Do tình trạng bệnh lý mà nhiều người già phải nằm lâu ngày, dẫn tới bị loét rất khó kiểm soát và hay tái phát. Vì vậy, chăm sóc đúng cách những vết loét này là điều vô cùng quan trọng.
Hình ảnh vết loét ở người già
1.Tại sao người già nằm lâu bị loét
Do tình trạng bệnh lý hay chấn thương, những người già phải nằm bất động tại giường có nguy cơ bị loét. Nguyên nhân là do nằm lâu, những phần da bị tỳ đè lâu dẫn tới thiếu oxy và dinh dưỡng tại mô dẫn đến loét, hoại tử. Những vùng bị loét tỳ đè thường là những vùng có xương như xương cụt, xương hông, xương mắt cá chân.
Ngồi hay nằm quá lâu tại một vị trí cũng là nguyên nhân gây loét. Nếu da trở lên mỏng, khô hay yếu do bệnh lý, loét tỳ đè gần như là có thể xảy ra ở người già.
Người cao tuổi nằm lâu làm tăng nguy cơ loét
Người cao tuổi là những người có nguy cơ cao nhất bị loét, đặc biệt là những người sa sút trí tuệ, do các nguyên nhân sau.
- Những người này gặp khó khăn trong di chuyển nếu không có sự hỗ trợ từ người khác.
- Vấn đề giao tiếp: họ gặp vấn đề giao tiếp khi muốn nói với người khác là họ bị đau và muốn di chuyển.
- Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn khiến da bị yếu và tăng nguy cơ bị loét.
- Bệnh mắc kèm như đái tháo tháo đường hay các vấn đề về mạch máu cũng tăng nguy cơ loét.
- Việc dùng thuốc: một số thuốc gây buồn ngủ và khô da cũng làm da yếu đi, tăng khả năng loét.
2.Cách chăm sóc vết loét ở người già nằm lâu
Đối với người già nằm lâu bị loét, cần có cách chăm sóc hợp lý để vết loét mau lành và không để lại biến chứng. Chăm sóc vết loét ở người già một cách hợp lý có 4 bước chính sau đây
Bước 1: Làm sạch vết loét, loại bỏ dị vật, mô hoại tử
Áp dụng với các vết loét bị dính bẩn, có nhiều mảnh da chết, vảy hoại tử, dịch rỉ viêm… che phủ lên bề mặt da.
Cách làm
- Dùng một chiếc nhíp sạch, đã được sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn để gắp bỏ các mảnh vụn hoại tử.
- Rửa hoặc lau vết loét bằng nước muối sinh lý (lưu ý luôn sử dụng gạc sạch, vô trùng).
- Nếu loét quá nặng, phần hoại tử sâu vào tổ chức thì cần can thiệp y tế để cắt bỏ. Lúc này, nên đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được xử lý và chăm sóc loét an toàn.
Bước 2: Làm sạch vết loét bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng cho vết loét
Chăm sóc vết loét bằng dung dịch sát khuẩn
Dung dịch kháng khuẩn giúp vết thương sạch khuẩn nhờ khả năng tiêu diệt mầm bệnh (vi khuẩn, nấm, bào tử…).
Cách làm.
- Xịt hoặc bơm rửa dung dịch sát khuẩn phù hợp trực tiếp vào vết loét. Đảm bảo dung dịch tiếp xúc trên bề mặt da của vết loét tối thiểu 30 giây.
- Khi vết loét đã khô bề mặt có thể sử dụng gạc sạch tẩm dung dịch sát khuẩn để lau vết loét.
- Có thể rửa vết thương, vết loét với dung dịch sát khuẩn phù hợp nhiều lần trong ngày (5-7 lần với trường hợp vết loét mưng mủ, còn nhiều dịch rỉ viêm; giảm xuống 3-4 lần trong trường hợp vết loét đã khô hơn)
Bước 3: Dùng kem chăm sóc vết loét ở người già
Áp dụng khi các vết loét đã khô, không còn chảy dịch: Kem chăm sóc vết loét giúp kéo dài thời gian và hiệu lực kháng khuẩn, tạo môi trường ẩm thích hợp, kích thích tái tạo da và lành loét nhanh chóng.
