Loét tì đè, đôi khi được gọi là loét tư thế nằm, gây ra khi lưu lượng máu mao mạch đến da và mô dưới da bị trở ngại. Những vết loét này ban đầu là do áp lực phân phối không bằng nhau trên những vùng bị đè. Do lưu lượng máu giảm, việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho da và các mô bên dưới bị suy yếu. Các tế bào bị chết, phân hủy và hình thành vết loét. Trong quá trình chữa cho bệnh nhân, có những yếu tố làm tăng nguy cơ loét cần phải tìm hiểu và hạn chế tối đa giúp tình trạng loét không tiến triển trầm trọng thêm.
Giảm áp lực lên vị trí loét đối với bệnh nhân nằm liệt
- Khi được phân bố không đều, áp lực có thể trở nên lớn hơn áp lực bình thường ở mao mạch (32 mmHg). Áp lực càng lớn, và thời gian càng lâu thì tình trạng loét tì sẽ càng tiến triển. Bất kì vật cứng (như giường, ghế) đều tạo áp lực lên da. Khi người bệnh nằm hay ngồi, trọng lực tăng lên trên các vùng xương nhô ra.
- Bình thường, một người dịch chuyển trọng lượng cơ thể một cách vô ý thức để ngăn ngừa sự tắc nghẽn của mao mạch do áp lực bị tăng. Mọi người đều bị tê hay cảm giác bị châm chích ở một vùng mà lưu lượng máu đến bị ngăn cản do tì đè.
- Tuy nhiên, những người mà không có cảm giác, sự đè nén bị tăng, hay không thể tự xoay trở (người bệnh liệt nửa người hay hôn mê) có nguy cơ cao dẫn đến loét tì.
Xem thêm bài viết thuốc bôi loét cho người liệt
Tình trạng của bệnh nhân nằm liệt
- Khi người bệnh bị lơ mơ, hôn mê, hay sử dụng các loại thuốc làm thay đổi quá trình nhận thức bình thường, họ không thể tự xoay trở. Do vậy, cần phải được phòng ngừa loét. Những thay đổi về tình trạng tri giác cũng có thể góp phần làm tiêu tiểu không tự chủ, và thiếu khả năng tự chăm sóc, điều này càng làm tăng nguy cơ hình thành loét.
Cọ xát, trầy xước tăng nguy cơ gây loét
- Cọ xát, trầy xước xảy ra khi hai bề mặt cọ vào nhau. Khi da cọ xát vào một bề mặt cứng, có thể. gây một vết trầy xước nhỏ, làm tăng khả năng hình thành loét.
- Do đó, bệnh nhân cần được nằm các loại đệm phù hợp. Thường xuyên thay đổi tư thế nằm.Tránh áp lực quá lâu lên 1 vị trí
Dinh dưỡng và chuyển hóa
- Tình trạng dinh dưỡng bị suy giảm làm tăng nguy cơ tiến triển loét tì. Ở những người bệnh mà tình trạng dinh dưỡng bị suy yếu, và các mao mạch. trở nên dễ vỡ và khi chúng vỡ thì lưu lượng máu đến da có thể bị suy giảm.
- Những người bệnh bị suy dinh dưỡng protein huyết tương bị giảm, và chức năng miễn dịch cũng bị giảm. Việc mất mô và khối cơ dưới da có thể tác động đến lớp. bảo vệ giữa da và xương, làm tăng nguy cơ hình thành vết loét.
Xem thêm bài viết chăm sóc loét tỳ đè hiệu quả
Môi trường ẩm ướt làm tăng nguy cơ loét
- Môi trường ẩm ướt làm tăng sự phát triển các mầm bệnh như nấm, vi khuẩn, làm tăng nguy cơ loét do nhiễm khuẩn. Môi trường ẩm ướt có thể do nhiều nguyên nhân như:.Tiểu tiện không tự chủ có thể làm người bệnh nằm trên nước tiểu hay phân,. sự toát mồ hôi hay không lau khô sau tắm rửa, vệ sinh. Đặc biệt, với người nằm liệt, vùng da tì đè có nhiều nếp gấp, là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển trên nền môi trường ẩm.
- Để hạn chế tình trạng loét tì ở bệnh nhân liệt nằm lâu, điều. quan trọng nhất là cần vệ sinh cơ thể cho bệnh nhân sạch sẽ. Bệnh nhân cần được lau rửa thường xuyên mỗi ngày. Đặc biệt là những vị trí loét và có khả năng loét cần được lau bằng dung dịch khử khuẩn chuyên biệt cho người nằm liệt như Dizigone. Ưu điểm của Dizigone so với các sản phẩm kháng khuẩn khác là có phổ kháng khuẩn rộng bao trùm cả nấm, vi khuẩn, hiệu quả kháng khuẩn vượt trội và nhanh chóng chỉ sau 30 giây, đồng thời rất an toàn và lành tính, không tổn thương da, tế bào, không gây kích ứng cho da.
Loét nằm liệt lành nhanh sau 3-5 ngày sử dụng Dizigone
Để dự phòng loét nằm liệt, lau rửa cơ thể hằng ngày cho người bệnh bằng Dizigone 1-2 lần/ngày. Dizigone cũng giúp khử mùi cơ thể rất tốt cho người nằm lâu. Dizigone không màu nên rất sạch sẽ khi sử dụng.
Để được tư vấn thêm về chăm sóc cho bệnh nhân nằm liệt, liên hệ ngay với Dược sĩ đại học bằng hotline 1900 9482.
Cẩm nang chăm sóc bệnh nhân loét tì đè do nằm liệt lâu ngày: