Loét ép được coi là một trong những bệnh hay gặp nhất của người liệt, người không thể vận động. Chính việc không di chuyển nhiều, dinh dưỡng kém khiến vết loét càng khó để lành. Chăm sóc cho bệnh nhân loét ép cần thay đổi vị trí thường xuyên, vệ sinh vết loét hàng ngày, loại bỏ vùng da hoại tử. Cùng đọc kỹ hơn cách chăm sóc loét ép tiện lợi ngay sau đây.
1. Cách chăm sóc loét ép tiện lợi
- Chăm sóc loét ép cần phối hợp nhiều biện pháp để cho hiệu quả cao nhất. Từ làm thể nào để giảm áp lực lên vết loét. Rồi vết loét không bị bỗi nhiễm, khô thoáng, mau liền miệng. Làm sạch các mô bị hoại tử. Nặng hơn nữa, vết loét cần can thiệp ngoại khoa để hạn chế biến chứng nhiễm khuẩn huyết.
Giảm tác động lên vết loét ép
Công việc giảm tác động lên vết loét là cộng hợp của giảm áp lực và ma sát mạnh lên vùng da tổn thương. Nên được thực hiện như sau:
- Thay đổi vị trí nằm của người bệnh càng thường xuyên càng tốt
Nếu bệnh nhân bị đau do chèn ép của các mô lên vùng bị tổn thương, nên xoay và thay đổi vị trí nằm hoặc ngồi thường xuyên. Tần suất thay đổi vị trí thay đổi tùy điều kiện và tình trạng của mỗi bệnh nhân. Như là tình trạng vết loét ép đang có, loại giường hoặc đệm đang nằm.
Đối với những người sử dụng xe lăn, tốt nhất nên thay đổi vị trí ngồi 15 phút một lần. Nếu không thể, tối đa 1 tiếng thay vị trí một lần.
Còn đối với những người loét ép do nằm giường, cứ mỗi hai giờ nên thay đổi vị trí một lần.
- Sử dụng thêm đệm, giường hỗ trợ cho người loét ép:
Hiện nay có rất nhiều loại đệm và giường có thể thay đổi vị trí. Đang nằm có thể chuyển sang ngồi và ngược lại.
Lau rửa, vệ sinh và băng bó vết loét ép hàng ngày
Mức độ chăm sóc vết loét ép phụ thuộc vào độ sâu của vết thương. Nhưng dù vết thương có nặng đến đâu cũng cần làm những bước rửa và vệ sinh sau đây
- Làm sạch vết loét. Lau vết loét bằng nước hoặc dung dịch nước muối (nước muối) mỗi lần thay băng. Sử dụng dung dịch sát khuẩn lau sạch vùng mô bị loét nhiều lần trong ngày. Dung dịch sát khuẩn giúp tiêu diệt vi sinh vật có hại và loại bỏ dịch rỉ viêm từ vùng loét ép. Giúp vết loét mau lành hơn. Các bác sĩ da liễu khuyến cáo bệnh nhân nên sử dụng dung dịch sát khuẩn Dizigone hàng ngày chăm sóc cho bệnh nhân loét ép mau lành. Tìm hiểu dung dịch sát khuẩn Dizigone tại đây.
- Băng bó vết loét: Việc băng bó giúp hút sạch dịch rỉ viêm. Ngăn ngừa sự tiếp xúc của vi sinh vật có hại với vết loét. Bông băng cần sạch và vô trùng. Việc thay băng cần thực hiện thường xuyên. Nếu để lâu, chính bông băng là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập vào vết thương.
Loại bỏ các mô loét ép hoại tử
Để chữa lành đúng cách, vết loét cần loại bỏ mô da hoại tử, chết hoặc bị nhiễm trùng. Loại bỏ mô loét ép này cần được thực hiện bằng một số phương pháp. Chẳng hạn như, cẩn thận dùng chất sát khuẩn rửa nhẹ nhàng và lau mô hoại tử.
Các can thiệp khác cho vết loét ép nặng
Các can thiệp khác có thể sử dụng kèm bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Cảm giác đau là triệu chứng mà những bệnh nhân loét ép phải chịu đựng hàng ngày. Điều này ảnh hưởng đến tâm lý của bệnh nhân rất nhiều. Các bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc naproxen để cải thiện ngay cảm giác cho bệnh nhân.
- Thuốc kháng sinh. Các vết loét ép bị nhiễm trùng, bội nhiễm không đáp ứng với các can thiệp khác có thể được kê sử dụng kháng sinh tại chỗ hoặc uống.
- Bổ sung chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Dinh dưỡng tốt thúc đẩy các mô da nhanh tái tạo, quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn. Hệ miễn dịch tại vùng loét ép được tăng cường chống vi sinh vật.
Phẫu thuật
Một vết loét ép lớn không thể chữa lành có thể phải xử lý bằng phẫu thuật. Sử dụng một miếng đệm của cơ, da hoặc mô khác của bệnh nhân che vết loét ép đã phát triển quá rộng. Phương pháp này khá đắt đỏ và hiệu quả còn cần được nghiên cứu nhiều hơn.
