Mụn ở trẻ sơ sinh là một vấn đề thường gặp và có thể xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh ra. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ sơ sinh bị nổi mụn.
Mục lục
1. 8 loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh
Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ngay khi con mới chào đời và phổ biến nhất trong khoảng 2 – 4 tuần tuổi. Dưới đây là 8 loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh:
1.1. Mụn sữa (mụn kê, nang kê)
Mụn sữa hay dân gian còn gọi là mụn kê hoặc nang kê ở trẻ sơ sinh là tình trạng mà trẻ hay gặp phải ở vùng da mặt, cổ hay ngực.
Biểu hiện
Mụn sữa thường có màu trắng hoặc đỏ, kích thước rất nhỏ, lấm tấm thành từng đám trên da mặt, đặc biệt là vùng má, mũi, trán, cằm và da đầu. Một số trẻ cũng có thể mọc mụn sữa trên các bộ phận khác như ngực, cổ và những vùng khác.
Nguyên nhân gây nổi mụn sữa ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có một số giả thuyết cho rằng hormon từ mẹ hoặc trẻ có thể liên quan đến việc hình thành những nốt mụn này. Các nghiên cứu cũng chỉ ra một số nguyên nhân gây mụn sữa như:
- Sử dụng thuốc trong thai kỳ hoặc khi trẻ mắc bệnh ở tuổi sơ sinh.
- Dị ứng với thành phần đạm albumin trong sữa bột.
- Mẹ đang cho con bú thường xuyên ăn thực phẩm có tính nóng, khó tiêu
- Nếu cơ thể trẻ em quá nóng, dính nước bọt hoặc tiếp xúc với áo quần chất liệu thô ráp, cũng có nguy cơ bị nổi mụn sữa.
- Phì đại tuyến bã ở trẻ cũng có thể gây ra mụn sữa.
1.2. Rôm sảy
Tình trạng rôm sảy rất hay thường gặp ở trẻ khi thời tiết quá nóng bức. Tình trạng này thường sẽ tự hết thời tiết mát mẻ và khô thoáng hơn.
Biểu hiện
Rôm sảy là tình trạng da nổi mụn nước mẩn đỏ lớn như đầu kim, có hình tròn hoặc lấm tấm trên diện tích lớn. Những nốt rôm này thường xuất hiện trên đầu, cổ, ngực, lưng. Nơi rôm mọc dày thường có màu đỏ, gây ngứa và cảm giác nóng rát. Trẻ bị rôm sảy thường gãi ngứa khiến da bị tổn thương và viêm nhiễm. Có ba dạng rôm sảy ở trẻ nhỏ gồm:
- Rôm dạng tinh thể: Thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các tuyến mồ hôi. Loại rôm sảy này không gây viêm, thường xuất hiện khi trẻ bị sốt cao và để lại các vùng da bị bong sau khi bệnh khỏi.
- Rôm đỏ: Thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm.
- Rôm sâu: Xảy ra khi các tuyến mồ hôi bị tổn thương nặng nề, thường là kết quả của một trạng thái rôm đỏ kéo dài.
Nguyên gây ra rôm sảy ở trẻ sơ sinh
Có 4 nguyên nhân chính gây ra tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh:
- Do thời tiết nóng bức: tuyến mồ hôi trẻ chưa phát triển hoàn thiện, dẫn đến mồ hôi bị ứng động
- Do tuyến mồ hôi bít tắc: bụi bẩn và bã nhờn gây tắc nghẽn, làm cho da nổi nhiều nốt màu đỏ hồng.
- Mặc quần áo dày: gây bít tắc tuyến mồ hôi.
- Không vệ sinh da thường xuyên: sau khi hoạt động thể chất, chơi đùa, không vệ sinh da khuyến cho vi khuẩn sống trên da, mồ hôi và bã nhờn bít kín lỗ chân lông.
>>> Xem thêm: 7 điều mẹ cần biết về rôm sảy kết tinh
1.3. Mề đay
Nổi mề đay là một triệu chứng phổ biến của phản ứng dị ứng. Bệnh mề đay ở trẻ nhỏ thường phát triển trong vòng 2 giờ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
Biểu hiện
Khi trẻ bị nổi mề đay, thường có các dấu hiệu chung như sau:
- Phát ban trên da: Da nổi mụn li ti thành đám nhỏ, khi gãi các nốt mẩn sưng to lên đến vài cm, lan rộng và ngứa nhiều vào ban đêm.