Cách làm.
- Dùng một lượng vừa đủ kem phủ lên bề mặt vết thương, vết loét sau khi đã được làm sạch, kháng khuẩn với dung dịch sát khuẩn.
- Thoa kem 3-4 lần ngày để đạt hiệu quả tối đa.
Bước 4: Băng vết loét
- Sử dụng băng gạc sạch, vô khuẩn (hoặc các loại băng gạc chuyên dụng cho vết loét) để che kín vết loét, ngăn cản di vật, vi khuẩn xâm nhập và che chắn vết loét khỏi ma sát với quần áo, chăn đệm.
- Lưu ý tránh băng quá chặt: gây đau tức, khó chịu và tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển.
- Thay bằng 2-3 lần/ngày.
Băng bó vết loét bằng gạc sạch
3.Dung dịch sát trùng vết loét Dizigone
Ở bước 2 và bước 3, chúng ta cần lựa chọn các dung dịch sát khuẩn cũng như kem dưỡng.phù hợp để vết loét được sát khuẩn và dưỡng ẩm hợp lý. Bộ sản phẩm Dizigone có cả dung dịch sát khuẩn Dizigone và Kem.Dizigone Nano Bạc là bộ sản phẩm được tin tưởng dùng cho sát khuẩn vết loét ở người già. Ngoài khả năng diệt khuẩn vượt trội, không ảnh hưởng đến khả năng.làm lành vết loét, bộ sản phẩm còn rất lành tính và an toàn khi sử dụng lâu. Hiệu quả và an toàn của Dizigone đã được chứng minh, tham khảo tại đây.
Kem Dizigone Nano Bạc sử dụng công nghệ nano, vừa giúp sát khuẩn vết loét,.vừa duy trì độ ẩm thích hợp giúp vết thương mau lành ở người già. Do đó, Kem Dizigone Nano Bạc giúp làm giảm đáng kể tái phát.và biến chứng của loét trên người già. Để ngăn ngừa vết loét một cách triệt để, các bạn có thể tham khảo các cách sau.
Dizigone giúp vết loét hồi phục nhanh chóng
4.Cách ngăn ngừa loét da ở người già nằm lâu
Hạn chế nằm nhiều trên giường, thay vào đó có thể ngồi ghế hoặc ngồi trên xe lăn.
Đối với những người già không thể ngồi,.cố gắng thay đổi tư thế nằm ít nhất trong vòng hai giờ. Đối với người già có thể ngồi, khuyến khích họ ngồi trên ghế hoặc xe lăn một cách an toàn. Khuyến khích họ thường xuyên thay đổi tư thế ngồi trong vòng 15 đến 30 phút một. Có thể dùng thêm đệm để giảm áp lực khi ngồi hoặc nằm.
Nếu có thể, hỗ trợ người già đứng lên và tập đi lại ít nhất hai giờ mỗi ngày.
Hạn chế nằm một chỗ trên giường và tăng cường vận động để tránh loét
Vệ sinh thân thể sạch sẽ và tránh cọ xát da.
Ở người cao tuổi, da trở lên yếu hơn. Cọ sát da lâu ngày có thể tăng nguy cơ bị loét.
Đảm bảo quần áo và đồ dùng cho người già có chất liệu dễ chịu, không làm trầy xước da và làm da khó chịu. Đáng chú ý, những chất liệu cotton hay linen làm tăng cọ sát hơn những chất liệu tổng hợp. Nên chọn trang phục thoải mái, rộng rãi cho người cao tuổi.
Cố gắng tập thể dục nhẹ nhàng nếu có thể. Có thể tập vận động nhẹ khi ngồi trên ghế.
Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức khỏe cho người già.
Cung cấp đủ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Đảm bảo không khí thoáng mát, tránh nóng để hạn chế mồ hôi.
Trên đây là những lưu ý để có thể chăm sóc tốt vết loét ở người cao tuổi. Nếu cần thêm thông tin chi tiết, gọi ngay HOTLINE 19009482 để được tư vấn bởi chuyên gia.
Cẩm nang chăm sóc bệnh nhân bị loét tì đè do nằm liệt lâu ngày: