Chốc lở là bệnh nhiễm khuẩn da có xu hướng xuất hiện nhiều trên trẻ nhỏ. Bệnh thường không nguy hiểm nhưng rất dễ lây lan và một số trường hợp có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy, cách chăm sóc trẻ khi bị chốc vừa an toàn, hiệu quả tại nhà là vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
I. 3 bước xử lý vết chốc lở tại nhà nhanh khỏi
Bước 1: Loại bỏ các mô hoại tử, tế bào da chết
Trẻ bị chốc sẽ xuất hiện những tổn thương chứa dịch và mủ. Để tăng hiệu quả điều trị, cần loại bỏ chúng trước khi tiến hành các bước chăm sóc tiếp theo:
- Dùng khăn ẩm sạch thấm vào vị trí tổn thương, giúp làm mềm để loại bỏ dị vật dễ dàng hơn.
- Sử dụng nhíp sạch để gắp bỏ những tế bào da chết, dị vật từ bên ngoài.
- Rửa lại với nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để chắc chăn loại bỏ hoàn toàn các mô chết đó.
Bước 2: Loại bỏ nguyên nhân gây chốc bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone
Nguyên nhân gây chốc lở ở trẻ có thể do sự xâm nhập của vi khuẩn qua da, thường gặp là 2 chủng vi khuẩn: tụ cầu.và liên cầu. Chúng xâm nhập qua những tổn thương trên da của trẻ do côn trùng đốt, trầy xước hoặc viêm da.
Ngoài ra, chốc lở cũng có thể bị lây nhiễm do tiếp xúc.trực tiếp với dịch tiết ra từ các vết chốc hoặc gián tiếp qua dồ dùng cá nhân (đồ chơi, quần áo…) của trẻ bị bệnh. Bệnh thường xuất hiện và lây lan vào mùa hè và ở các nơi tập trung đông người.
Loại bỏ tác nhân gây bệnh chốc bằng các dung dịch kháng khuẩn mạnh như Dizigone là bước chăm sóc quan trọng nhất để đẩy lùi tổn thương nhanh chóng.
Dizigone khắc phuc được nhược điểm của các dung dịch sát khuẩn thường dùng cho bệnh chốc:
- Xanh methylen và milian: tác dụng sát khuẩn quá yếu, gây nhuộm màu da, khó quan sát tiến triển vết chốc
- Thuốc tím: phải pha từ bột thuốc tím nên không tiện lợi, hiệu quả không ổn định.
- Thuốc đỏ (Eosin): chứa thủy ngân nên dễ gây nhiều tác dụng phụ, hiện nay ít dùng.
- Povidone iod (betadine): dễ gây xót, kích ứng da, hiệu lực kháng khuẩn trung bình.
Dizigone giúp xử lý tổn thương do chốc lở gây ra nhanh chóng, hiệu quả nhờ các ưu điểm:
- Khả năng kháng khuẩn mạnh: tiêu diệt 100% tụ cầu và liên cầu gây bệnh.
- Hiệu quả nhanh: xâm nhập tức thời qua màng tế bào, loại bỏ mầm bệnh chỉ sau 30 giây.
- Thành phần hoạt chất quen thuộc với cơ thể, không gây xót, kích ứng da khi dùng.
- Cơ chế tác dụng tương tự miễn dịch tự nhiên, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
- Không làm tổn thương nguyên bào sợi và yếu tố hạt, kích thích tổn thương da phục hồi tự nhiên
- Không màu, dễ dàng quan sát tiến triển vết chốc
Dizigoene được kiểm chứng có hiệu quả bởi trung tâm Quatest 1 – Bộ khoa học công nghệ.và đánh giá an toàn tại Trung tâm dược lý Đại học Y Hà Nội. Bởi vậy, dung dịch kháng khuẩn Dizigone thích hợp cho trẻ em và được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.
Cách dùng dung dịch kháng khuẩn Dizigone: Thấm dung dịch ra bông gòn để lau rửa vùng da bị chốc 2-3 tiếng/lần. Lưu ý lau khu trú từ ngoài vào trong để không kéo vết chốc sang vùng da lân cận.
Bước 3: Dùng kem dưỡng phục hồi, tái tạo da Dizigone Nano Bạc
Sau khi tiêu diệt hết tác nhân gây bệnh, vết chốc sẽ không còn mưng mủ, chảy dịch và khô se dần. Khi đó, việc cung cấp độ ẩm và những dưỡng chất cần thiết sẽ giúp quá trình phục hồi, tái tạo da diễn ra thuận lợi hơn. Vết chốc sẽ nhanh chóng lành lại và hạn chế được tối đa nguy cơ thâm sẹo.
Vì vậy, sau vài ngày lau rửa bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone, cha mẹ cần quan sát tiển triển hàng ngày để dùng kem dưỡng Dizigone Nano Bạc. Kem dưỡng nên bắt đầu dùng khi vết chốc khô se hoàn toàn, không ướt dịch, không còn mủ viêm. Cha mẹ có thể kiểm tra bằng cách dùng tay sờ lên bề mặt vết chốc, nếu không còn dấp dính dịch nữa thì có thể dùng kem Dizigone Nano Bạc.
Vai trò của kem Dizigone Nano Bạc
- Tăng khả năng kháng khuẩn lên gấp 3 lần.