- Ngứa: Trẻ thấy vô cùng ngứa ở vùng da bị mề đay do cơ chế miễn dịch phản ứng lại với tác nhân gây dị ứng. Tình trạng ngứa tăng lên khi trẻ gãi nhiều.
- Sốt, phù nhẹ: Dấu hiệu kèm theo khi trẻ dị ứng nặng.
- Mệt mỏi, biếng ăn: Trẻ mệt mỏi, ăn không ngon miệng và có thể bị rối loạn tiêu hoá.
- Quấy khóc, khó ngủ: Trẻ quấy khóc, khó ngủ.
Nguyên nhân gây ra mề đay ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra nổi mề đay ở trẻ sơ sinh:
- Nhiễm trùng: Nổi mề đay có thể do nhiễm vi rút đường hô hấp (như cảm lạnh), virus khác, nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm họng liên cầu khuẩn. Những nốt mề đay do nhiễm trùng thường kéo dài từ 1-2 tuần.
- Thực phẩm và đồ uống: Các thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, đậu phộng, hạt cây (như óc chó, hồ đào, hạnh nhân), lúa mì, đậu nành, cá, động vật có vỏ, chất phụ gia và chất bảo quản thực phẩm có thể là nguyên nhân gây nổi mề đay ở trẻ. Đôi khi, chỉ cần tiếp xúc với các loại thực phẩm như nước ép dâu tây cũng có thể làm bé bị nổi mề đay trên da.
- Các loại thuốc: Thuốc sulfa, aspirin, penicillin, ibuprofen và các loại thuốc nhỏ mắt, tai, thuốc nhuận tràng hay thuốc không kê đơn khác có thể gây nổi mề đay ở trẻ nhỏ.
- Chất gây dị ứng: Lông động vật, nấm mốc, bụi và phấn hoa trong không khí có thể gây nổi mề đay khi trẻ tiếp xúc với chúng.
- Côn trùng cắn hoặc đốt: Bị côn trùng như ong hoặc kiến lửa cắn và đốt có thể gây nổi mề đay.
- Nhiệt độ môi trường: Bệnh nổi mề đay ở trẻ nhỏ có thể xảy ra khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột, hoặc môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.
1.4. Viêm da thể tạng
Bệnh viêm da thể tạng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh từ 3-6 tháng tuổi, khi hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của bé chưa ổn định. Bệnh kéo dài đến khoảng 2-3 tuổi và sau đó dần giảm, ổn định hơn khi trẻ lên 4-5 tuổi.
Biểu hiện
- Triệu chứng chính của bệnh là sự xuất hiện các vệt hồng ban màu đỏ trên vùng da mặt như trán, má và cằm, gây ngứa ngáy.
- Trong giai đoạn cấp tính, da có mụn nước, chảy dịch, hình thành mảng và bong tróc thành dạng vảy.
- Nếu bé bị viêm da thể tạng và có tình trạng bội nhiễm, vùng da bị viêm có thể bị nhiễm trùng, xuất hiện mủ, tổn thương và loét.
Nguyên nhân gây ra viêm da thể tạng ở trẻ sơ sinh
- Do yếu tố cơ địa và di truyền: Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị viêm da thể tạng, viêm da thể tạng dị ứng, hoặc hen suyễn, tỷ lệ mắc bệnh ở con cái là 60%. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh, tỷ lệ mắc bệnh ở con cái có thể lên đến 80%.
- Các tác nhân kích thích từ bên trong bao gồm: viêm mũi xoang, viêm tai xương chũm, viêm đại tràng,… cũng có thể gây bệnh viêm da thể tạng.
- Do các dị ứng từ nguồn gốc khác: Các loại thuốc gây phản ứng như thuốc tê, sulfamid, chlorocid, penicillin, streptomycin, thủy ngân, lưu huỳnh. Các loại hóa chất gây kích ứng da như thuốc nhuộm, cao su, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, xà phòng,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm da thể tạng, viêm da tiếp xúc.
- Môi trường sống ô nhiễm như khói bụi, độ ẩm, len dạ, lông chó mèo, đệm, đồ thảm cũng làm cho bệnh nặng hơn. Các sản phẩm vi sinh có cơ chế dị ứng như vi khuẩn, nấm, siêu vi,…
1.5. Chàm sữa
Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ từ 2 tháng tuổi, phổ biến trên mặt, hai bên má và có thể lan rộng đến các phần khác của cơ thể như tay và chân.
