Dung dịch kháng khuẩn là bước hỗ trợ không thể thiếu trong chăm sóc vết thương. Lựa chọn dung dịch kháng khuẩn vết thương phù hợp sẽ giúp thúc đẩy vết thương lành nhanh chóng và hạn chế để lại sẹo.
I. Những lý do khiến vết thương chậm lành
Vết thương lâu khỏi có thể bởi rất nhiều nguyên nhân
- Màng biofilm: là màng vi khuẩn ẩn dấu dưới lớp polysaccharid.
- Lưu thông máu kém: thường gặp ở các bệnh xơ vữa động mạch, béo phì, đái tháo đường…
- Nhiễm trùng: do chăm sóc không đúng cách, không rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn.
- Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không phù hợp: Ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, hút thuốc, uống rượu, thức khuya…
- Dùng thuốc hoặc dung dịch kháng khuẩn: thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch, dung dịch kháng khuẩn gây tổn thương mô mới.
II. Vai trò của dung dịch kháng khuẩn trong điều trị vết thương
Rửa vết thương bằng dung dịch kháng khuẩn là bước chăm sóc không thể thiếu trong điều trị.
- Dung dịch kháng khuẩn giúp loại bỏ vi khuẩn phù du, mảnh hoại tử, tạp chất và dịch viêm. Nhờ khả năng tiêu diệt mầm bệnh, nó ngăn ngừa vi sinh vật có hại xâm nhập ổ tổn thương, gây viêm kéo dài và có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu…
- Dung dịch sát khuẩn phù hợp còn có khả năng loại bỏ màng biofilm. Màng biofilm là trở ngại lớn cho nhiều tổn thương da, đặc biệt là vết thương, vết loét mạn tính. Nếu loại bỏ được trở ngại này, quá trình lành thương của cơ thể sẽ được đẩy nhanh. Nhờ đó, nó giảm đau đớn kéo dài cho bệnh nhân và hạn chế nguy cơ để lại sẹo.
Dù lợi ích trên vết thương của các dung dịch kháng khuẩn là không thể bàn cãi, nhưng nhiều sản phẩm lại có tác dụng phụ là gây tổn thương mô. Khả năng gây tổn thương phụ thuộc vào bản chất của dung dịch kháng khuẩn và áp lực được sử dụng để làm sạch. Vì vậy, khi lựa chọn dung dịch kháng khuẩn, cần cân nhắc giữa lợi ích làm sạch vết thương và sự tổn thương của mô mới.
III. Cách chọn dung dịch kháng khuẩn phù hợp cho vết thương
1. Yêu cầu của một dung dịch kháng khuẩn dùng cho vết thương
- Có khả năng thấm sâu vào tổ chức.
- Tiêu diệt được vi khuẩn, đặc biệt là phân hủy được màng biofilm.
- Không gây độc cho cơ thể khi sử dụng trên diện rộng.
- Không tổn thương mô vết thương
- Không màu, không gây nhuộm màu da, niêm mạc để dễ quan sát tiến triển vết thương.
2. Một số dung dịch kháng khuẩn thường dùng
- Nước muối sinh lý: Diệt khuẩn kém, không phân hủy được màng biofilm. Không giúp cải thiện quá trình lành vết thương.
- Chlorhexidine: Sát khuẩn tốt, nhưng có khả năng gây độc trên cơ thể.
- Cồn: Chỉ sát khuẩn được ở nồng độ cao, gây khô, xót da và niêm mạc.
- Oxy già: Sát khuẩn trung bình, gây nhuộm màu da, gây xót khi sử dụng.
- Povidone Iod: Sát khuẩn hiệu quả, nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng kể nếu cơ thể hấp thụ iod.
- Betadine/polyhexanide: sát khuẩn tốt, loại bỏ được cả màng biofilm, không làm tổn thương mô mới, nhưng có thể gây độc trên cơ thể khi sử dụng lâu dài hoặc trên diện tích tiếp xúc rộng.
- Dizigone: Sát khuẩn nhanh và mạnh, loại bỏ được màng biofilm. Không làm tổn thương mô mới, không độc với cơ thể khi sử dụng lâu dài và trên diện tích rộng.
3. Lựa chọn dung dịch kháng khuẩn phù hợp cho từng loại vết thương
- Vết thương, vết mổ sạch, được khâu kín: tất cả các dung dịch sát khuẩn.
- Vết áp xe hoặc viêm mủ phần mềm:
- Nếu không nghi ngờ có nhiễm khuẩn yếm khí: Có thể dùng tất cả các dung dịch sát khuẩn.
- Nếu nghi ngờ có nhiễm khuẩn yếm khí: Dùng Dizigone hoặc povidone iod, oxy già.
- Vết thương hở, vết loét mạn tính hoặc vết bỏng: Dùng Dizigone hoặc betaine/polyhexanide
- Rửa vết thương hàng ngày: nước muối sinh lý hoặc Dizigone
4. Dizigone – Dung dịch kháng khuẩn phù hợp cho mọi loại vết thương
- Khả năng kháng khuẩn mạnh: Dizigone tiêu diệt được mọi loại mầm bệnh, từ vi khuẩn gram (+), gram (-), virus tới nấm và bào tử nấm.
- Tác dụng nhanh chóng: Dizigone tiêu diệt 100% mầm bệnh CHỈ TRONG VÒNG 30 GIÂY (thử nghiệm tại Quatest 1 – Bộ KHCN).
- Tiêu diệt được màng biofilm.
- Không tổn thương mô mới, không làm cản trở quá trình lành thương tự nhiên.
- Không chứa cồn, pH trung tính nên không gây đau, xót khi sử dụng.
- Cơ chế kháng khuẩn an toàn, thân thiện với cơ thể, không gây tác dụng phụ.
- Không màu, không làm nhuộm màu da, niêm mạc, dễ quan sát tiến triển vết thương.
- Không chứa kháng sinh, không gây đề kháng, hiệu quả nguyên vẹn ở những lần sử dụng sau.
Chọn dung dịch kháng khuẩn phufh ợp là nghệ thuật trong chăm sóc vết thương. Nó vừa giúp vết thương duy trì tình trạng sạch khuẩn, đồng thời hỗ trợ lành vết thương nhanh chóng.
Dizigone đáp ứng đủ mọi yêu cầu của một dung dịch kháng khuẩn lý tưởng. Dizigone dùng được cho mọi loại vết thương, từ cấp tính đến mạn tính.
Dizigone hiện đã có mặt tại hơn 400 bệnh viện, phòng khám và nhà thuốc trên toàn quốc. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc cùng chuyên gia Dizigone, gọi ngay HOTLINE 1900 9482.