2. Dung dịch sát khuẩn Dizigone, giải pháp chăm sóc vết loét ép tiện lợi
Dung dịch sát khuẩn là một khâu quan trọng trong chăm sóc vết loét ép. Vết loét cần được đảm bảo sạch sẽ và không bị tấn công bởi vi sinh vật gây hại. Loại bỏ những tế bào hoại tử ra khỏi vùng tổn thương một cách nhanh chóng, tiện lợi và không đau xót.
Dung dịch Dizigone diệt khuẩn nhanh mạnh ngừa bội nhiễm vết loét ép
Dung dịch Dizigone với công nghệ kháng khuẩn ion giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trên vết loét ép cũng như vùng da xung quanh vết loét. Các chất có tính oxy hóa cao chứa trong Dizigone như HClO, ClO*, ClO-,… tiêu diệt vi sinh vật nhanh chóng với hiệu lực cao. Phổ tác dụng vô cùng rộng khiến Dizigone là một dung dịch sát khuẩn hàng đầu ngăn ngừa viêm bội nhiễm vết loét ép.
Hiệu quả xử lý loét nằm liệt bằng Dizigone
Bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau xót khi sử dụng Dizigone cho vết loét ép .
- Với pH trung tính, Dizigone đảm bảo cảm giác sử dụng mát mẻ dễ chịu cho người sử dụng. Việc lau rửa hàng ngày sẽ không còn là cực hình đối với người nhà bệnh nhân và chính những người đang chịu đau với vết loét ép.
- Vết loét sẽ lành rất nhanh khi sử dụng Dizigone. Với cơ chế kháng khuẩn ion tương tự hệ miễn dịch tự nhiên của đại thực bào. Dizigone không chứa chất hóa học độc hại. Khi trở về trạng thái là dung dịch muối loãng sau khi tiêu diệt vi sinh vật, Dizigone đảm bảo an toàn cho da và không gây độc cho tế bào hạt, mô da tái tạo mới hình thành. Quá trình lành da hoàn toàn nhanh chóng không bị cản trở.
- Dung dịch Dizigone là sản phẩm được các chuyên gia da liễu khuyên dùng, với đầy đủ bằng chứng khoa học chứng minh khả năng diệt khuẩn mạnh. Thử nghiệm QUATEST 1 – Bộ khoa học công nghệ chứng minh Dizigone có khả năng diệt 100% vi khuẩn chỉ trong vòng 30 giây.
Đọc thêm bài viết Ba cách dự phòng loét ép dành cho bệnh nhân liệt để hiểu hơn cách dự phòng loét ép.
3. Vì sao loét ép rất khó để chăm sóc
- Chăm sóc loét ép là một trong những công việc vất vả của người nhà bệnh nhân. Vết loét dễ hình thành. Khi hình thành lại khó lành. Dịch tiết ra từ vết loét rất hôi và khó chịu.
- Nói loét ép rất khó chăm sóc là có nguyên do rất rõ ràng. Người có nguy cơ mắc loét ép cao thường không thể tự mình di chuyển. Ngay cả việc thay đổi vị trí nằm hoặc ngồi, tự họ cũng không thể làm được. Vết loét ép khi hình thành, lại tiếp tục bì tì đè càng trở nên trầm trọng.
- Vết loét ép thường ở những vị trí có xương nhô ra. Như vị trí bả vai, xương hông, xương cụt, đầu gối, mắt cá chân. Đây là những nơi khó chăm sóc, dễ bị tì đè.
- Một số lý do khiến vết loét ép càng trầm trọng
Người mắc không cảm nhận được cảm giác đau:
- Một số bệnh nhân không còn khả năng cảm nhận đau. Có thể kể đến như chấn thương tủy sống, rối loạn thần kinh ngoại biên, hôn mê, sống thực vật cùng các tình trạng khác. Khi họ không cảm nhận được đau, họ không thể phát hiện được những vết loét ép mình đang mang. Chính vì vậy, vết loét càng trở nặng mà không được xử lý, chữa trị kịp thời.
Người bệnh dù cảm thấy đau nhưng không thể tự mình di chuyển vị trí:
- Người liệt, người có sức khỏe kém, gặp chấn thương cột sống vẫn cảm nhận được đau. Nhưng vấn đề họ gặp phải chính là không thể di chuyển được. Người nhà sẽ không ở nhà 24/24 với họ. Những lúc nằm quá lâu mà không thể xoay người, vết loét ép dễ được hình thành.
Vị trí loét ép thiếu chất dinh dưỡng để tái tạo:
- vết loét muốn mau lành, cần được cung cấp đủ dinh dưỡng cho quá trình tái tạo. Nhưng vị trí loét ép thường bị các mô khác tì đè, dòng máu nuôi dưỡng không thể tiếp cận. Dòng máu không đến đồng nghĩa không có hệ miễn dịch bảo vệ vùng bị loét khỏi tác nhân vi sinh vật. Quá trình lành vết loét chậm chạp tốn nhiều thời gian
Dịch rỉ viêm tại vùng loét thu hút sự xâm nhập vi khuẩn, virus
- Đây là lý do tại sao vết loét ép có tỷ lệ bội nhiễm rất nhiều. Dịch rỉ viêm tiết ra do tăng tính thấm thành mạch thu hút sự bám dính của vi sinh vật có hại. Như một môi trường phát triển thuận lợi cho những vi sinh vật yếm khí phát triển. Vùng loét càng trở nên sâu và hoại tử nhiều hơn. Để càng lâu, nguy cơ nhiễm trùng máu càng cao.