Biểu hiện
Ban đầu, chàm sữa xuất hiện dưới dạng các nốt mẩn đỏ, sau đó biến thành những mụn nước nhỏ, màu đỏ, gây nứt da và chảy nước, hình thành vảy và cuối cùng bong tróc.
- Vùng da bị chàm sữa có cảm giác thô ráp, xuất hiện vảy nhỏ, da khô và căng. Các vùng da khô và đỏ thường xuất hiện trên mặt và các khu vực gập như cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, và mắt cá chân.
- Ngoài ra, trẻ có thể có các dấu hiệu dị ứng như hen suyễn hoặc viêm mũi.
- Chàm sữa gây khó chịu cho trẻ, khiến trẻ khóc, hay không chịu bú và không ngủ ngon.
- Vùng da ngứa khiến trẻ cảm thấy khó chịu và gãi liên tục, có thể gây nứt mụn nước và chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh tốt, vùng da tổn thương có thể bị nhiễm khuẩn, gây khó khăn trong quá trình điều trị và để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.
Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây chàm sữa trẻ em gồm hai yếu tố: cơ địa dị ứng và các chất gây dị ứng.
- Các chất gây dị ứng có thể bao gồm các thay đổi trong quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể, như lông thú cưng, khói bụi, nấm mốc, bụi, rối loạn tiêu hóa, thực phẩm (sữa, trứng…), cách cho trẻ bú, trẻ bị nhiễm khuẩn…
- Các yếu tố kích thích và làm cho chàm sữa trẻ em nặng thêm, bao gồm: thời tiết khô hanh, nóng ẩm; xà phòng tắm, giặt; thuốc tẩy, vải áo quần, khói thuốc lá…
- Bệnh thường xuất hiện ở trẻ có cơ địa dị ứng hoặc ở cha mẹ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng thời tiết,..
>>> Xem thêm: [Giải đáp] Chàm sữa có nguy hiểm không?
1.6. Ban đỏ nhiễm độc
Tình trạng ban đỏ nhiễm độc là loại bệnh lý về da liễu, không lây lan hay ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Trong một thời gian ngắn, các nốt ban đỏ sẽ tự động biến mất mà không cần sử dụng thuốc.
Biểu hiện
Dựa vào các triệu chứng dưới đây, các bậc phụ huynh có thể nghi ngờ tình trạng ban đỏ nhiễm độc ở con em mình:
- Các dấu hiệu của bệnh thường xuất hiện trong khoảng từ 2 ngày đến 1 tuần sau khi trẻ chào đời.
- Trẻ mới sinh xuất hiện các đốm nhỏ li ti chủ yếu trên mặt và cơ thể. Đôi khi, ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh có thể xuất hiện trên chân, tay…
- Có trường hợp ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh gây ra các mảng da chứa mụn mủ hoặc các nốt mụn nhỏ có mủ. Kích thước và vị trí của các mụn này có thể khác nhau.
Nguyên nhân gây ra ban đỏ nhiễm độc
Khoảng 40 -50% trẻ em mắc bệnh này. Hiện các nhà khoa học chưa biết chính xác nguyên nhân gây ban đỏ nhiễm độc ở trẻ em. Trẻ sinh vào mùa hè, mùa thu có nguy cơ mắc ban đỏ nhiễm độc cao hơn.
1.7. Mụn mủ vùng đầu trẻ sơ sinh
Biểu hiện
Mụn mủ vùng đầu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vào khoảng 3 tuần tuổi. Tình trạng tổn thương da bao gồm các mụn mủ, sẩn viêm, không có nhân mụn, chủ yếu xuất hiện trên mặt, đặc biệt là ở má và có thể mọc trên đầu. Bệnh nhẹ, tự khỏi trong vòng 4 tháng mà không để lại sẹo. Bệnh không tăng nguy cơ xuất hiện mụn trứng cá khi trẻ bước vào tuổi vị thành niên.
Nguyên nhân gây ra mụn mủ vùng đầu trẻ sơ sinh
Mụn mủ vùng đầu ở trẻ sơ sinh (Neonatal cephalic pustulosis) là một tình trạng phổ biến xuất hiện ở khoảng 20% trẻ sơ sinh và không có tính chất di truyền. Nguyên nhân có thể do phản ứng viêm của da với nấm Malassezia.
