa trên da.
Tổn thương da do thủy đậu phát triển qua nhiều giai đoạn. Khỏi đầu của nó là những mụn đỏ li ti. Vài ngày sau, mụn đỏ sưng phồng lên thành mụn nước, chứa đầy dịch trong suốt, không màu. Khi mụn nước vỡ, dịch chảy ra, tổn thương trở thành những vết thương hở nhỏ. Vết thương đóng vảy rất nhanh, khô se và dần bong tróc.
Thủy đậu của em bé kéo dài khoảng 5-10 ngày. Vì phát ban nổi thành từng đợt nên cùng một thời điểm, trên da có thể tồn tại đồng thời các dạng mụn nước, tổn thương hở và vảy khô.
II. 4 nguyên tắc chữa thủy đậu ở trẻ em chuẩn khoa học
1. Cách ly trẻ để phòng lây lan
Thủy đậu sẽ lây nhiều trong giai đoạn từ khi trẻ bắt đầu sốt đến khi mụn nước khô se. Quá trình này kéo dài trong khoảng 7-10 ngày. Vì vậy, cha mẹ nên giữ trẻ trong nhà, không đi học hay tiếp xúc gần trẻ khác.
Thủy đậu sẽ lây nhiễm qua ba con đường chính:
- Thông qua giọt bắn hô hấp khi trẻ ho, hắt hơi
- Thông qua tiếp xúc trực tiếp với các nốt mụn nước, phát ban của trẻ.
- Thông qua sử dụng chung những đồ vật cá nhân mang mầm bệnh virus của trẻ.
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ nên đeo khẩu trang để phòng bệnh; rửa tay sach sẽ sau khi chăm sóc các nốt mụn cho bé. Đặc biệt, nên hạn chế tối đa việc dùng chung đồ cá nhân để tránh bị lây bệnh gián tiếp.
>>> Xem bài viết: Ba con đường lây nhiễm thủy đậu bạn cần biết
2. Hạ sốt, giảm ngứa
Sốt cao, ngứa nhiều là những triệu chứng mà mọi em bé bị thủy đậu đều mắc phải.
Sốt chỉ kéo dài trong khoảng 2-4 ngày đầu phát bệnh, nhưng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, suy nhược. Thậm chí, nhiều trẻ có nguy cơ mất nước do sốt quá nhiều và không được bù nước đúng cách. Để ngăn ngừa và xử lý tình trạng này, cha mẹ cần chườm ấm thường xuyên, nếu thấy bé sốt trên 38,5°C thì cần dùng thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt cho em bé thường là paracetamol hoặc NSAIDs. Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải được tiến hành theo chỉ định của dược sĩ/bác sĩ để không gây tác dụng phụ cho trẻ. Một số thuốc nhóm NSAIDs như aspirin, ibuprofen tuyệt đối không được dùng để hạ sốt cho trẻ mắc thủy đậu. Ngoài ra, cha mẹ nên theo dõi tình trạng của bé để cho bé uống điện giải hoặc truyền nước kịp thời.
Khi trẻ ngứa ngáy nhiều, giải pháp nhanh nhất để xử lý là dùng các thuốc nhóm kháng Histamin H1. Cơn ngứa sẽ được giảm đi nhanh, giúp trẻ không còn quấy khóc nhiều và có một giấc ngủ dễ chịu. Tuy nhiên, thuốc kháng histamin H1 không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 6 tuổi nên cha mẹ cần tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi dùng.
>>> Xem bài viết: 7 giải pháp giảm ngứa nhanh cho bệnh nhân thủy đậu
3. Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ
Khi trong cơ thể nhiễm virus thủy đậu, sức đề kháng sẽ suy yếu, khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Một trong những biện pháp để phục hồi lại hệ miễn dịch là bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
Cha mẹ nên cho bé ăn nhiều rau xanh, hoa quả để được cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào. Do một số trẻ có thể mọc cả mụn nước trong khoang miệng gây đau, nên chế biến thức ăn dưới dạng lỏng mềm, dễ nuốt. Những món ăn thanh đạm sẽ được tiêu hóa dễ dàng hơn những kiểu chế biến cầu kỳ nhiều dầu mỡ, chất béo.
Để ngừa sẹo thâm, sẹo lõm, nên tránh cho bé ăn một số loại thực phẩm như: rau muống, thịt gà, thịt bò, đồ nếp.
>>> Xem bài viết: Thủy đậu nên ăn gì để mau lành – không sẹo
4. Xử lý mụn thủy đậu đúng cách
Trong bốn nguyên tắc chữa thủy đậu trẻ em, xử lý các nốt mụn ngoài da là quan trọng nhất. Chỉ khi tổn thương da hoàn toàn biến mất, thủy đậu mới được coi là khỏi.