- Cung cấp độ ẩm cho da tái tạo nhanh hơn
- Tăng cường các dưỡng chất thiết yếu cho da phục hồi tốt hơn
- Hạn chế tối đa nguy cơ thâm sẹo
Cách sử dụng kem Dizigone Nano Bạc: Thoa kem lên vùng tổn thương da do chốc lở 3-4 lần/ngày
II. Các biện pháp hỗ trợ chăm sóc trẻ bị chốc tại nhà
1. Chế độ ăn uống
Trẻ bị chốc cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ thông qua chế độ ăn uống để tăng đề kháng. Từ đó, khả năng phục hồi tổn thương tự nhiên của cơ thể sẽ tốt hơn. Bên cạnh cạnh đó, cha mẹ cũng nên chú ý cho bé kiêng một số nhóm thực phẩn dễ làm tăng nguy cơ sưng viêm và để lại sẹo cho vết chốc.
Những thực phẩm nên ăn khi bé bị chốc lở:
- Thực phẩm giàu omega-3: cá hồi, cá thu….
- Protein từ thịt trắng: cá, gà, ngan, ngỗng…
- Rau xanh, hoa quả
- Sữa chua
- Uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
Những thực phẩm nên kiêng khi bé bị chốc lở:
- Đồ ăn có bị cay, nóng
- Đồ chiên giòn
- Rau muống, thịt bò, đồ nếp…
- Không nên ăn hải sản, đồ tanh để tránh nguy cơ bị dị ứng, ngứa ngáy.
>>> Xem bài viết: Bệnh chốc lở kiêng ăn gì để nhanh lành – không sẹo?
2. Chế độ sinh hoạt
Cha mẹ cũng cần lưu ý thêm về chế độ sinh hoạt của bé trong thời điểm bé đang bị chốc. Cụ thể:
- Cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ bằng cách tắm rửa cho bé hàng ngày.
- Hạn chế tối đa việc bé sờ gãi nhiều lên vết chốc.
- Cắt móng tay cho trẻ để mầm bệnh chốc không đi theo móng tay tới các vùng da khác.
- Cho trẻ vui chơi, ngủ nghỉ đúng giờ.
- Nếu gia đình có nhiều trẻ, không nên cho các bé chơi chung để tránh bị lây bệnh.
- Cha mẹ cần rửa tay sạch sẽ trước và sau khi vệ sinh, sát khuẩn vết chốc cho bé.
3. Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái cho trẻ bị chốc
- Cha mẹ nên cho bé mặc đồ rộng rãi, thoải mái để giảm ứ đọng mồ hôi, tránh cọ xát vào vết chốc gây đau.
- Chất liệu quần áo nên chọn là cotton, lua…
- Cần thay giặt quần áo cho bé sạch sẽ hàng ngày để tránh mầm bệnh bám dính trên vải.
- Không mặc chung quần áo với các bé khác
- Tránh giặt quần áo bằng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh hay chất gây kích ứng để tránh làm bé ngứa nhiều hơn.
4. Dùng thuốc giảm ngứa và hạn chế để trẻ sờ, gãi lên vết chốc
Thuốc giảm ngứa Loratadin dùng để chăm sóc trẻ bị chốc
Chốc lở có thể gây ngứa ngáy cho mé. Mức độ ngứa sẽ tùy thuộc tình trạng bệnh và cơ địa của từng trẻ. Đôi khi, bé sẽ gặp tình trạng ngứa ngáy kinh khủng, khó tránh việc sờ gãi liên tục lên vết chốc. Đây chính là nguyên nhân khiến vết chốc bị lở loét ra, đồng thời móng tay dễ mang mầm bệnh chốc phát tán xung quanh khiến bệnh càng thêm nặng.
Cha mẹ cần nhắc nhở bé tránh sờ gãi nhiều lên vết chốc. Để giảm ngứa cho bé tốt hơn, cân nhắc sử dụng các thuốc kháng histamin H1 như Loratadin. Đây là thuốc uống không cần kê đơn, có thể dễ dàng mua tại nhà thuốc và nên dùng theo hướng dẫn của dược sĩ.
>>> Xem bài viết: Cách chữa bệnh chốc tại nhà hiệu quả
5. Băng vết chốc khi cần thiết
Điều kiện tối ưu để vết chốc lành lại là được đảm bảo khô thoáng, sạch sẽ. Vì vậy, thông thường tốt nhất nên để hở vết chốc.
Tuy nhiên, một số trường hợp cần băng vết chốc để ngăn ngừa lây lan như:
- Bé sờ gãi quá nhiều lên vết chốc, cha mẹ không kiểm soát được.
- Khi tắm rửa, cần tránh vết chốc chạm nước quá lâu.
Lúc này, cha mẹ có thể dùng một miếng băng gạc mỏng để che phủ lên vết chốc, Cần lưu ý không băng quá chặt để đảm bảo thông khí tại vùng tổn thương của bệnh chốc.
III. Cần làm gì khi trẻ bị chốc nặng?
Một số trường hợp chốc lở nặng:
- Các nốt mụn đau tiết nhiều dịch hoặc mủ, ổ loét sâu, rộng, có vảy dày, cứng màu vàng xám trên vết mụn thì nhiễm.trùng có thể đã xâm lấn sâu xuống lớp hạ bì da.
- Tổn thương rộng nhiều vị trí trên cơ thể hoặc có kèm sưng hạch bạch huyết gần đó.
- Sau khi điều trị đúng cách tại nhà mà các triệu chứng không cải thiện mà còn nặng thêm.
Khi trẻ gặp bất kỳ tình trạng nào nêu trên.thì cha mẹ cần lập tức đưa con đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ da liễu chỉ định các biện pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Chăm sóc trẻ bị chốc không phải là một công việc khó khăn, nhưng cần nhiều sự kiên nhẫn. Bài viết cung cấp kiến thức cần thiết về cách chăm sóc trẻ bị chốc để cha mẹ có thể chủ động thực hiện khi con cái mắc bệnh. Nếu cần tư vấn và giải đáp thắc mắc thêm về bệnh, vui lòng liên hệ HOTLINE 19009482.