1.8. Mụn hăm
Mụn hăm là tình trạng da ở của bé vùng tã lót bị viêm kèm mụn. Nếu không điều trị kịp thời, các vết mụn có thể hình thành mủ và vỡ loét gây đau cho bé.
Biểu hiện
Hăm tã nổi mụn có những biểu hiện sau đây mẹ có thể quan sát trên da bé:
- Vùng da bị hăm như mông, bẹn, háng… sẽ có màu đỏ ứng và xuất hiện những mụn nhỏ li ti. Sau đó, những mụn này sẽ lan rộng và trở nên dày hơn.
- Sau khoảng 2-3 ngày, những mụn nhỏ li ti sẽ phát triển thành mụn nước.
- Các mụn nước sẽ tiếp tục phát triển to hơn và có thể vỡ ra, gây ra lở loét, sưng viêm và lây lan sang vùng da khác.
Nguyên nhân gây ra mụn hăm ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị hăm nổi mụn:
- Phân và nước tiểu gây kích ứng da bé: Khi tiếp xúc với nước tiểu, vi khuẩn trên da có thể phân hủy thành các chất có hại như amoniac, gây kích ứng da bé. Phân cũng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây tổn thương da bé dẫn đến hăm.
- Thời tiết nắng nóng cũng có thể gây ra tình trạng hăm nổi mụn. Bé thường đổ mồ hôi và đi tiểu nhiều trong thời tiết này, làm cho vùng da mặc tã luôn ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây hăm tã nổi mụn.
- Tã chật: Quần áo hay tã chật gây bí hơi và không thông thoáng, làm da bé không được thoải mái và dễ dẫn đến hăm tã nổi mụn.
- Thành phần trong tã bỉm: Trong bỉm có chứa các thành phần hoá học, chất tẩy rửa, chất làm trắng, chất tạo mùi có thể gây tình trạng hăm tã ở trẻ.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Khi bé chuyển sang chế độ ăn mới, thức ăn đặc hơn, hay chuyển từ việc bú mẹ sang ăn dặm, có thể thay đổi kết cấu của phân và tần suất đi ngoài, dễ dẫn đến hăm tã. Chế độ ăn uống của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng bị hăm tã của con trong trường hợp bé vẫn đang ăn sữa mẹ.
>>> Xem thêm: 10+ cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh từ dân gian tới hiện đại
2. Mụn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Đây là một câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi nhìn thấy những nốt mụn xuất hiện trên da của bé. Đáng mừng là trong hầu hết các trường hợp, mụn ở trẻ sơ sinh không đáng lo ngại và không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Thực tế, mụn ở trẻ sơ sinh thường là những dạng mụn thông thường và không gây khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tình trạng mụn cải thiện sau vài tuần và hoàn toàn biến mất trong vài tháng đầu đời của bé.
Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện mụn ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện không bình thường như mụn nước, mụn mủ, viêm nhiễm hoặc tổn thương da, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng da của bé và đưa ra đúng hướng điều trị hoặc các biện pháp chăm sóc phù hợp.
3. Cách xử trí mụn ở trẻ sơ sinh hiệu quả – an toàn
Mụn ở trẻ sơ sinh nếu không được xử lý đúng cách sẽ là môi trường phát triển lý tưởng của vi khuẩn, nặng có thể gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết. Do đó, sát khuẩn da mụn luôn được đặt lên hàng đầu khi xử lý mụn ở trẻ sơ sinh.
Các bước chăm sóc da trẻ sơ sinh bị mụn:
– Bước 1: Sát khuẩn da bằng dung dịch kháng khuẩn Dizigone. Dung dịch kháng khuẩn Digizone được xử lý bằng công nghệ EMWE tạo ra sản phẩm có thể tiêu diệt được vi khuẩn nhanh chóng:
- Phổ tác dụng rộng, tiêu diệt 99.99% vi sinh vật gây bệnh.
- Hiệu quả nhanh chóng, chỉ sau 30 giây.
- An toàn cho da và niêm mạc của bé, không gây khô và kích thích.
- Không gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài.