Mục tiêu để xử lý các nốt mụn là đảm bảo chúng không bị viêm, nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn ngoài da. Từ đó, các nốt mụn sẽ vỡ ra, khô se, bong vảy theo đúng tiến trình tự nhiên. Để đạt được mục tiêu này, chỉ cần vệ sinh da cho bé bằng dung dịch kháng khuẩn phù hợp.
Sản phẩm được nhiều người nghĩ tới nhất khi bị thủy đậu là xanh methylen. Bên cạnh đó, các loại dung dịch kháng khuẩn khác như thuốc tím, thuốc đỏ cũng được sử dụng khá rộng rãi để bôi ngoài da khi bị thủy đậu. Nhưng tất cả nghiên cứu khoa học lại chứng minh một thực tế: Các sản phẩm này chỉ cho tác dụng kháng khuẩn yếu, lại gây dính bẩn và nhuộm màu da.
Vì vậy, xu hướng hiện đại là sử dụng những sản phẩm kháng khuẩn thế hệ mới: Kháng khuẩn mạnh hơn nhưng trong suốt, không để lại những mảng màu “xấu xí”, giúp ngăn ngừa sẹo hiệu quả. Bộ sản phẩm Dizigone ra đời chính nhằm mục đích đáp ứng những yêu cầu này.
Những ưu điểm vượt trội của Dizigone khi dùng cho thủy đậu
- Khả năng kháng khuẩn mạnh: Tiêu diệt 100% vi khuẩn, nấm và virus
- Thời gian tác dụng nhanh: Phát huy hiệu lực CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY tiếp xúc mầm bệnh.
- Trong suốt, không gây nhuộm màu da.
- Thúc đẩy quá trình táo tạo và phục hồi da tự nhiên, hạn chế sẹo.
- Không gây khô xót, kích ứng da; an toàn cho mọi lứa tuổi.
Những ưu điểm này giúp Dizigone đươc tin dùng rộng rãi và có mặt trên 500 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc.
>>> Xem thêm bài viết: Chữa trị đúng cách – Xóa tan nỗi lo sẹo thủy đậu
III. Bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Trẻ sơ sinh rất hiếm khi bị thủy đậu do có miễn dịch tạm thời được di truyền từ mẹ. Tuy nhiên, nếu chẳng may mắc bệnh do người mẹ bị nhiễm thủy đậu thai kỳ, em bé có thể gặp phải biến chứng nhiễm trùng rất nghiêm trọng. Vì vậy, nếu em bé sơ sinh có dấu hiệu nghi ngờ của thủy đậu, gia đình nên cho bé đi khám để được chăm sóc an toàn.
Khác với trẻ sơ sinh, trẻ lớn đã có khả năng đề kháng tốt hơn với virus thủy đậu. Tuy nhiên, sai lầm trong việc chăm sóc cũng có thể gây rất nhiều biến chứng:
- Sẹo thâm, sẹo lõm: Là biến chứng thường gặp nhất. Sẹo thâm sẽ mờ sau 1-2 tháng, sẹo lõm cần nhiều năm để cải thiện
- Viêm phổi
- Viêm não
- Viêm màng não
- Viêm thận, tuyến tụy, khớp, tiểu não…
- Hội chứng Reye
IV. Cách phòng bệnh thủy đậu cho trẻ em
Cách tốt nhất để chủ động phòng bệnh là tiêm vaccin đối với trẻ từ 12 tháng đến 12 tuổi. Trẻ hơn 12 tuổi và người lớn nếu chưa tiêm cũng nên tiêm vaccin này để phòng bệnh. Nếu không may nhiễm bệnh thì các triệu chứng cũng giảm nhẹ đi và giảm nguy cơ biến chứng.
Thủy đậu rất dễ lây nhanh, lan rộng. Kể cả trong thời kỳ ủ bệnh, virus thủy đậu vẫn có thể lây lan. Chính vì vậy, cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt là trong thời kỳ có dịch bùng phát hoặc có tiếp xúc với các trường hợp thủy đậu.
Bố mẹ nên tránh cho trẻ khỏi môi trường nghi nhiễm bệnh và thường xuyên tắm rửa. sạch sẽ. Hướng dẫn con rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng hoặc dung dịch kháng khuẩn phù hợp.
Chữa thủy đậu trẻ em sẽ không còn vất vả khi cha mẹ nắm rõ được 4 nguyên tắc
- Cách ly trẻ tại nhà
- Hạ sốt, giảm ngứa đúng cách
- Chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ
- Xử lý các nốt mụn, phát ban ngoài da bằng bộ sản phẩm Dizigone
Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh thủy đậu, cha mẹ vui lòng liên hệ HOTLINE 190009482 hoặc 0964619482.