– Bước 2: Phục hồi da sau mụn bằng kem dưỡng bằng cách làm sạch, thấm khô vùng da cần chăm sóc và bôi một lớp mỏng kem Digizone Baby. Thực hiện ngày 3-4 lần để cải thiện vùng da bị mụn:
- Thành phần chứa yến mạch và hoa cúc, có tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp làm dịu viêm, kích ứng da bé.
- Vitamin E trong sản phẩm dưỡng ẩm, tái tạo và bảo vệ da khỏi tác động môi trường.
- Kem Dizigone Baby nhẹ, dễ thoa và thẩm thấu nhanh, không gây nhờn dính. Không chứa paraben, triethanolamin, methylisothiazolinone.
– Bước 3: Thay đổi quần áo có vải mềm, thoáng khí, sử dụng cho bé bỉm tã chất lượng.
– Bước 4: Thay đổi chế độ ăn của mẹ, hạn chế thực phẩm nóng, khó tiêu.
– Bước 5: Cách ly trẻ khỏi tác nhân gây dị ứng.
Với những thông tin trên, hy vọng rằng cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc và điều trị tốt nhất cho trẻ sơ sinh bị mụn.
>>> Xem thêm: Dizigone Baby: Bộ sản phẩm chăm sóc và bảo vệ da bé toàn diện
4. Sai lầm cần tránh khi chăm sóc da bé bị mụn
Sau đây là những sai lầm cần tránh khi chăm sóc da cho trẻ sơ sinh bị mụn:
- Hạn chế tắm cho trẻ sơ sinh: Tránh kiêng tắm trẻ khi trời quá lạnh hoặc khi bé đang ốm. Việc này chỉ làm tăng khả năng vi khuẩn “cư trú” trên da bé, gây kích ứng và có thể dẫn đến rôm sảy, khô da, viêm da,…
- Cho trẻ nằm than: Không cần nằm than để giữ ấm cho mẹ và bé. Có những phương pháp giữ ấm hiện đại, an toàn hơn. Đốt than có thể gây mất ẩm trên da bé và chứa các chất độc như CO (cacbon monoxit) và CO2 (cacbon đioxit), có thể gây ngộ độc cho mẹ và bé.
- Sử dụng phấn rôm: Không nên sử dụng phấn rôm để chống hăm da ở trẻ sơ sinh, vì phấn rôm có thể kích hoạt bệnh hen suyễn và các vấn đề liên quan khác ở trẻ sơ sinh. Sử dụng sữa dưỡng thể làm cách chăm sóc da an toàn và hiệu quả hơn để chống hăm.
- Chọn sản phẩm tắm không phù hợp: Nên lựa chọn sữa tắm gội phù hợp cho trẻ sơ sinh. Không sử dụng sản phẩm tắm người lớn cho bé, vì chúng có chứa nhiều chất tẩy, hương liệu, xà phòng,… gây mất ẩm da của bé, có thể gây viêm da, ngứa, khô da,…
- Không dưỡng ẩm cho da bé: Da trẻ sơ sinh rất cần dưỡng ẩm. Thực tế, da bé rất dễ mất nước hơn da người lớn và cần được cung cấp đủ độ ẩm. Nếu không cung cấp đủ nước cho da, bé có thể bị khô da và mắc bệnh viêm da.
- Sử dụng các loại thuốc trị mụn mà không có sự chỉ định hoặc hướng dẫn từ bác sĩ.
- Lau chùi quá mạnh, cọ xát hoặc tác động mạnh lên mụn. Điều này có thể gây kích ứng da, làm mụn trở nên nghiêm trọng và dễ lan rộng hơn.
- Xoa các loại lotion chứa dầu lên vùng da bị mụn của trẻ. Việc sử dụng kem xoa da đòi hỏi hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Lấy nước bọt hoặc sử dụng nước muối loãng để rửa vùng da bị mụn. Đây là một sai lầm thường gặp khi trẻ có mụn. Hành động này có thể làm da đỏ, gây kích ứng và tăng cường tình trạng mụn khi tiếp xúc với nước bọt, nước muối hoặc sữa mẹ.
Trên đây là những thông tin về các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh cũng như một số lưu ý quan trọng khi chăm sóc da cho trẻ. Hy vọng rằng các bà mẹ đã có thêm kiến thức hữu ích để bảo vệ da cho trẻ sơ sinh. Nếu tình trạng mụn kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, nên đưa trẻ đến bệnh viện da liễu để được tư vấn và điều trị tốt nhất.